Tiểu sử nhà văn Nguyên Hồng
Nhà văn Nguyên Hồng, tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng. Ông sinh ngày 5.11.1918 tại Tp. Nam Định, mất ngày 2.5.1982 tại tỉnh Bắc Giang. Quê gốc : TP Nam Định. Xuất thân từ một gia đình viên chức sa sút rồi rơi xuống tầng lớp dân nghèo, cha mất sớm, mẹ đi bước nữa, ông phải sống nhờ một bà cô cay nghiệt. Về sau, mẹ lại trở về và mẹ con bỏ quê hương tới sinh sống trong một xóm nghèo ở Hải Phòng (xóm Cấm) cùng với các tầng lớp phu phen, thợ thuyền, buôn bán vặt, lưu manh, gái điếm mạt hạng v.v… Những con người ở “dưới đáy” của xã hội thành thị này sẽ trở thành nhân vật chính của tác phẩm Nguyên Hồng.
Nguyên Hồng giác ngộ lý tưởng cách mạng từ thời kỳ Mặt trận dân chủ Đông Dương (1936-1939). Ông bị thực dân bắt giam năm 1939 tại nhà tù Hà Giang. Ra tù ông vẫn tiếp tục hoạt động. Ông gia nhập Hội văn hóa cứu quốc chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám 1945. Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyên Hồng hăng hái phục vụ cách mạng và kháng chiến. Ông thường được bầu vào BCH Hội nhà văn, có thời gian phụ trách tuần báo Văn của Hội (1957). Ông luôn được giao phụ trách những lớp bồi dưỡng nhà văn trẻ, đồng thời làm Chủ tịch Hội văn nghệ Hải Phòng. Nguyên Hồng luôn luôn trung thành với chân lý cách mạng, có nhân cách cứng cỏi. Từ khoảng 1958 đến lúc qua đời, ông tự nguyện sống cuộc sống thanh bần ở một vùng đồi núi hẻo lánh thuộc huyện Nhã Nam, tỉnh Bắc Giang (đồi Cháy, ấp Cầu Đen). Ông mất vì bệnh tim mạch tại đây (1982).
Tác phẩm của nhà văn Nguyên Hồng
Tác phẩm gồm tiểu thuyết : Bỉ vỏ (1938), Qua những màn tối (1942), Đàn chim non (1943), Hơi thở tàn (1942), Quán Nải (1943), Cửa biển (4 tập : Sóng gầm (1961), Cơn bão đã đến (1967), Thời kỳ đen tối (1973), Khi đứa con ra đời (1976), Thù nhà nợ nước (1981), Núi rừng Yên Thế.
Truyện ngắn, hồi ký, bút ký : Bảy Hựu (1940), Những ngày thơ ấu (1940), Cuộc sống (1942), Hai dòng sữa (1944), Vực thẳm (1944), Miếng bánh (1945), Ngọn lửa (1945), Địa ngục và lò lửa (1946), Đất nước yêu dấu (1955), Đêm giải phóng (1951), Giữ thóc (1955), Sức sống của ngòi bút (1964), Bước đường viết văn (1971), Một tuổi thơ văn (1973), Những nhân vật ấy đã sống với tôi (1978).
Thơ : Trời xanh (1960), Sông núi quê hương (1973).
Kịch : Người con gái họ Dương (di cảo).
Khác với nhiều cây bút khác trong thời gian đầu cầm bút thường chưa xác định được đúng con đường nghệ thuật thích hợp với bản chất tư tưởng và tài năng của mình, Nguyên Hồng ngay từ tác phẩm đầu tay đã chọn đúng con đường của một chủ nghĩa nhân đạo thống thiết hướng về những lớp người cùng khổ nhất trong xã hội thực dân phong kiến. Nguyên Hồng cảm bút trước hết không phải để làm văn chương, mà trước hết để nói lên một cách tha thiết nhất, sâu sắc nhất những nỗi thống khổ của loài người mà ông cho rằng văn chương xưa nay chưa nói được bao nhiêu. Trong thế giới của những người cùng khổ nhất ấy, Nguyên Hồng nhận thấy không ai khổ hơn là những người phụ nữ. Họ là nô lệ của nô lệ – nô lệ ngoài xã hội và nô lệ trong gia đình do những tập tục phong kiến nặng nề. Từ Tám Bính trong Bỉ vỏ đến Mẹ La, Gái Đen trong bộ tiểu thuyết Cửa biển sau này, người phụ nữ lao động nghèo khổ vẫn là nhân vật tiêu biểu nhất của tiểu thuyết Nguyên Hồng.
Đọc Nguyên Hồng, người ta thường cảm thấy nặng nề vì nhà văn dường như cố ý dồn lên số phận nhân vật của mình đủ mọi tai họa trên đời. Nhưng có làm như vậy ông mới có cơ hội nói được triệt để những nỗi thống khổ của loài người. Tuy nhiên, nhân vật của Nguyên Hồng dù bị đày đọa cực khổ đến thế nào cũng không bao giờ chịu gục ngã về tỉnh thần. Đó là những mầm cây mạnh mẽ chọc thủng lớp lớp bùn đất để vươn thẳng lên bầu trời đầy ánh sáng. Nguyên Hồng có một niềm tin không gì lay chuyển được ở bản chất tốt đẹp của người dân lao động, làm cơ sở vững chãi cho một chủ nghĩa lạc quan mãnh liệt. Tinh thần lạc quan ấy, khi nhà văn được tiếp xúc với lý tưởng cách mạng, càng trở nên sôi nổi hơn ngay trong xã hội cũ, thể hiện trong các tác phẩm : Người đàn bà Tàu, Những mầm sống, Cuộc sống, Hơi thở tàn, Ngọn lửa… Điều đó giải thích vì sao trước và sau Cách mạng tháng Tám, sự nghiệp sáng tác của Nguyên Hồng không hề đứt đoạn mà liền mạch và hầu như thống nhất về tư tưởng và phong cách. Nhiều tác phẩm của ông thật khó phân biệt là ra đời trước hay sau cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 như Ngọn lửa, Lò lửa và Địa ngục chẳng hạn.
Văn Nguyên Hồng là thứ văn bám riết lấy cuộc sống, quấn quít lấy cuộc sống. Một thứ văn sôi nổi, hăm hở, tràn đầy chất thơ trữ tình lãng mạn. Một chất thơ không lấy cảm hứng từ mây gió trăng hoa mà luyện bằng bùn đất, sỏi đá, bằng than bụi các nhà máy, các bến tàu, trộn với mồ hôi mặn chát của người lao động, một chất thơ từ địa ngục tối tăm của chế độ thực dân vút thẳng lên trời cao lộng gió. Không phải ngẫu nhiên mà văn Nguyên Hồng đầy ánh nắng. Dưới ánh nắng ấy, đất đai trở nên màu mỡ hơn, cây cỏ trở nên tươi tốt hơn, và sinh khí tràn tới cả những nơi tưởng chỉ có hơi lạnh và bóng tối.
Đối với Nguyên Hồng, TP. Hải Phòng có thể xem như quê hương văn học của ông. Thành phố công nghiệp nơi cửa biển này đã có tác động đặc biệt đối với phong cách nghệ thuật của ông. Bầu trời trong văn Nguyên Hồng khổ, khó khăn của đồng bào Tây Nguyên. Nhân vật trung tâm là anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa. Cũng như những tác phẩm sau này, qua Đất nước đứng lên tác giả muốn thể hiện sinh động một chân lý lớn của thời đại : một dân tộc có những con người như Núp, có những buôn làng như Kông Hoa, có một truyền thống văn hóa như Tây Nguyên, lại có sự lãnh đạo của Đảng… dân tộc đó quyết không chịu sống quỳ, không thể cam tâm làm nô lệ. Đất nước đứng lên đã được trao Giải nhất của Hội văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. Những năm kháng chiến chống Mỹ, từ chiến trường khói lửa, hàng loạt các tác phẩm của Nguyên Ngọc mang bút danh Nguyễn Trung Thành lần lượt ra đời : Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, Đường chúng ta đi, Đất Quảng, Rừng và nà… Những tác phẩm này đã phản ánh được một cách sinh động kịp thời cuộc chiến đấu một mất một còn của miền Nam anh dũng. Đường chúng ta đi là bài tùy bút giàu chất thơ. Tác giả đã viết bằng một giọng điệu khi hào sảng, khi tha thiết, vừa ghi lại được tâm tình và những nghĩ suy của người lính trước giờ ra trận, vừa nói lên được tư tưởng và tư thế của cả một dân tộc trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù hung bạo nhất. Rừng xà nu là truyện kể về cuộc đời Tnú và cuộc nổi dậy của người dân làng Xô Man. Đó cũng là một truyện giàu màu sắc sử thi và mang tính khái quát cao. Hình tượng cây xà nu, và rừng xà nu đã trở thành biểu tượng của ngàn ngàn lớp lớp những người con của miền Nam thành đồng tổ quốc, biểu tượng về sức sống diệu kỳ của một dân tộc. Rừng xà nư cũng đã nói lên được chân lý tất yếu của cuộc chiến đấu chống Mỹ. Chân lý ấy thể hiện rất rõ trong câu nói nổi tiếng của cụ Mết : “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Nhìn chung, viết về hai cuộc kháng chiến (chống Pháp và chống Mỹ), những tác phẩm của Nguyên Ngọc mang đậm tính sử thi và giàu chất lãng mạn, lý tưởng. Ông đã để cập đến những vấn đề trọng đại của vận mệnh dân tộc và đất nước, xây dựng được những tính cách: anh hùng tiêu biểu cho nhân dân, giọng văn hùng tráng, trang trọng. Những kịch bản phim của Nguyên Ngọc sau này như Đất nước đứng lên, Có một con đường mòn trên biển Đông… cũng thể hiện rõ đặc điểm này. Ngoài Giải thưởng văn nghệ Việt Nam (1954 – 1955), ông còn được trao Giải thưởng Văn nghệ Nguyễn Đình Chiểu (1965) với tác phẩm Rừng xà nu và Giải thưởng quốc tế Lotus của Hội nhà văn Á – Phi (1973) về những tác phẩm văn học của ông thời chống Mỹ.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác