Tiểu sử nhà văn danh y Lê Hữu Trác
Nhà văn danh y Lê Hữu Trác hiệu Lãn Ông (hay Hải Thượng Lãn Ông). Quê gốc: làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương, nay là huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên (quê cha). Ông sống nhiều năm cuối đời ở xóm Bàu Thượng, làng Tình Diễm, xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (quê mẹ). Ông còn có tên tục là Chiêu Bảy. Xuất thân từ gia đình khoa bảng, cha là Lê Hữu Mưu và chú là Lê Hữu Kiểu đều đậu Tiến sĩ, làm quan đến Thượng thư dưới triều Lê – Trịnh, thuở nhỏ, ông theo cha ra kinh đô Thăng Long học tập. Lúc cha mất, ông thôi học, làm quan một thời gian rồi về quê ngoại Hương Sơn nuôi mẹ. Nhân thời thế nhiễu nhương, Lê Hữu Trác chán ngán công danh, đứt đường khoa cử. Có lẽ ông lấy hiệu là Lãn Ông (ông già lười)để tỏ chí của mình. Tuy vậy, nhà nho họ Lê rất quan tâm đến đời sống nhân dân, nhất là dân nghèo lắm bệnh. Ly đó, ông đồn tài năng, tâm huyết vào việc học thuốc, sưu tầm nguồn nam dược, chữa bệnh và soạn sách Đông y. Ông dành ra 30 năm viết Lấn Ông y tập, cũng gọi là Hải Thượng y tông tâm lĩnh đồ sộ gồm 66 quyển, bộ sách gối đầu giường của ngành Đông y nước nhà. Đặc biệt với các tập Y âm án và Y chương án và những bài thơ về y lý, danh y Lê Hữu Trác nổi tiếng khắp nơi.
Tác phẩm của nhà văn danh y Lê Hữu Trác
Năm 1781, chúa Trịnh Sâm có chỉ triệu ông về kinh để chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Nhân chuyến lên kinh này, thầy thuốc kiêm nhà văn Lãn Ông đã để lại cho hậu thế kiệt tác Thượng kinh ký sự, (Ký sự lên kinh). Đây là quyển thứ 66 trong bộ Tim lĩnh kể trên, là một cuốn ký sự xen nhiều bài thơ ngâm vịnh, thù tạc, có giá trị văn học đặc sắc. Qua tác phẩm Thượng kinh ký sự, một số cảnh sinh hoạt tiêu biểu trên đất kinh kỳ vào thời Lê mạt hiện lên khá rõ. Nói một cách khác, nhà văn họ Lê đã phác họa chân thực bức tranh về xã hội thượng lưu ở đế đô Thăng Long trong thời suy vi, tần tạ.
Viết Thượng kinh ký sự, tác giả dành phần đầu vừa kể, vừa tả việc nhận chỉ truyền lệnh của chúa, việc lên đường từ quê nhà Hương Sơn ra thấu kinh đô, lúc dùng đường thủy, lúc lên đường bộ. Ký sự ghi cụ thể từng cảnh quan trên các chặng đường đầy cảm xúc… Và lúc được buông tha cho trở về “núi cũ”, ông ghi nhanh các chặng đường lớn, chủ yếu ông bộc lộ niềm hân hoan “chim sổ lồng, cá thoát lưới”. Lời kết của thiên ký sự súc tích có ý nghĩa như một “di chúc” về quan niệm sống đẹp. “Tôi nghĩ bụng : mình không đến nỗi bị thiên hạ chê cười, chỉ nhờ “không tham” đó thôi… Khiến con cháu ở đời biết tùy duyên, thủ phận, biết tri túc tri chỉ, lấy việc “không tham” làm vinh, xem đó làm gương”.
Phần làm nên nội dung chính của tác phẩm là phần Kể chuyện kinh đô. Đọc phần này, chúng ta hiểu ra rằng : tuy được lưu lại kinh gần một. năm trời, nhưng Lê Hữu Trác hoàn toàn bị ràng buộc, không được ra ngoài nửa bước, nếu chưa được phép của quan Chánh đường. Dù túc trực trong phủ chúa hay: được ở nhà riêng, ông luôn luôn ở tư thế sẵn sàng vào hầu bệnh chúa và thế tử… Do đó, ông không có điều kiện về các vùng. quê, kẻ chợ ven đô, để thâm nhập, quan sát dân tình và ghi chép.
Người và cảnh trong thiên ký sự là những tia hồi quang của một phần xã hội thượng lưu thời bấy giờ. Vào Trịnh phủ là một chương hết sức đặc sắc. Như chúng ta đã biết thơ văn đương thời đã nói về cung vua phủ chúa, nhưng chưa ở đâu bức tranh hiện lên tương đối toàn diện và sinh động như ở chương này. Trong nhiều chương khác, tác giả kể chuyện giao du với các bậc vương tôn quý thích, công hầu khanh tướng…thuộc tầng lớp thượng lưu ở đế đô. Hầu như thường xuyên Lê Hữu Trác tiếp xúc với giới này. Họ ít đàm luận về quốc gia trọng sự, về thế đạo nhân tâm, mà chủ yếu đến thăm danh sĩ “ở ẩn”, rồi xướng họa thơ văn. Trong số họ có cả một tiểu thư, vốn dòng thi thư. Đặc biệt, chỉ có riêng Đặng tiểu thư làm thơ xướng họa với Lê Lãn Ông. Ông dời chỗ ở nhiều lần, nhưng hễ đến đâu thì nơi ấy trở thành “Thị xã Lãn Ông”, bởi vì mỗi khi khách tới nhà, sau khi phân ngôi yên vị, đều có xướng họa thù tạc. Thơ xướng họa trong Thượng kinh ký sự chiếm một tỉ lệ đáng kể. Đây là một lối sinh hoạt của tao nhân mặc khách, ít nhiều chứng tỏ nền văn hóa tỉnh thần của đất thần kinh, luôn đặc sắc và hết sức phong phú. Rất tiếc, trong mỗi lần xướng họa, khách thường đón ý chủ, mà chủ thì lúc nào cũng chủ trương thoát vòng danh lợi, lánh dục, về trong, đăm đắm nhìn về “núi cũ” : “Ấy mảnh nguyệt Hương Sơn đó thật. Sao đêm đêm soi đất thần kinh ?”
Điểm xuyết trong Thượng kinh ký sự là một số nhận xét mang tính trào lộng về một số bệnh nhân mà danh y họ Lê đã từng bốc thuốc cho họ. Bên cạnh đó lại có những trang đầy cảm xúc về Tây Hồ trong một buổi chiều tà gợi thương gợi nhớ về một mối tình riêng thời thanh xuân của tác giả “Dẫu lìa ngó ý, còn vương tơ lòng”. Với thành công của Thượng kinh ký sự, danh y Lê Hữu Trác còn được hậu thế tôn vinh là một danh sĩ.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác