VIRGIL GHEORGHIU: về nhà văn lê văn trương 1906-- saigon 1964 -- blog phan  nguyên

Giới thiệu nhà văn Lê Văn Trương

VIRGIL GHEORGHIU: về nhà văn lê văn trương 1906-- saigon 1964 -- blog phan  nguyên

Tiểu sử nhà văn Lê Văn Trương

Nhà văn Lê Văn Trương, sinh năm 1906, mất năm 1964, Quê gốc: làng Đồng Nhàn, Hà Nội. Thuở nhỏ, ông học ở TX Bắc Giang (vì cha ông lên lập nghiệp Ở đây). Năm 1921, Lê Văn Trương học  trung học ở trường Bưởi, Hà Nội. Năm 1923, bị đuổi khỏi trường, vì tham gia bãi khóa. Năm 1926, ông vào làm công chức ngành bưu điện, được bổ đi Pnômpênh rồi Môngcônbôray. Đến năm 1930, Lê Văn Trương bỏ nghề công chức đi khai khẩn đồn điển ở Battambang, làm thầu khoán, rồi buôn lậu qua nhiều nước lân cận như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, Lê Văn Trương bị phá sản, trở về đất Bắc. Từ 1932, ông bắt đầu gia nhập vào làng báo, làng văn. Lúc viết báo thường lấy bút danh Cô Lý. Ông từng cộng tác thường xuyên, chặt chẽ với các tờ báo, tạp chí như Trung Bắc tân văn, Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Ích hữu…, với NXB Tân Dân. Cuối 1937, Lê Văn Trương chủ trương tuần báo Ích hữu đổi mới. Sau Cách mạng tháng Tám, ông lại ra tờ Việt Nam hồn. Lê Văn Trương từng tham gia bộ đội trong kháng chiến chống Pháp. Năm 1953, hồi cư về Hà Nội rồi vào Nam tiếp tục nghề thầu khoán, làm sách, viết báo từ trước khi hòa bình lập lại (1954). Từ 1959, làm việc cho Nha chiến tranh tâm lý ngụy và Đài phát thanh Sài Gòn. Một thời gian sau, ông bị chính quyền Diệm nghỉ ky, sa thải, trở nên thất nghiệp và chết trong đói nghèo, bệnh tật.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Vũ Cán (1475 - ?) 

Tác phẩm của nhà văn Lê Văn Trương

Trong số các nhà văn Việt Nam hiện đại hiếm ai viết nhiều, viết nhanh như Lê Văn Trương. Tính từ tập truyện ngắn đâu tay Trước cảnh hoang tàn Đế Thiên Đế Thích do Trung Bắc tân văn xuất bản năm 1934 đến ngày ông mất, Lê Văn Trương cho in gần 130 đầu sách, trong đó phần lớn là tiểu thuyết. Một số nhà nghiên cứu còn cho rằng Lê Văn Trương có đến 200 tác phẩm. Có những tháng Lê Văn Trương cho ra đời vài cuốn tiểu thuyết.

Đề tài của Lê Văn Trương rất đa dạng, có phần phức tạp. Căn cứ vào những tác phẩm chính của ông, có thể phân chia thành mấy loại cơ bản :  Loại tác phẩm để cao luân lý, chủ yếu trong phạm vi quan hệ tình cảm gia đình: Người anh cả, Một người cha, Người vợ lý tưởng, Người vợ hoàn toàn,  Một đứa bé mô côi, Con đường hạnh phúc, Đứa con hạnh phúc, Những kẻ có lòng…  – Loại tác phẩm đả kích, phê phán những thói hư tật xấu của xã hội trưởng giả : Trong ao tù trưởng giả, Một lương tâm trong gió lốc, Đứa cháu đồng bạc, Một cô gái mới, Chồng chúng ta… – Loại tác phẩm mang đậm chất phóng sự, bút ký về những chuyện phiêu lưu ly kỳ của đám trai gái giang hồ lãng tử : Cô Tư Thung, Cánh sen trong bùn, Trường đời, Tôi thầu khoán, Những đồng tiền xiết máu, Người bạn biển…

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Phạm Hổ

Viết nhiều như thế khó tránh khỏi sự dễ đãi, cẩu thả. Nhiều cuốn tiểu thuyết của Lê Văn Trương là sự chắp vá, tiếp nối của những tình huống giả tạo, sống sượng. Ông thường bắt các nhân vật ứng xử, hành động theo ý muốn của mình, luôn phải tự căng ra, gồng lên để thực hiện thứ luân lý theo quan niệm của riêng ông.

Nét nổi bật bao trùm mọi loại tác phẩm của Lê Văn Trương là sự tôn sùng sức mạnh. Chân lý thuộc về kẻ mạnh. Kẻ mạnh có sứ mệnh thực hành chân lý. Đó là quan niệm xuyên suốt mọi sáng tác của ông. Bởi vậy, Lê Văn Trương đã xây dựng nhiều hình mẫu nhân vật “người hùng”. Trên trường phiêu lưu mạo hiểm, người hùng có những hành động oanh liệt. Trong lĩnh vực gia đình, người hùng rất gương mẫu, đứng đắn, lấy quyển uy và nêu gương mà giáo huấn và trừng phạt. Khi bị ném vào vũng bùn của xã hội trưởng giả giàu sang, người hùng rất trong sạch, vẫn giữ được phẩm cách cao quý. Người ta cho rằng, những mẫu người hùng ấy thực chất chỉ là kiểu anh hùng rơm, khí khái rởm. Tuy vậy, nhiều tiểu thuyết của Lê Văn Trương đã từng hấp dẫn độc giả một thời, do đáp ứng được một khía cạnh tâm lý của tầng lớp tiểu tư sản muốn khẳng định tài trí, đảm lược của mình trong cuộc chính phục thế giới bằng… tưởng tượng Trừ một số tác phẩm phản ánh được những vấn đề xã hội nhất định, nhìn chung sáng tác của Lê Văn Trương có bề rộng mà không có chiều sâu. Không ít đoạn trong nhiều tác phẩm của ông như những màn kịch phô trương SỨC mạnh của cơ bắp, của súng đạn. Lời văn của Lê Văn Trương thường dài dòng, bỗ bã, rất ít trau chuốt. 

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Đặng Huy Trứ

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top