Amazon.com : Leather Journal Travel Diary, Handmade Vintage Writing Bound  Notebook for Men for Women Antique Soft Rustic Leather 5 x 7 - Quality  Unlined Paper Best Gift for Art Sketchbook Notes -

Giới thiệu nhà văn Đoàn Thị Điểm

Amazon.com : Leather Journal Travel Diary, Handmade Vintage Writing Bound Notebook for Men for Women Antique Soft Rustic Leather 5 x 7 - Quality Unlined Paper Best Gift for Art Sketchbook Notes -

Tiểu sử nhà văn Đoàn Thị Điểm (1705 -1748) 

       Đoàn Thị Điểm là nhà văn, nhà thơ, hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, nguyên họ Lê, đến đời cha mới đổi ra họ Đoàn. Quê gốc: làng Giai Phạm (sau đổi là Hiến Phạm) huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Cha là Đoàn Doãn Nghỉ, đậu Hương cống thời Lê. Thi hội không đậu, không ra làm quan, ông về làng mở trường dạy học và bốc thuốc. Anh ruột là Đoàn Doãn Luân, học giỏi, thi đậu Hương nguyên, không ra làm quan, nối nghiệp cha dạy học và bốc thuốc. Tuy là gái, Đoàn Thị Điểm cũng được theo đòi bút nghiên. Bà rất thông minh, hay chữ, sớm được người đời hâm mộ. Theo một số giai thoại: bà đã từng xướng họa với nhiều danh sĩ đương thời, trong đó Trạng Quỳnh (tương truyền là Nguyễn Quỳnh đậu Hương cống) đã từng bị thua cuộc ? Có người kể: có lần bà đã đối đáp, làm cho cả sứ Tàu bẽ mặt. Đôi câu đối rất hay còn lại, tương truyền là cuộc đối đáp giữa bà Điểm và ông anh là Luân :

Đối kính họa mi, nhất điểm phiên thành lưỡng điểm 

Làm trì ngoạn nguyệt, nhất luân chuyển tác song luân.

(Soi kính vẽ mày, một điểm chia thành hai điểm,

Đến ao xem trăng, một vừng chuyển nên hai vừng).

        Lên 16 tuổi, có sắc đẹp lại nổi tiếng văn tài, Thượng thư Lê Anh Tuấn đã nhận bà làm con nuôi, định tiến dâng bà vào phủ Chúa làm cung phi, nhung bà từ chối. Ít lâu sau, bà theo cha và anh đến làng Lạc Viên, huyện An Dương, nay thuộc TP Hải Phòng, dạy học và bốc thuốc.

         Năm 1729, bà 25 tuổi, cha mất, cả nhà dời về nơi dạy học mới của anh tại làng Vô Ngại, huyện Đường Hào (nay là Mỹ Hào), tỉnh Hưng Yên. Chẳng bao lâu, anh cũng mất. Sau khi đưa linh cữu anh về quê an táng, bà trở lại Vô Ngại thay anh dạy học và bốc thuốc, nuôi mẹ, nuôi chị dâu và các cháu nhỏ. Năm 1739 do dự cảm cảnh binh lửa sẽ đến với làng Vô Ngại, bà lại chuyển cư về làng Chương Dương, huyện Thường Tín, nay thuộc tỉnh Hà Tây, tiếp tục dạy học và bốc thuốc. Học trò của bà rất đông và có nhiều người thành đạt, trong số đó có cả Lê Quý Đôn hồi nhỏ và Đào Duy Doãn, sau đỗ Tiến sĩ, người Chương Dương.

       Về đời tư, mãi năm 37 tuổi (1742), bà mới gặp Tiến sĩ Nguyễn Kiều vừa được thăng Chánh sứ đi Yên Kinh triều cống. Hai bên ý hợp tâm đầu, lại thông cảm với hoàn cảnh góa bụa của ông, nên bà mới thuận kết hôn.

Đọc thêm  Giới thiệu tác phẩm Lâm Tuyền Kỳ Ngộ

       Lấy nhau chưa đầy tháng, ông Chánh sứ họ Nguyễn đã phải lên đường. Ba năm vò võ trông chồng, bà còn phải chăm sóc gia đình nhà chồng và gia đình mình. Vừa về nước, Nguyễn Kiều lại phải vào trấn Nghệ An nhậm chức Đốc đồng. Theo chồng vào Nghệ không được bao lâu thì bà cảm bệnh và mất ở tuổi 44.

