Tiểu sử nhà văn Hồ Biểu Chánh
Nhà văn Hồ Biểu Chánh có tên thật là Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh, hiệu Thứ Tiên, về sau lấy tự làm bút hiệu chính thức. Quê gốc: làng Bình Thành, huyện Đức Hòa, tình Long An. Từ nhỏ, Hồ Biểu Chánh học chữ nho, sau chuyển qua học quốc ngữ, rồi vào trường trung học ở Mỹ Tho và Sài Gòn. Sau khi đậu thành chung (1905), Hồ Biểu Chánh thi vào ngành ký lục của Soái phủ Nam Kỳ và chuyển qua nhiều chức vụ, về cuối đời có nhiều lầm lẫn về chính trị. Tháng 8 – 1941, sau khi về hưu, được Pháp mời làm cố vấn với danh hiệu Nghị viên Hội đồng Liên bang Đông Dương và phó Đốc lý TP Sài Gòn, đồng thời làm Giám đốc Nam Kỳ tuần báo (1942), và Đại Việt tạp chí (1942) vốn là công cụ tuyên truyền cho “chủ nghĩa Pháp Việt”. Sau Cách mạng tháng Tám (1945), thực dân Pháp gây hấn ở Nam Bộ, lập ra “Nam Kỳ quốc”, dựng chính phủ bù nhìn Nguyễn Văn Thỉnh, một lần nữa Hồ Biểu Chánh lại được mời làm cố vấn chó chính phủ này. Sau khi Nam Kỳ quốc thất bại, Hồ Biểu Chánh lui về ở ẩn tại quê, sau mất tại Sài Gòn.
Hồ Biểu Chánh bước vào văn nghiệp từ sớm, năm 1909 viết truyện cử dài đầu tay U tình lục (theo thể lục bát). Sau nhiều thể nghiệm tìm tòi, chuyển sang viết tiểu thuyết (từ 1922) và giữ được sức viết đồi dào cho đến khi mất. Lao động nghệ thuật của Hồ Biểu Chánh làm hậu thế ngạc nhiên và khâm phục, ông đã viết tất cả 64 tiểu thuyết, 12 tập truyện ngắn, truyện kể, 12 vở kịch, 5 tập thơ, 8 tập ký, nhiều tác phẩm dịch và 28 tập khảo cứu, phê bình.
Tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu Chánh
Tác phẩm chính : Ai làm được (1922), Cay đắng mùi đời (1923), Tỉnh mộng (1923), Một chữ tình (1923), Nhân tình ấm lạnh (1925), Tiền bạc bạc tiền (1925), Thây thông ngôn (1926), Ngọn có gió đùa (1926), Chút phận linh đinh (1928), Kẻ làm người chịu (1928), Vì nghĩa vì tình (1929), Cha con nghĩa nặng (1929), Khóc thẩm (1929), Năng gánh cang thường (1930), Con nhà nghèo (1930), Con nhà giả (1931), Cười gượng (1935), Thiệt giả giả thiệt (1935), Nợ đời (1936), Đóa hoa tần (1936). Hồ Biểu Chánh là nhà văn có sở trường văn xuôi, ông bước vào văn đàn giữa lúc truyện ngắn và truyện dài Việt Nam còn đang thưa thớt; nên bằng sự nhạy cảm và sức làm việc hăng say bền. bỉ ít ai bì kịp, ông có một vị trí đáng kế trong số những cây bút tiểu thuyết ít ỏi ở miền Nam thời bấy giờ. Đóng góp của Hồ Biểu Chánh vào sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại là mở rộng đề tài phản ánh đời sống, tập trung xây dựng nhân vật và đặc biệt chú – ý đến ngôn ngữ kể chuyện. Xã hội Việt – Nam đầu TK XX với xu hướng tư sản hóa diễn biến khá phức tạp đã được thể hiện kịp thời và tương đối đầy đủ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh. Những nhân vật được xây dựng trong tiểu thuyết của ông đã vượt qua được tính chất ước lệ hay mực thước của quan niệm truyền thống. Đó là những con người đa dạng phức tạp – sản phẩm của xã hội Việt Nam nửa đầu thế TK XX. Tuy tác giả không tránh được lối can thiệp trực tiếp vào diễn biến của cốt truyện một cách chủ quan chủ nghĩa, nhưng nhìn chung nhân vật tiểu thuyết của nhà văn đã có số phận, bị chỉ phối bởi các dục vọng riêng tây và các động lực xã hội khác nhau.
