Nam Cao sống và viết

Giới thiệu nhà văn Nam Cao

Nam Cao sống và viết

Tiểu sử nhà văn Nam Cao

Nhà văn Nam Cao, sinh ngày 2.9.1917 mất ngày 30.11.1951, có tên thật là Trần Hữu Tri. Quê gốc: làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà , huyện Nam Sang, tỉnh Hà Nam, nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Năm 1922, ông học tại trường tư ở làng, sau đó theo học bậc tiểu học và thành chung ở TP Nam Định. Đầu năm 1935, Nam Cao từ Nam Định về quê chữa bệnh, rồi xây dựng gia đình. Cuối năm 1935, ông vào Sài Gòn giúp việc cho một hiệu may. Năm 1938, Nam Cao bị ốm nặng do bệnh tim và tê thấp, ông ra Bác tự học và thi đỗ bằng thành chung. Sau đó Nam Cao nhận dạy học ở trường tư thục Công Thành, Thụy Khuê, Hà Nội. Năm 1940, quân Nhật vào Đông Dương, trường Công Thành bị chúng trưng dụng làm chuồng ngựa. Nam Cao thôi dạy học. Dời chuyển khỏi Hà Nội, Nam Cao về dạy học ở trường tư thục Kỳ Giang, Thái Bình. Tháng 4 – 1943, ông gia nhập Hội văn hóa cứu quốc.

Tháng 8 – 1945, Nam Cao tham gia cướp chính quyền ở phủ Lý Nhân, được bầu làm chủ tịch xã. Năm 1946, ông công tác tại Hội văn hóa cứu quốc tại Hà Nội, Thư ký tòa soạn tạp chí Tiên phong của Hội. Sau đó tham gia đoàn quân Nam tiến với tư cách phóng viên. Trở ra Bắc, ông công tác ở Ty văn hóa Hà Nam, làm báo Giữ nước và Cờ chiến thắng của Hà Nam. Năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc làm phóng viên báo Cứu quốc phụ trách tạp chí Cứu quốc, Thư ký tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bác, được kết nạp Đảng. Năm 1948 – 1949, Nam Cao đi thực tế vùng đồng bằng, sau đó dự lớp Nguyễn Ái Quốc ở Việt Bắc. Năm 1950, ông nhận công tác ở tòa soạn tạp chí Văn nghệ, cơ quan của Hội nhà văn Việt Nam, rồi được chỉ định làm Ủy viên Tiểu ban văn nghệ TƯ. Năm 1951, Nam Cao và Nguyễn Huy Tưởng đi công tác khu III, khu IV. Khi trở ra, Nam Cao tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp vào vùng địch hậu khu III với dự định kết hợp lấy thêm tài liệu để viết cuốn tiểu thuyết về quê hương chiến đấu. Không may,ông đã hy sinh trên đường làm nhiệm vụ tại Miễu Giáp, Hoàng Đan, Ninh Bình. Nam Cao là nhà văn liệt sĩ. Ông đã được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I – 1996). 

Tác phẩm của nhà văn Nam Cao

Tác phẩm đã xuất bản : Đôi lứa xứng đôi (tập truyện ngắn – 1941), Nửa đêm (tập truyện – 1943), Truyện người hàng xóm (truyện dài – 1944), Cười (tập truyện – 1946), Đói mắt (tập truyện ký – 1954), Chuyện biên giới (tập ký – 1951), Đóng góp (kịch – 1951), Sống mòn (tiểu thuyết viết 1944, xuất bản 1956), Chí Phèo (tập truyện – 1957), Truyện ngắn Nam Cao (tập truyện – 1960), Một đám cưới (tập truyện – 1963), tập truyện ngắn Đợi chờ được dịch và in ở NXB Văn học nghệ thuật Matxcơva, tiếng Nga – 1963. Tác phẩm của Nam Cao (1964), Nam Cao – tác phẩm (1977), Tuyển tập Nam Cao – Nguyên Hồng được chọn dịch và in ở NXB Văn học nghệ thuật Matxcơva, tiếng Nga – 1979. Chí Phèo (tập truyện – 1982), Tuyển tập Nam Cao (1987), Nam Cao truyện ngắn (1985), Nam Cao – truyện ngắn chọn lọc (1985), Những cánh hoa tàn (tập truyện – 1988), Tuyển tập Nam Cao (tập I, II – 1997). Truyện dài viết trước 1945 mất bản thảo : Cái bát, Một đời người, Cái miếu, Ngày lụt.

Ngoài ra Nam Cao còn làm thơ, viết truyện cho thiếu nhi trước 1945 và biên soạn sách địa lý cùng với Văn Tân : Địa dư các nước châu Âu (1948), Địa dư các nước châu Á, châu Phi (1949), Địa dư Việt Nam (1951).

Trong sự phát triển dồn nén, tăng tốc của văn học Việt Nam nửa đầu TK XX, Nam Cao là đại diện của khuynh hướng hiện thực vào giai đoạn cuối. Những sáng tác đầu tiên của ông gồm các thể loại thơ, truyện, kịch đăng báo từ năm 1936 với các bút danh Nguyệt, Thúy Rư, Xuân Du, Nhiêu Khê, ít nhiều chịu ảnh hưởng của văn chương lãng mạn đương thời, một số truyện ngắn có ý nghĩa xã hội nhưng chưa thật sâu sắc. Chỉ từ khi truyện ngắn Chí Phèo (1941), (tên ban đầu là Cái lò gạch cũ, khi xuất bản được sửa là Đôi lứa xứng đôi, sau im lại trong tập Luống cày (1945) đổi thành Chí Phèo) ra đời, tên tuổi của Nam Cao mới thực sự đến với bạn đọc. Từ đây, các sáng tác tiếp theo của ông đoạn tuyệt với khuynh hướng lãng mạn, vượt qua những hạn chế buổi đầu, làm nên một sự nghiệp văn chương phong phú và đặc sắc. Trước Cách mạng tháng Tám, sáng tác của Nam Cao tập trung vào hai để tài : người trí thức tiểu tư sản nghèo và người nông dân nghèo khai thác từ cuộc sống bản thân tác giả và bà con nông dân ở làng quê. Con người trong tác phẩm Nam Cao – người trí thức lẫn nông dân – không chỉ ôm một nỗi khổ về vật chất mà còn bị lãng nhục một cách tàn nhẫn về tinh thần. Trong đó cái đói, miếng ăn là yếu tố đẩy họ vào tình trạng bần cùng hóa, lưu manh hóa, dù bứt phá, nổi loạn thì cuối cùng vẫn phải chấp nhận một bi kịch lớn – bỉ kịch “bị từ – chối quyền làm người của người nông dân và bị kịch chết mòn về tinh thần của người trí thức nghèo”. Ở đây, Nam Cao đã đặt ra những vấn để mang ý nghĩa xã hội rộng lớn vượt qua giới hạn  của để tài, chứa đầy giá trị hiện thực và tư tưởng nhân văn (Chí Phèo, Lão Hạc, Một đám cưới, Trăng sáng, Đời thửa, Bài học quét nhà, Những truyện không muốn viết)… Ở lĩnh vực tiểu thuyết, với Truyện người hàng xóm, Nam Cao đã miêu tả một cách chân thực và cảm động cuộc sống của những người tiểu tư sản và lớp dân nghèo thành thị, đặc biệt là đám trẻ thơ đã tạo nên sức ám ảnh với người đọc. Nhưng để làm nên đỉnh cao thành tựu với thể loại truyện dài, phải kể đến Sống mòn. Trong Sống mòn, Nam Cao đã trình làng một kiểu tiểu thuyết riêng, đậm đặc chất tự truyện, hướng vào thế giới nội tâm, vào bị kịch “chết mòn” về tinh thần của con người trong một xã hội không có lối thoát. Sau 1945, Nam Cao lao mình vào các công việc của cách mạng và kháng chiến, con người nghệ sĩ thống nhất với con người công dân. Ông hào hứng ghi lại những đổi thay của cuộc sống và con người trong Đường vô Nam, Trên những con đường Việt Bắc, Vài nét ghi qua vàng mới giải phóng, Ở rừng, Đôi mắt. Trong những sáng tác ở giai đoạn kháng chiến chống Pháp (Ở rừng và Đôi mắt), đã quyện hòa được nét sắc sảo, tài hoa, những ưu thế vốn có của ngòi bút hiện thực, với tầm tư tưởng và tâm huyết của người chiến sĩ cách mạng Nam Cao. Đôi mắt là tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn dứt bỏ con người cũ, bước hẳn vào con đường của văn học cách mạng.

Nam Cao có một nghệ thuật viết truyện độc đáo và đa dạng, một ngòi bút phân tích, diễn tả tâm lý bậc thầy. Ông có khả năng tìm hiểu mọi ngóc ngách của nội tâm nhân vật. Nghệ thuật trần thuật cũng hết sức linh hoạt và đầy sáng tạo với sự phối hợp thú vị nhiều giọng điệu khác nhau : khách quan lạnh lùng xen lẫn giọng đồng cảm, sẻ chia, giọng cay đắng chua xót xen lẫn giọng hài hước tự trào, giọng suy tưởng triết lý có ý nghĩa khái quát rộng lớn xen với giọng chân chất thật thà rất tự nhiên của lời đối thoại, độc thoại của các nhân vật v.v… Nam Cao có đóng góp quan trọng cho sự phát triển ngôn ngữ văn xuôi nghệ thuật ở nước ta. Ngôn ngữ Nam Cao vừa sắc sảo, góc cạnh, vừa uyển chuyển, tỉnh vi… Ông là một tài năng lớn đóng một vai trò quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện  tại. Ông đã để lại nhiều tác phẩm đáng gọi là mẫu mực của thể truyện ngắn và tiểu thuyết, như Chí Phèo, Lão Hạc. Đời thừa, Một đám cưới, Sống mòn V.V…

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Bảo

Tư liệu tham khảo :

Nam Cao là một trong những nhà văn lớn của TK XX, lớn về đời văn, lớn về sức sáng tạo, về nhân cách. Vấn đề lớn mà nhà văn day dứt bàn luận sâu sắc nhất chính là vấn đề con người. Thân phận của con người, nỗi đau khổ tủi nhục của con người trong cuộc đời cũ. Phải trân trọng yêu thương và góp phần thay đổi hoàn cảnh để giải phóng cho con người, cho sức sáng tạo và hoàn thiện nhân cách của con người. Nam Cao đã nói lên sâu sắc nhất vấn đề của con người, của thời đại. Nam Cao là nhà văn trung thực, nhà văn c tiến sĩ, nhà văn liệt sĩ.

Hà Minh Đức – Tạp chí Văn học, số 11, 1997, 

 Nam Cao đã miêu tả được một dòng tâm lý với nhiều sắc thái tâm lý phong pt ú phát triển qua các nhân vật. Có những nhân vật mang ý nghĩa tổng hợp cho nhiều tâm trạng (Thứ trong Sống mòn) nhưng cũng có nhân vật chỉ thể hiện được một khía cạnh nào đó của một trạng thái tâm lý. Trong nhiều truyện ngắn, Nam Cao chú ý nhiều đến trạng thái tâm lý nảy sinh trong từng hoàn cảnh và nhân vật. Những truyện ngắn là những trạng thái tâm lý của con người trí thức nghèo trong những cảnh ngộ khác nhau. Con người trí thức nghèo với cách xử lý có lúc nhỏ nhen (Nhỏ nhen) hoặc trong hoàn cảnh tù túng bế tắc tự dày vò mình và dày vò những người thân trong gia đình (Đời thừa, Nước mắt) trong suy nghĩ rạng lên những tia sáng của chân lý (Trăng sáng, Điếu văn). Họ có thể là Hộ, là Điền, và dù cho có gọi là hắn, là y, là gã cũng không thể lẫn lộn với ai khác ngoài nhân vật trí thức nghèo. Phải chăng đó là lý do mà Nam Cao có lúc không muốn cá thể hóa loại nhân vật này một cách hình thức bằng tên tuổi, trang phục hoặc vài nét cá biệt bên ngoài.

Hà Minh Đức – Văn học Việt Nam giữa hai thế chiến ïn trong Nan Cao đời văn và tác phẩm, NXB Văn học, H, 1997.

Nam Cạo (1917-1951) là một trong số những nhà văn lớn nhất của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Sáng tác của ông đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của: thời gian, càng thử thách lại càng ngời sáng. Thời gian càng lùi xa, những tác phẩm của ông lại càng bộc lộ ý nghĩa hiện thực sâu sắc, tư tưởng nhân đạo cao cả và vẻ đẹp nghệ thuật: điêu luyện, độc đáo.

Nam Cao là nhà văn lớn nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930-1945. Trong số các nhà văn hiện thực, ông là cây bút có ý thức sâu sắc nhất về quan điểm nghệ thuật của mình. Ông phê phán khá toàn diện và triệt để tính chất thoát ly, tiêu cực của văn chương lãng mạn đương thời, coi đó là thứ “ánh sáng lừa dối”, đồng thời yêu cầu nghệ thuật chân chính phải trở về với đời sống, phải nhìn thẳng vào sự thật, nói lên được nỗi thống khổ của hàng triệu nhân dân lao động lầm than (Trăng sáng).

Trần Đăng Xuyên – Nam Cao, nhà vấn liệu thực xuất sắc, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Tạp chí Văn học số 6-1998.

Cũng như Tsêkhôp trong văn học Nga, Nam Cao là đại diện cuối cùng của dòng văn học hiện thực Việt Nam và là người mở con đường mới cho sự phát triển của nó – mộ quy luật phổ cập của văn học thế giới. (Người đóng vai trò mở đường này trong văn học Pháp có thể kể đến G. Môpatxăng, văn học Trung Quốc : Lỗ Tấn, văn học Nhật : Soseki).  

Đào Tuấn Ảnh – TSêkhốp và Nam Cao – một sáng tác hiện thực kiểu mới, trong Nghĩ tiếp về Nam Cao, NXB Hội nhà văn, H, 1992.

Đã làm văn, viết truyện, ai chả muốn hấp dẫn người đọc ? Không có công chúng, làm gì có văn chương ? Nam Cao cũng tạo được một sức hấp dẫn riêng cho mình.

 Trước hết, đó là sự hấp dẫn của những tư tưởng, những ý nghĩ của ông. Đọc Nam Cao, thấy ông hay triết lý, thích khái quát. Dĩ nhiên sức hấp dẫn không thể có được, nếu ông chỉ lắp lại những nguyên lý chung chung, quen nhàm. Nói cho đúng, những lý lẽ ông nói ra không phải bao giờ cũng hay ho, chính xác cả, nhưng quả là những tìm tòi, những phát hiện của riêng ông về cuộc sống, nghĩa là nó mang đẫm mồ hôi của tâm não ông. Cho nên triết lý mà không khô khan, triết luận mà như mở ra những chân trời thơ bát ngát. Nhiều tác phẩm của ông viết  thế thường có hai bình diện nội dung : một là nội dung xã hội trực tiếp gắt. liền với những tình tiết, những nhân vật cụ thể. Hai là những suy nghĩ có tầm khái quát rộng lớn vượt rất xa ra ngoài những điều ông thuật kế. Vì thế, ở Nam Cao có hiện tượng đề tài hẹp mà tư tưởng rộng, chủ đề lớn. Những mệnh đề triết lý mang đầy tâm huyết của ông nhiều khi đột ngột chuyển hướng thưởng thức của người đọc từ tầng ý nghĩa này sang lớp nghĩa khác, từ bút pháp nọ sang bút pháp kí, một cuộc nhảy vọt đầy thú vị từ môi trường của đời sống chật hẹp tầm thường sang thế giới bao la của những vấn đề trọng đại liên quan đến sự sống còn của nhân loại. Có người cho rằng, một trong những đặc sắc của ngòi bút Nam Cao là đã mạnh dạn đưa cái “hàng ngày” vào văn học, nghĩa là chẳng cần sự kiện gì quan trọng, chẳng cần kịch tính gì lớn lao, tác phẩm chỉ dệt toàn bằng những chi tiết vật vãnh, những xung đột vô nghĩa giữa những con người bé nhỏ tội nghiệp. Nhưng tôi nghĩ viết được như thế thực là khó, nếu như vẫn muốn trung thành với chủ nghĩa hiện thực. Phải là một bản lĩnh kiểu Sêkhôp, nghĩa là phải xuất phát từ những tư tưởng sâu, những tình cảm lớn, từ cõi thơ cao khiết mà quan sát và mô tả cái “văn xuôi” phàm tục của cuộc đời.

Sức hấp dẫn của Nam Cao còn ở những trang phân tích tâm lý sắc sảo của ông. Nam Cao chú ý nhiều đến nội tâm hơn là ngoại hình nhân vật (trừ những trường hợp có dụng ý đặc biệt). Dường như mọi đặc sắc nghệ thuật của ông đều gắn với sở trường ấy.

Nam Cao là người hay băn khoăn về vấn đề nhân phẩm, về thái độ khinh trọng đối với con người. Ông thường dễ bất bình trước tình trạng con người bị lăng nhục chỉ vì bị đày đọa vào cảnh nghèo đói cùng đường. Nhiều tác phẩm xuất sắc của ông đã trực diện đặt ra về vấn để này và ông quyết đứng ra minh oan, chiêu tuyết cho những con người bị miệt thị một cách bất công (Chí Phèo, Một bữa no, Lang Rận…). Có thể coi đây là một nét hấp dẫn của phong cách Nam Cao. Nhưng để giải quyết chủ đồ này, tác giả thường phải đặt nhân vật của mình vào một tình thế cheo leo nơi ranh giới giữa con người và thú vật ! Người đọc lắm lúc có cảm giác như đứa trẻ trong rạp xiếc lo lắng nhìn bước chân người tải tử đang diễn trò leo dây giữa khoảng không. Nam Cao không làm xiếc ngôn từ, không làm trò kỹ thuật, ông tự thử thách mình về tư tưởng bằng cách buộc mình đi lại một cách mạo hiểm trên bờ vực thẳm : trên này là chủ nghĩa nhân đạo, dưới kia là thái độ nhục mạ con người, trên này là chủ nghĩa hiện thực, dưới kia là chủ nghĩa tự nhiên. Đúng là nhiều phen Nam Cao đã tỏ ra ngả nghiêng, thậm chí muốn sa chân, hụt bước. Những người đọc sau những giây: phút hồi hộp căng thẳng, càng cảm thấy khoan khoái, thấy ông cuối cùng vẫn đứng lại được trên bờ. Trong số mấy cây bút hiện thực phê phán đương thời, không phải ai cũng có thể làm được như thế. 

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Vũ Quốc Trân

 Nguyễn Đăng Mạnh – Nhớ Nam Cao và những bài học của ông. Tuần báo Văn nghệ, số 47 ra ngày 19.11.1977.

Truyện ngắn Nam Cao – ngoài Chí Phèo cùng với Nửa đêm khó được gọi là truyện ngắn – cũng là một đối tượng đầy hấp dẫn, mà mỗi lúc nghĩ đến là gợi cả một bức tranh đời, cả một tiểu vũ trụ nhân gian, với bao sắc màu vừa hài hòa vừa tương phản. Điều kỳ lạ là ở đây sự sàng lọc của thời gian vẫn không làm mất mát bao nhiêu kho của ấy. Bất cứ trang viết nào, Nam Cao đã sản sinh ra đều không mấy khi chết yểu, cho ngay là cả những đứa con không được chăm chút mấy.

Tất cả những Thứ, Điền, Hộ, rồi những “gã”, “hắn”, “”. được Nam Cao đưa vào truyện như là tự truyện của mình, như là tấm gương của chính cuộc đời mình. Thế mà rồi, không chỉ một lớp người một thời có thể vận vào, mà cho đến cuối thế kỷ, không biết bao tầng lớp, bao thế hệ vẫn thấy bóng dáng mình trên từng trang Nam Cao, trong số phận những anh viết văn, những ông giáo khổ, những cặp vợ chồng nghèo, những bạn láng giềng, cùng những người thân kẻ sơ không ngớt vật lộn với cái sự sống mòn và chết mòn muôn thuở trong cảnh sống tinh thần và vật chất của con người.

Những gì của Nam Cao, in dấu ấn Nam Cao, mang giọng điệu Nam Cao, thành sở hữu Nam Cao đã được đón nhận ở tính phổ quát của nó, tính đại diện của nó và ở nghịch lý này, mang đầy đủ nhất giá trị văn học của tác phẩm, mang rõ nét nhất chất văn của tác giả.

Phong Lê – Nam Cao – nhìn từ cuối thế kỷ, in trong Nam Cao – về tác giả và tác phẩm, NXB Giáo dục, H, 1990, tr. 110 (Từ đây viết tắt là NC.TGTP).

Theo tôi, văn Nam Cao là thứ văn được viết rất kỹ. Đến với Nam Cao tôi gần như được hưởng cái thú đọc mà không bỏ sót bất cứ trang nào, dòng nào. Đó là điều có khác với nhiều tác giả trước ông hoặc đồng thời với ông ; đương nhiên cả sau ông. Trong nghề viết, tôi mong có các bậc thầy ; và từ lâu tôi đã chọn Nam Cao, cùng Nguyễn Tuân và Hoài Thanh (trong phê bình, nghiên cứu) làm những người thầy mẫu mực cho nghề nghiệp…

 Phong Lê – Tạp chí Văn học số 11- 1997.

 Suốt cả đời, Nam Cao cứ nhìn chăm chăm vào chính mình, con người cầm bút cứ như một tên thám tử cứ nhìn soi mói vào cái con người đời của chính mình.

Suốt cả một đời nhà văn Nam Cao, tuồng như một phần nửa thời gian của ông, ông chỉ chuyên chú làm một cái việc là đem cái anh giáo trường tư ở trong ông – cái anh giáo trường tư đầy tự trọng, có tính hay đỏ mặt, đã thế lại hay tự giu cợt và lúc nào cũng như sắp chết đói ấy – nhận chìm vào trong cái biển đời thường, nhận chìm vào trong cái bể trầm luân đầy bụi bặm của thập loại chúng sinh, rồi ông xua cái đạo quân chữ nghĩa mà ông đã dày công rèn giũa khí giới cùng bản lĩnh cao cường cho chúng, ra lệnh cho chứng cứ theo đội hình hàng dọc mà xông thẳng vào cái thế giới bên trong đầy tế vi, đầy mặc cảm ; vừa vô sự vừa đa sự của cái anh giáo nghèo ấy, xông thẳng vào tận mọi ngóc ngách tính cách lẫn tâm sự sâu kín, và hạn cho chúng hội quân ở cái vùng tung thâm nhất thiết phải đánh chìm kỳ được là các ngõ ngách của nhân cách – để rồi từ đó ngòi bút ông lôi ra, làm sáng rõ ra trước mắt người đọc không biết bao nhiêu những điều thuộc về lương tâm và đời sống tinh thần của con người, những cái điều thời sự hằng ngày vẫn giáp mặt với những người đọc đương thời nhưng lại rất sâu xa và lâu bền, vĩnh hằng mà lại rất chung, rất phổ biến ở mọi người, mọi nơi, mọi thời.

