journal and pen - Skybound Coaching & Training

Giới thiệu nhà văn Ngô Thì Chí

journal and pen - Skybound Coaching & Training

Tiểu sử nhà văn Ngô Thì Chí

(1753 – 1788)

Nhà thơ, nhà văn Ngô Thì Chí, có tên chữ Học Tốn, hiệu Uyên Mật, con trai thứ hai của Ngô Thì Sỹ. Quê gốc : làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông đỗ á nguyên khoa Hương tiến, làm quan đến chức Thiêm thư bình chương tỉnh sự thời chúa Trịnh Sâm. Khi mất, ông được vua Lê Chiêu Thống truy tặng chức Hàn lâm thị chế, tước Dụ Trạch bá. Cuộc đời làm quan của ông chia thành hai giai đoạn : giai đoạn đầu dài hơn dưới thời chúa Trịnh diễn ra bình thường, không có gì nổi bật ; giai đoạn sau ngắn ngủi, chỉ từ cuối năm 1787 đến khi mất, là thời gian ông theo vua Lê tới Chí Linh (Hải Dương), để bàn sách lược trung hưng nhà Lê, rồi nhận lời vua lên Lạng Sơn, ]à nơi cha ông trấn nhậm trước đây, để chiêu mộ nghĩa  quân chống lại Tây Sơn. Song ông mới đi tới huyện Phượng Nhỡn thuộc tỉnh. Bắc Giang thì ốm nặng và mất tại đây. Vì gần một năm trời bôn ba phò Lê này mà lâu nay Ngô Thì Chí thường bị đánh giá thấp về mặt tư tưởng. Ông bị liệt vào hàng nho sĩ thủ cựu, không thức thời, thậm chí “phản động” vì mưu đồ chống Tây Sơn, do đó khi điểm đến các tác giả trong Ngô gia văn phái, có sách đã gạt ông ra ngoài. Một bằng chứng bất lợi hơn nữa cho Ngô Thì Chí là : trong bản Trưng hưng sách viết dâng lên vua Lê hồi ở Chí Linh, ông có hiến . kế để nghị nhà Thanh cho quân đóng . sát biên giới nước ta để thanh viện (viện trợ bằng thanh thế), giúp quân cần vương trong nước. Sau này, lời đề nghị thanh viện đó được các bề tôi khác của vua Lê phát triển thành ngoại viện (cầu  viện quân đội nước ngoài) ngoài ý định của Ngô Thì Chí, song ông vẫn bị đánh đồng với đám bể tôi “cõng rắn cắn gà nhà”, dẫn tới việc quân Thanh tràn sang nước ta vào năm 1788. Thực ra tư tưởng phò Lê là tư tưởng chung của nho sĩ Bác Hà năm 1787 – 1788, trong đó có cả anh ruột ông là Ngô Thì Nhậm khi  chưa cộng tác với Tây Sơn.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Y Phương

Tác phẩm của nhà văn Ngô Thì Chí

Thơ văn để lại có Học phi thí tập (Tập thơ học bay), Học phí văn tập và được gọi chung là Bình chương Học Tôn công di thảo (Bản thảo để lại của ông Học Tốn chức quan Bình chương) viết bằng chữ Hán, gồm khoảng 50 bài thơ, văn. Ngoài số văn sớ cúng ngày rằm mồng một, tế tôn miếu và số thơ tiến tặng viết hộ người khác ra, hầu hết thơ văn của Ngô Thì Chí tập trung vào bốn chủ đề : tình nước, tình nhà, tình bạn và tự thuật về mình.

Ở chủ đề thứ tư, những bài văn như Chỉ ngôn tiểu thoại tự (Nói về những chuyện vụn vặt) và những bài thơ như Quý Mão nguyên đán khách thứ khai bút đề (Thơ khai bút đầu năm Quý Mão – 1772 nơi đất khách), Kỷ Tỵ khai bút đề, Bóc trị sinh (Bói về việc lo liệu cuộc đời) v.v.. cho thấy Ngô Thì Chí là người chăm học hỏi, khiêm tốn, đạm bạc với công danh phú quý, song rất có trách nhiệm với công việc được giao.

Ông có tình bạn tâm giao, tri kỷ với Trần Danh Án về những phương diện chủ chốt như lẽ sống, đạo làm tôi, chí làm trai… trong lúc đất nước lâm nguy. Điều này thể hiện rất rõ ở chủ đề thứ ba trong thơ trao đổi, xướng họa với ông bạn họ Trần, như chùm ba bài ông gửi Tư Đường (tên hiệu của Trần Danh Án). Chính tình bạn tri kỷ này mà ông đã theo bạn đến Chí Linh phò vua Lê Chiêu Thống.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Nông Quốc Chấn

Ông còn dành tình cảm hết mình cho đại gia đình họ Ngô; trong đó sâu nặng nhất là đối với cha và với anh, thể hiện trong hầu hết số thơ văn của mình. Khi cha ông mất và anh ông phải lánh nạn ở Thái Bình, Ngô Thì Chí đã thay anh lo liệu mọi công việc trong đại gia đình, từ hiếu, hỷ cho đến sinh kế, với tư cách người trưởng tộc. Điều này cắt nghĩa vì sao trong số thơ văn không nhiều của Ngô Thì Chí lại có bài văn sớ cúng lễ. Đáng chú ý trong số thơ văn về chủ đề thứ hai là những bài ghi cảm xúc về người cha như Nhị Thanh động bi ký (Bài ký ghi tên bia động Nhị Thanh), Bính Ngọ nguyên đán khai bút đẻ (Thơ khai bút đầu năm Bính Ngọ – năm sinh – của cha),.v.v… cùng một số bài văn trao đổi chí hướng với anh như Mộng Thiên Thai phú bình (Bình bài phú Mộng – Thiên Thai của Ngô Thì Nhậm), Hoài Lâm Trì phú (Nhớ bài phú Lâm Trì của Ngô Thì Nhậm), Tục Thiên Thai phú (Viết nối bài phú Thiên Thai của Ngô Thì Nhậm), v.v… Ở số bài này, Ngô Thì Chí đề cập đến những triết lý sâu sắc của đạo Nho, của kinh Dịch trong việc ứng xử, hành tàng và trong tu dưỡng. Ở chủ đề thứ nhất, tình yêu đất nước tập trung thể hiện ở bài Quốc sử riệp lực (Ghi chép vắn tắt về lịch sử nước nhà) viết bằng thể văn biền ngẫu. Tác giả tỏ bày niềm tự hào trước những trang sử mở nước đầy vẻ đẹp của truyền thuyết, thần thoại và nhất là những trang sử ghi lại quá trình dựng nền độc lập tự chủ từ Hai Bà Trưng cho đến Lê Lợi. Tài lãnh đạo việc nước, dùng người, tài chỉ huy những trận thắng lớn quân xâm lược nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh của các triều vua anh hùng nước ta, được tác giả nhắc đến và đánh giá cao với lời văn sảng khoái. Điều đáng chú ý hơn là bài văn không phải nhằm mục đích như ghi rõ ở đầu để, mà tác giả chỉ mượn việc điểm lại những sự kiện lịch sử lớn đã qua để bày tỏ những kiến giải của mình về nguyên nhân hưng suy của các triều đại, qua đó gián tiếp nêu lên ý kiến về việc xử lý triều chính trước mắt với chúa Trịnh. Trong bài văn rất dài này, tác giả nhắc đến việc nhất thống đất nước đến bốn lần.Đọc vào lời văn nhất thống, không chỉ có nghĩa thâu tóm quyền hành cả nước vào tay hoàng đế chính thống mà còn có nghĩa thu phục non sông về một mối, dẹp yên loạn lạc, đất nước thái bình. Tư tưởng này cũng là nguyện vọng thiết tha, ước mong da diết của cả tầng lớp trí thức sống vào cuối TK XVIII, khi xã hội chia rẽ, suy thoái về nhiều mặt.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Trần Quang Triều

Có phần chắc chính tư tưởng này đã khiến Ngô Thì Chí chấp bút viết Nhất thống chí mà tên thường gọi sau này là Hoàng Lê nhất thống chí (Ghi chép công cuộc nhất thống của vua Lê), khi quyền hành trị vì bỗng chốc được trao lại cho vua Lê Hiển Tông vào giữa năm 1786. Ông có thể đã viết bảy hồi đầu. Mọi luận điểm bác bỏ Ngô Thì Chí là tác giả Hoàng Lê nhất thống chí đều chưa có chứng cứ thuyết phục. Vì lẽ đó, Ngô Thì Chí xứng đáng được tìm hiểu  kỹ hơn với tư cách một nhà văn lớn.

 

Scroll to Top