Tuy nhiên, Hồ Biểu Chánh về căn bản vẫn đứng trên lập trường luân lý cũ để đánh giá sự việc, con người. Nhân vật trong tiểu thuyết của ông vẫn được chia làm hai tuyến tốt – xấu, xung đột thiện – ác vẫn là mâu thuẫn căn bản trong tác phẩm và có vai trò quan trọng. chỉ phối cốt truyện. Đây cũng là nét chung trong sáng tác của các nhà văn đầu TK XX như Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Trọng Thuật. Cách kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh theo lối “nôm na”, có. tính cách bình dân, không hoa mỹ. Cũng có thể coi ông là người đi tiên phong trong việc sử dụng lối văn “tả thực”, đưa vào tác phẩm khung cảnh, con người, phong tục và sự kiện đời sống Nam Bộ. Tuy nhiên, Hồ Biểu Chánh vẫn là nhà văn của buổi giao thời với lối viết giữa tả và kể với trình tự thời gian tự nhiên, các vai truyện hành . động nhiều hơn diễn biến tâm lý, nhân vật được xếp theo hai tuyến đối lập tốt xấu, kết cấu theo lối “có hậu” như tiểu thuyết chương hồi cổ điển. Hồ Biểu Chánh chưa đủ khả năng vượt qua được tính chất giao thời Á – Âu, cũ – mới của văn học để tiến lên hiện đại hóa như các nhà văn thuộc Tự lực văn đoàn hay các nhà văn hiện thực phê phán sau này. Ông được coi là người có công góp phần cho sự hình thành chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam hiện đại Vũ Ngọc Phan trong sách Nhà văn hiện đại (1941) đã xếp Hồ Biểu Chánh vào số “các nhà văn độc lập” và nhận định: “Về đường lý tưởng, tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh cũng giống như tiểu thuyết của Hoàng Ngọc Phách, nghĩa là cả hai nhà văn này đều lấy luân lý làm gốc, lấy cổ gia đình làm khuôn mẫu, lấy sự trung hậu làm điều cốt yếu trong mọi việc ở đời. Những tiểu thuyết của họ Hồ khác tiểu thuyết của họ Hoàng về mấy phương diện : tiểu thuyết của Hoàng thiên về tả tình và giọng vẫn nhiều chỗ.ủy mị, cầu kỳ, không tự nhiên, còn tiểu thuyết của họ Hồ thiên về tả việc, và lời văn mạnh mẽ, giản dị, nhiều chỗ như lời nói thường”, “Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh lại là những tiểu thuyết có tính chất bình dân, bình dân cả từ những nhân vật ông chọn đến những lời văn ông viết nữa. Hạng người ông tả là hạng người tiểu công chức, tiểu phú hào hay hạng thuyền thợ, hạng dân quê. Những hạng người ấy không phải hạng người sống về tư tưởng, mọi cách hành vi của họ không có gì là sâu sắc, nên có người đã chê sự quan sát của Hồ Biểu Chánh là cạn hẹp”. “Dù sao, nếu đã đọc những tiểu thuyết của các nhà văn đi tiên phong, từ Nguyễn Bá Học trở lại, ai cũng phải nhận rằng : từ Hoàng Ngọc Phách và Hổ Biểu Chánh, tiểu thuyết nước ta mới bắt đầu đến bước vững vàng, để dân dân tới : ngày nay là lúc đã có thể chia ra nhiều ngả, phân ra nhiều loại”.
Đánh giá của ông Vũ Ngọc Phan vẻ Hồ Biểu Chánh có thể nói là tỉ mỉ và chính xác, cho đến bây giờ vẫn thấy sâu sắc. Văn Hồ Biểu Chánh đã vượt các tác phẩm cùng thời về sự bề bộn của nội dung cuộc sống và sự đông đảo, đa dạng của thế giới nhân vật. Sáng tác của Hồ Biểu Chánh có sự pha tạp của nhiều nguồn ảnh hưởng: truyện của ta, truyện và tiểu thuyết của Pháp (nhiều tiểu. thuyết của ông tuy được phóng tác từ tiểu thuyết phương Tây nhưng vẫn đậm đà màu sắc Việt Nam, màu sắc Nam bộ), tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Có thể nói, trong sáng tác của Hồ Biểu Chánh, nhiêu nguồn ảnh hưởng đã giằng kéo ông, và nhìn chung ông nghiêng vẻ quan điểm văn học và đạo đức cũ.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác