Tiểu sử nhà văn Lê Minh
Nhà văn tên thật là Nguyễn Thị Tài Hồng, sinh ngày 29.10.1928. Quê gốc: làng Xuân Cầu, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên, con nhà văn Nguyễn Công Hoan. Bà tham gia hoạt động cách mạng từ sau Tổng khởi nghĩa (8-1945) trong phong trào công nhân cứu quốc ở Hà Nội và trong Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Từ sau 1954, Lê Minh có hoạt động văn học, biên tập văn xuôi một số báo và tạp chí, tham gia ủy viên Hội đồng văn học công nhân.
Tác phẩm của nhà văn Lê Minh
Tác phẩm : Cu Dững (truyện ngắn – 1959), Anh công nhân mới khu gang thép (truyện – 1962), Lớp học (truyện ngắn – 1964), Mẻ gang đầu (bút ký – 1965), Chị Tư Già (truyện – 1966), Cô giáo trường Nà Pù (truyện — 1969), Ngày mái sắp đến (truyện ngắn – 1969), Con mèo rét (truyện ngắn – 1972), Ô cửa sổ (truyện ngắn – 1974), Người chị (truyện dài – 1976), Má (truyện ngắn – 1276), Ngôi sao đỏ (truyện ngắn – 1976), Tiếng gió (tiểu thuyết – 1976), Hạt chò chỉ (truyện dài – 1978), Đốm ˆ hoa tím (truyện ngắn – 1980) Người thợ máy Tôn Đức Thắng (truyện dài – 1982), Khúc hát vườn trầu (truyện dài – 1982), Lĩng hạt ngọc (truyện ngắn -1984), Hòn đảo một mình (tiểu thuyết -1984), Cái tát (truyện ngắn – 1990), Rừng đước (truyện dài – 1992), Chân dụng vấn học (nghiên cứu, chủ biên 1992), Săn đuổi một tia chớp (truyện ngắn – 1993), Nguyễn Công Hoan – nhà văn hiện thực lớn (biên soạn – 1993), Hồi (tiểu thuyết – 1995), Chân dung nữ văn nghệ sĩ Việt Nam (nghiên cứu chủ biên – 1995)… Ngoài ra, còn viết một số kịch bản điện ảnh, truyền hình : Nhà văn của những người cùng khổ (1994), Mặt bằng yên tĩnh (1996), Nguyễn Thị Minh Khai (1996).
Lê Minh là một nhà văn trưởng thành từ trong hoạt động, công tác. Ngay từ 1948, bà đã có một số truyện ngắn viết – về thực tế cuộc chiến đấu của dân tộc với những ngày đầu cách mạng và kháng chiến chống Pháp. Lê Minh thường chỉ viết về những vấn đề, những mảng hiện thực mà bà đã gắn bó, thuộc, hiểu và xúc cảm thực sự.Trước hết và khá đậm trong sáng tác của bà là hình ảnh những người chiến sĩ cách mạng, những người đang ở mũi nhọn của cuộc sống : Chị Tư Già, Người thợ máy Tôn Đức Thắng, Người chị và Khúc hát vườn trầu (về chị Nguyễn Thị Minh Khai), Cô gái trường Na Pù (Tô Thị Rỉnh). Viết về những cuộc đời thực, những nhân vật lịch sử hiện đại là một thử thách : dễ bị chìm trong những sự kiện, tư liệu, khô khan… Lê Minh đã vượt qua thử thách đó bằng những trang viết chân thực, sinh động, thấm đẫm tình cảm, đi sâu khắc họa nhân vật qua tâm trạng, qua những hoạt động nội tại của chính nhân vật, các nhân vật trong tác phẩm của Lê Minh do vậy không đơn giản một chiều. Lê Minh cũng viết nhiều về người thợ và đời sống công nghiệp – vốn là mảng hiện thực bà từng gắn bó, thuộc, hiểu. Ở đó, bà có những đóng góp đáng quý qua hàng loạt tác phẩm : Mẻ gang đầu, Ngày mai sắp đến, Tiếng gió, Hòn đảo một mình, Hồi… Thường trên một cốt truyện giản dị, cách khai thác và dẫn dắt truyện mộc mạc, rành mạch, truyện của Lê Minh lại có sức khơi mở, khái quát một vấn đề cấp thiết của hiện thực. Tiếng gió và những vấn đề xung đột giữa nếp quen của con người thời bình bước vào thời chiến, Hòn đảo một mình và những rạn nứt, những mâu thuẫn tất yếu xảy ra trong quá trình phát triển sản xuất, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời cũng dự báo những xung đột ẩn kín và khắc nghiệt trong cuộc sống gia đình một khi vị trí xã hội của người phụ nữ đã có những thay đổi. Trong các tác phẩm, Lê Minh quan tâm nhiều đến vấn đề phụ nữ. Các nhân vật phụ nữ của bà từ những con người thật : chị Minh Khai (Người chị, Khúc hát vườn trần), chị Tư Già (trong tác phẩm cùng tên), Tô Thị Rỉnh (Có giáo trường Nà Pu)… đến những nhân vật sáng tạo : người mẹ (Má), Nhiên (Hòn – đảo một mình), nữ giáo sư, bác sĩ Bích Ngọc (Hồi), những người phụ nữ miền Nam bám dân, bám đất bảo vệ mảnh đất quê hương và cuộc sống gia đình (Rừng đước)… đều được bà khắc dựng, miêu tả bằng tất cả tấm lòng trân trọng, tin yêu và chia sẻ qua những trang viết đằm thắm.
Là nhà văn nữ xông xáo, Lê Minh hoạt động trên nhiều lĩnh vực : sáng tác, nghiên cứu, làm báo, giảng dạy. đào tạo các nhà văn trẻ, bà viết nhiều loại văn học : truyện ngắn, ký, tiểu thuyết, kịch bản điện ảnh… Ở lĩnh vực nào, ở thể loại nào, Lê Minh cũng đều tâm huyết, tìm tòi sáng tạo và có những đóng góp đáng trân trọng.