Tác phẩm của nhà văn Đoàn Thị Điểm

         Về sự nghiệp văn chương: Bà để lại Truyền kỳ tân phả và bản dịch ra quốc âm Chinh phụ ngâm khúc.

         Truyền kỳ tân phả bằng văn xuôi chữ Hán gồm 6 truyện nhưng giữa các thư tịch còn có sự xuất nhập các truyện này. Lịch triều hiến chương loại chí cho biết 6 truyện đó là : Vân Cát thần nữ, An Ấp liệt nữ, Bích Câu kỳ ngộ, Hoàng Sơn tiên cục, Nghĩa khuyển khuất niên, Mai   phẩm của Đặng Trần Côn. Cuốn Truyện kỳ tân phả do NXB Lạc Thiện Đường ấn hành (1911) lại gồm có : Hải khẩu linh từ, Vân Cát thần nữ, An Ấp liệt nữ, Bích Câu kỳ ngộ, Long hổ đấu kỳTùng bách thuyết thoại.

           Phần lớn các truyện đều mang tính huyền thoại, hoang đường, nhưng truyện nào cũng có nguồn gốc trong các bản thần tích, thần phả, hay trong các truyền thuyết dân gian. Hải khẩu linh từ viết về cung phi Bích Châu thời Trần. An Ấp liệt nữ là truyện về tiết phụ họ Nguyễn thời Lê mạt. Vân Cát thần nữ, Bích Câu kỳ ngộ chủ yếu dựa vào tiên thoại. Tùng bách thuyết thoại mô phỏng mô típ Lưu Bình- Dương Lễ, một tình bạn hiếm có… Trong số các truyện trên thì An Ấp liệt nữ ít có màu sắc huyền thoại hơn. 

         Chúng ta đều biết : truyền kỳ là một thể loại truyện ký chữ Hán ra đời từ lâu trong văn học trung đại Trung Quốc và Việt Nam. Ở thể loại này, các tác giả thường mượn các yếu tố thần linh, ma quái để tái tạo và qua đó gửi gắm cái nhìn và thái độ đối với hiện thực của thời đại mình.

         Với Truyền kỳ tân phả, Hồng Hà nữ sĩ đã để cập và để cập rất sâu sắc đến người phụ nữ và vai trò nổi bật của họ trong đời sống gia đình và xã hội.

           Người ái phi của Trần Duệ Tông là Bích Châu, được nữ sĩ phác họa như một tấm gương sáng về người phụ nữ tài hoa, trí tuệ và rất mẫu mực. Được sủng ái, nàng thường khuyên nhà vua noi gương các bậc minh quân, để làm cho dân giàu nước mạnh, bốn phương thái bình. Khi biết tin nhà vua sắp cất quân Nam chinh, nàng hết lời can ngăn. Vua không nghe. Nàng bèn tình nguyện đi theo giúp sức và chính nàng đã liều mình cứu cả đoàn quân lâm nạn ! Về sau, nàng được bao phong Thần Chế Thắng và được lập miếu thờ, quanh năm hương khói. Sự tôn vinh ấy, càng làm chói sáng tài đức của cung phi Bích Châu (Hải khẩu linh lừ).

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Hồ Sĩ Đống

          Người tiết phụ ở thôn An Ấp lại tô đậm một khía cạnh khác của phẩm chất truyền thống người phụ nữ đất Việt. Tiểu thư là ái thiếp của quan Hàn lâm Đinh Hoàn, đẹp người, tốt nết, có tài nữ công, lại sành thơ văn. Hai vợ chồng rất tương đắc. Nàng thường khuyên chồng luôn cần mẫn với việc dân việc nước. Khi Đinh Thị lang được mệnh vua đi sứ Yên Kinh, tỏ ý bịn rịn, nàng nén lòng thương cảm, khích lệ chồng, gắng làm tròn sứ mệnh. Nhưng Định sứ quân lâm bệnh và mất khi vừa đến Yên Kinh.Nàng cảm thương vô hạn, gắng đợi lễ tiểu tường (ngày giỗ đầu). Sau đó, nàng xé chiếc áo do chồng tặng, thắt cổ tự tận. Biết tin, triều đình hạ chiếu bao phong Trinh liệt phu nhân và cho lập đền thờ. Đinh phu nhân đã nêu cao phẩm chất của người phụ nữ về tài đức và lòng chung thủy sắt son (An Ấp liệt nữ)

        Không giống hai thiên truyện trên,Vân Cát thần nữ và Bích Câu kỳ ngộ đậm màu sắc kỳ ảo, rất phù hợp với thể loại truyền kỳ. Cả hai truyện đều đề cập đến một khát vọng nhân bản bức xúc, cháy bỏng là tình yêu lứa đôi, là cuộc sống ái ân trần tục. Chúa Liễu Hạnh và tiên Giáng Kiều, hai giai nhân tài sắc dường như chán Bồng Lai mà say cõi tục. Họ háo hức dời thượng giới xuống trần, thậm chí khi đã xuống trần đều không muốn trở về cõi tiên một mình nữa ! Họ đam mê cuộc sống lứa đôi và đắm say trong ngọn lửa ái ân nơi trần thế.

          Vân Cát thần nữ tức chúa Liễu Hạnh, vốn là tiên nữ, hầu hạ Ngọc Hoàng, vì lỡ tay đánh vỡ chén ngọc mà nàng bị đầy xuống trần, đầu thai làm  con Thái Công ở thôn Vân Cát, được đặt tên là Giáng Tiên. Lớn lên nàng kết duyên với Đào Sinh và đã có một con. Sau đó, vì hết hạn, nàng phải về trời. Nhưng “tư tình còn nặng”, nàng xir được xuống trần lần thứ hai. Lần này. nàng thiên biến vạn hóa: khi thì hóa thành cô gái xinh đẹp, khi đóng vai lão bà; có khi hóa thân là thi nhân xướng họa với nhiều danh sĩ, lúc xuất hiện ở tận Lạng Sơn, lúc lại về ở cạnh Hồ Tây, thành Thăng Long… Rồi một hôm, dưới dạng thiếu nữ, nàng gặp một thư sinh đang lánh đời ở vườn đào thơ mộng. Trai tài, gái sắc rất đẹp đôi. Buổi đầu, Đào Sinh còn chút băn khoăn muốn tìm mai mối xe duyên cho hợp lễ giáo. Nàng liền gạt đi và nói: “Thiếp với chàng trên không có cha mẹ, dưới không có thân thích, trí kỷ gặp nhau một lời vàng đá, còn cần gì phải có mối lái !”. Thế là họ lập gia đình, sống trong hương đượm lửa nồng. Ít lâu sau mệt quý tử lại chào đời. Rồi một lần nữa, Giáng Tiên phải về chầu Ngọc Hoàng, vì thời hạn xuống trần đã hết. Đào Sinh buồn nản vì cảnh tan đàn, xẻ nghé đã từ quan và có ý định quyên sinh ! Tâm trạng tiên nữ cũng vậy, nàng xin được xuống trần lần thứ ba để cứu chồng con và tận hưởng hạnh phúc trần gian. Lần này, nàng mang theo hai nữ tỳ và ở hẳn tại Phố Cát (Thanh Hóa)…

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Trọng Lang

       Qua hình tượng Giáng Tiên – chúa Liễu Hạnh, tác giả muốn khẳng định chỉ có cõi trần mới có hạnh phúc lứa đôi tự do và đầy hấp dẫn !

       Với Bích Cán kỳ ngộ (xem thêm mục từ Vữ Quốc Trên), nữ sĩ lại thể hiện một khía cạnh khác khá tân kỳ về quan niệm hạnh phúc lứa đôi và cuộc sống ái ân của tuổi trẻ. Cuộc sống ở cõi trần ngắn ngủi quá, cả hai phải lên cõi tiên với ngày dài tháng rộng để cùng chung hưởng hạnh phúc lứa đôi ở thế giới vĩnh hằng !

        Một chùm 4 tác phẩm vừa kể đã kết thành lời ca về người phụ nữ. về khát vọng tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Qua cách viết đậm sắc thái truyền kỳ, tác giả đã bắt mạch đúng những vấn để. của thời đại mình. Thành công này đã khẳng định giá trị và ý nghĩa tích cực của tác phẩm.

          Về  dịch phẩm Chinh phụ ngâm khúc, Đoàn thị thực lục không ghi, nhưng theo Chinh phụ ngâm bị khảo của Hoàng Xuân Hãn thì nữ sĩ cũng có một dịch bản mà ông Hãn xếp là bản B. Căn cứ vào lời văn cổ kính hơn, được ông ức đoán là lời văn của đầu TK XVIII, có lẽ là dịch bản của Đoàn nữ sĩ ? Bản Chinh phụ ngâm khúc (Nôm) hiện lưu hành, một số người cho là dịch bản của Phan Huy Ích ? (Xem thêm mục từ Đặng Trần Côn).

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top