Với việc lấy bản thân đời mình ra làm một thứ máy kiểm nghiệm, trong một thời buổi con người ta thể hiện ra dưới ngòi bút Nam Cao với tất cả tính chất và vẻ mặt thường tình, lắm khi đến là trớ trêu mà lại sâu. Nam Cao có biệt tài trước những biểu hiện tâm lý mang tính nhân cách, ông diễn tả nó dưới cái vẻ dửng dưng hơi khôi hài làm trào nước mắt.

Nguyễn Minh Châu – Nơi Cao, báo Văn nghệ số 29, 1987.

Chí Phèo là kết tinh những thành công của Nam Cao trong đề tải nông dân và là một kiệt tác trong nền văn xuôi trước Cách mạng. Khác với đa số truyện ngắn khác, Chí Phèo vừa phản ánh xã hội nông thôn trên bình diện đấu tranh giai cấp, vừa thể hiện vấn đề con người bị tha hóa. Qua hình tượng Chí Phèo, một trường hợp nông dân lưu manh hóa, Nam Cao không những đã miêu tả sâu sắc, cảm động cuộc sống đày đọa của người nông dân bị đè nén, bóc lột đến cùng cực, mà còn dõng dạc khẳng định nhân phẩm của họ trong khi họ bị xã hội vùi dập đến mất cả hình người, tính người.

Nguyễn Hoành Khung – Lịch sử văn học Việt Nam, tập V, NXB Giáo dục, H, 1978

 

 Hình tượng Chí Phèo chứa đựng trong mình cả một sơ đồ, một kịch bản về sự phát triển về thân phận người nông dân nói riêng và người lương thiện nói chung trong những điều kiện sống nhất định. Nhưng nếu chỉ có vậy thì khả năng bay bổng, sức gợi cảm hứng của Chí Phèo rất hạn chế. Điều quan trọng hơn là trong Chí Phèo (được nhân lên bằng hình tượng Thị Nở), Nam Cao đã thâu tóm mọi khát vọng nóng bỏng của thời đại, còn kéo dài tới nay : đó là khát vọng hoàn lương, khát vọng đổi đời. .

Đặng Anh Đào – Khó năng tái sinh của Chí Phèo ïn trong NC.TGTP, sđd, tr. 231.

 

Trong nền văn học hiện thực đang tìm đường và đang chiến đấu với các xu hướng phản động bấy giờ, thiên truyện Chí Phèo của Nam Cao nổi bật lên, thật xuất sắc. Chí Phèo đã nói những cái khổ cùng cực của thôn quê dưới ách cường hào ở trước mắt, với quan lại và thực dân ở phía sau. Anh cùng đinh liều mạng Chí Phèo giấy giụa giữa những người nông dân bị bóc đến cái khố không còn, càng dễ bảo càng bị dúi cổ xuống, dúi cho đến không còn thở được cũng chưa thôi, suốt đời sống không ra con người, chưa biết đến đời thuở nào mới thoát được nanh vuốt của sự nghèo đói, ngu tối, nó hành hạ bóp rúm người ta lại, hoặc đẩy người ta đến Sở mộ phu, đồn điền cao su và những tội ác cùng đường.

Cuối 1944, Nam Cao viết xong Sống mòn. Tập tiểu thuyết ấy quăng đi, ném lại, không lọt qua được lưới kiểm duyệt để xuất bản, tuy rằng soi từng chữ không có chỗ nào bắt bẻ được. Sống mòn tả cuộc sống thiểu não, quần quanh, nhỏ nhen của mấy người trí thức tiểu tư sản nghèo, một cuộc sống màu xám cứ “mốt lên, rỉ đi, mòn ra, mục ra”, không có lối thoát. Rộng hơn là vận mệnh mấy con người ấy, ta thấy đặt ra một cách ám ảnh vấn đề vận mệnh chung của cả một xã hội chua xót, đau đớn, buồn thảm, tủi nhục, trong đó đời sống không còn ý nghĩa, quay về phía nào cũng thấy dựng lên những bức tường bế tắc. 

