The Best Pocket Notebooks for 2020 | JetPens

Giới thiệu nhà văn Lý Tế Xuyên

The Best Pocket Notebooks for 2020 | JetPens

Tiểu sử nhà văn Lý Tế Xuyên

( – ? khoảng TK XIV)

Nhà văn Lý Tế Xuyên hiện vẫn chưa biết năm sinh, năm mất, quê quán và tiểu sử cuộc đời ông ra sao. Chỉ biết ông sống vào khoảng TK XIV. Dưới triều Trần Hiến Tông (1329 – 1341), ngay vào năm Kỷ Tỵ, niên hiệu Khai Hựu thứ nhất (1329), ông đã ra làm quan, từng giữ các chức Thủ tạng thư chính, Chưởng trung phẩm, An Tiêm lộ chuyển vận sứ.

Tiểu sử của nhà văn Lý Tế Xuyên

Tác phẩm của Lý Tế Xuyên hiện chỉ còn tập văn xuôi chữ Hán Việt điện “ linh, một bộ sách cổ mà tình hình văn bản còn khá phức tạp. Hiện nay còn lại không dưới 8 loại văn bản Việt điện ủ linh, trong đó bản mang ký hiệu A. 1919 tại thư viện Viện Hán Nôm được coi là cổ nhất. Các nhà nghiên cứu đã xác định văn bản gốc gồm 27 truyện. Qua thời gian, các tác giả nối tiếp biên soạn lại và bổ sung, tục biên, tục bổ, tăng bổ, phụ lục, khiến số lượng dao động tới 4 truyện. Các tác giả tham gia biên soạn lại này gồm có Nguyễn Văn Chất (TK XV), Lê Tự Chi và Nguyễn Hàng (TK XVI), Lê Hữu Hý, Vũ Khâm Lân và Chư Cát Thị (TK XVIII), Cao Huy Diệu (TK XIX), Ngô Giáp Đậu (đầu TK XX).. Hơn nữa, tập truyện cũng có hiện tượng xuất nhập văn bản ký chú xuất xứ từ các nguồn sử sách, truyện ký như Tam quốc chí, Báo cực truyện, Sử ký, Đại Việt sử ký. Giao Châu ký, Thế truyền,Nam Hải kệ. Bản truyện, Thoát Hiên vịnh sử, Lĩnh Nam chích quái, Truyền kỳ mạn lục, Tang thương ngẫu lục… khiến cho cả  việc xác định tác giả, văn bản, phương thức sáng tác, loại hình thể loại, niên đại ra đời tác phẩm, càng trở nên phức tạp hơn. Xét về tổng thể, 27 truyện gốc ở Việt điện u linh được chia thành 3 loại : Lịch đại nhân quản – Bậc quân vương qua các đời (6 truyện), Lịch đại phụ thần – Quan tướng đại thần qua các đời (11 truyện), Hạo khí anh linh – Các vị thần anh linh hiển ứng (10 truyện). Về mặt quan điểm và phương pháp biên soạn

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Xuân Hoài

Việt điện u linh, Lý Tế Xuyên xây dựng mỗi truyện theo đơn vị “thần tích”, mang chức năng lễ nghỉ. Các tư liệu thường dựa vào sử sách và được bổ sung từ nguồn dân gian, hơn nữa đã được tác giả tích hợp, tái cấu trúc theo một phương thức sáng tác chung. Ngoài lối kết cấu theo công thức, phần trung tâm của mỗi truyện – thần tích là lời kể, tạo cho “mỗi thần tích mang hình thức phi chức năng lễ nghỉ và chứa đựng nhiều yếu tố tự sự” (Nguyễn Đăng-Na).

Là một trong những tác phẩm mở đầu cho văn xuôi trung đại dân tộc, Việt điện u linh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt tư duy văn học, trong đó còn dung hợp nhiều chức năng, nhiều thể loại và phương pháp ghi chép, sáng tạo (sử chính thống và-dân gian, chất sử và chất văn, văn bình luận và hình tượng, nhân thần hóa và thế tục hóa, hình thức thờ thần và tôn vinh quốc gia, dân tộc…). Nhìn chung, ngoài giá trị văn học sử, Việt điện œ lính còn là đối tượng của nhiều bộ môn khoa học khác như văn hóa học, sử học, tôn giáo.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác 

Scroll to Top