Văn Nam Cao, ngay trong những tác phẩm đầu, đã thực sắc sảo. Anh nhìn sâu vào sự thật một cách sắc cạnh, nhiều khi mỉa mai. Không ve vuốt ngay bản thân mình và giai cấp mình như một vài nhà văn tiểu tư sản tìm an ủi trong một triết lý hàng phục chế độ đương thời, anh tạo được những điển hình giai cấp thật sống và cảm động. Trong lúc văn lãng mạn tư sản đã xa rời lời ăn tiếng nói của nhân dân, viết lái Tây như văn địch, càng ngày càng trống rồng, hình thức, anh đã tạo cho mình một lối văn mới, đậm đà bản sắc bình dân, nhưng không rơi vào chỗ thô tục. Và qua những lời phẫn uất, cũng đồng thời thấy biết bao thương yêu. Nam Cao yêu tru mến cái làng khổ sở của anh, anh yêu những bến đò hiền lành, những buổi sáng, buổi trưa của thôn quê Việt Nam. Mỗi khí nói đến những cái ngốc dại quanh quẩn của những người đau khổ quằn quại, biết bao nhiêu xót xa độ lượng trong câu văn anh.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn, nhà báo Ngô Tất Tố

Nguyễn Đình Thi – NC.TGTP, sđd, tr. 45.

Đọc văn Nam Cao, ở truyện nào ta cũng có thể gặp những hoàn cảnh mâu thuẫn ;những tình huống trái nước ; những sự tương phản giữa thực tại và ước mơ, giữa bên trong và bên ngoài, giữa ý nghĩ và hành động, giữa cao cả và thấp hèn, giữa lương thiện và độc ác, giữa cái xấu và cái đẹp… Đặc biệt là trong văn Nam Cao xuất hiện rất nhiều những tình huống bất ngờ, những tình thế đảo ngược và những yếu tố khác thường như là dấu hiệu báo trước, là lý do của những gì sắp xảy ra… Có lẽ đó là nguyên cớ trực tiếp làm xuất hiện những chữ Nhưng ở các trang 255, 256, 262, 263, 266, 284, 286, 287 trong truyện Sống mòn được trích in trong Tổng tập văn học Việt Nam (tập 30A). Sự hiện diện của chữ Nhưng trong các trường hợp này không chỉ tham gia vào quá trình tạo nghĩa cụ thể cho câu mà còn tham gia vào việc tạo ra những quá trình diễn biến tâm lý phức tạp, làm nên chiều sâu tính cách nhân vật và chiều sâu tư tưởng cho mỗi sáng tác. Ở những trường hợp này, ý nghĩa ngữ pháp của chữ Nhưng mờ đi rất nhiều. Mỗi lần chữ Nhưng xuất hiện là một lần các nhân vật của Nam Cao như được trắc nghiệm về tâm lý, được thêm một cơ hội để nghiền ngẫm lại, được thêm một dịp đổi thay, nếm trải. Sau chữ Nhưng, Chí Phèo, Năm Thọ, Binh Chức về làng. Sau chữ Nhưng, Bá Kiến và Chí Phèo chết còn Thị Nở thì nhìn nhanh xuống bụng và nghĩ đến chiếc lò gạch bỏ không. Sau chữ Nhưng, cuộc đời Di Hảo khổ ải cay đắng hơn, Ít bị những “ánh trăng lừa dối” mê hoặc hơn. Còn Thứ, sau những chữ Nhưng , cuộc sống và suy nghĩ của anh bao lần trắc trở. Trường học thành nơi nhốt ngựa, còn “anh giáo khổ trường tư” lên tàu trở về quê trong muôn nỗi ngổn ngang vò xé. Có thể nói, thế giới nghệ thuật Nam Cao là một thế giới không thuận chiều, không suôn sẻ. Ít thấy ở đây những cảnh tượng êm đềm, những con người được yên thân. Dường như đó là một thế giới ba động khiến cho con người không còn làm chủ được bản thân mình, tương lai của mình. Đó là lý do để văn phong Nam Cao cứ bị giật cục, chứng lại, cứ bị cộm lên luôn bởi những chữ Nhưng khác thường.

Phan Trọng Thưởng – Tìm hiểu một chữ *Nhưng” trong văn Nam Cao, Tạp chí Văn học số 10 – 1997.

Tôi thấy ở Marx và Engels có ý rằng : nói lý tưởng nhân văn là nói yêu cầu và ước vọng về con người. Yêu „ấu và ước vọng cao nhất của Marx và Engels về con người là yêu cầu về phát triển năng lực. Theo Marx thì phải tạo điều kiện để con người phát triển được năng lực. Ông cũng mô tả rằng chỉ có một số ít người có được điều kiện đó, còn đa số buộc  phải vật lộn để thỏa mãn những như cầu thiết yếu hàng ngày nên bị tước bỏ mọi khả năng phát triển. Với tôi đó là một phát hiện quan trọng, vì chủ nghĩa nhân đạo truyền thống của ta chỉ nặng về tình thương. Nhưng còn bất ngờ hơn khi tôi thấy ở Sống mòn của Nam Cao cũng có những ý kiến như vậy. Trong Sống mòn, day dứt của Thứ là, sống phải làm thế nào để những năng lực của loài người chứa ở mỗi người được phát triển tận độ. Đó là chủ nghĩa nhân đạo của Nam Cao. Còn một vấn đề nữa. Ta hãy chú ý đến đoạn đối thoại giữa Thứ và Sang. Thứ hỏi : “Nếu gia đình anh có cách sinh nhai chắc chắn rồi, anh có thể chỉ nghĩ đến anh thôi, thì anh sẽ làm gì ?°. Sang trả lời : “Tôi học vẽ ! Tôi thích vẽ ngay từ khi 13, 14 tuổi… Giá tôi được học, tôi cũng có thể thành họa sĩ”. Vậy là ngay ở một con người phàm tục như Sang, Nam Cao cũng không nỡ tước bỏ khát vọng nhân văn, khát vọng phát triển năng lực. Theo tôi, để có một quan niệm đầy đủ về chủ nghĩa nhân đạo, cần trở lại những tư tưởng rất lớn của Marx, và ở ta nó được phát biểu đầu tiên bởi Nam Cao.

Hoàng Ngọc Hiển – Tạp chí Văn học số 11 – 1997.

Việc xuất hiện một loạt các nhân vật xấu xí, kỳ dị ở trong tác phẩm của Nam Cao là một việc làm đầy dụng ý của tác giả (về nội dung phản ánh cũng như về nghệ thuật biểu hiện). Phải chăng, Nam Cao muốn nhấn mạnh tính chất khốc liệt và tàn bạo của xã hội Việt Nam trong thời kỳ đen tối nhất. Sự bế tắc đến mức dồn nén đã xô đẩy con người vào ngõ cụt của cuộc đời. Nó đã làm méo mó đi, dị dạng đi cả tâm hồn và thể xác của bao người dân hiền lành, lương thiện và vô tội. Chưa bao giờ trong các tác phẩm văn học của nước ta lại xuất hiện nhiều đến thế những gương mặt xấu xí đến mức ghê tởm, những cuộc đời hoặc đần độn, ngu ngơ, hoặc điên loạn, cuồng dại đến mất hết tính người như ở thời kỳ này (thời kỳ 1939-1945). Với những Thị Nở, Mụ Lợi, Nhi, Thiên Lôi – Trương Văn Rự, Trạch Văn Đoành và cuối cùng là Chí Phèo. Tất cả đều được Nam Cao đưa vào tác phẩm một cách khách quan, sinh động như chính sự hiện diện của nó ở đời. Hiện thực xã hội vi thế mà được phản ánh một cách sâu sắc và toàn diện hơn, tính chất phê phán, tố cáo vì thế mà tinh vi, thâm thúy hơn. Một xã hội đen tối, tàn nhẫn tới mức đã tước đoạt đi tất cả vẻ đẹp hình thức và tinh thần con người, biến con người thành đần độn, ngơ ngẩn, hoặc tàn bạo, hoặc điên loạn như con quỷ dữ – xã hội ấy còn có thể tồn tại được hay không ? Ý nghĩa phủ định được toát ra từ những số phận của con người vô duyên, xấu xí ấy – thật kín đáo mà mãnh liệt.

Việc xây dựng một loạt các nhân vật xấu xí, kỳ quặc này trong tác phẩm của Nam Cao, là một việc làm mang đầy dụng ý nghệ thuật của tác giả. Đó là một thủ pháp nghệ thuật mang tính thi pháp rõ rệt của Nam Cao, và cũng từ đó đã toát ra khuynh hướng nghệ thuật của tác giả.

Trong quá trình thể hiện loại nhân vật này, Nam Cao đã bộc lộ rõ quan điểm rất hiện đại về hai chữ CON NGƯỜI của mình. Không có con người hoàn toàn thánh thiện, không có con người hoàn toàn xấu xa ! Con người được hiện diện với tất cả sự phức tạp của các mặt đối lập.

Con người vừa đẹp đế, vừa xấu xa, vừa cao thượng, vừa tầm thường, vừa nhân đạo, vừa độc ác, vừa đáng ghét, vừa đáng thương… Một Thị Nở xấu xí đần độn cũng là một Thị Nở tốt bụng, ân tình. Một Chí Phèo “quỷ dữ” cũng là một Chí Phèo “hiền lành như đất” ; một thằng Đức lúc đần độn, khi lưu manh cũng là một thằng Đức một thời hiền lành, chăm chỉ, đáng thương…

Trần Thị Việt Trung – Về các nhân vật dị dụng trong các sáng tác Nam Cao in trong NC.TGTP, sđd, tr. 464, 465. Nguyễn Như Ý tuyển trích

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top