Tiểu sử nhà văn Nguyễn Khắc Phê
Nhà văn Nguyễn Khắc Phê sinh ngày 26.4.1939. Bút danh khác : Trung Sơn. Quê gốc: xã Sơn Hòa, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình nho học. Thuở nhỏ, ông sống và đi học ở quê. Từ l5 tuổi ông đã phải thoát ly gia đình tự kiếm sống. Từ 1959 đến 1974, Nguyễn Khác Phê là cán bộ thi công cầu đường ở Lạng Sơn, Hà Đông, Nghệ An, cán bộ giao thông bảo đảm chống Mỹ ở đường 12A Quảng Bình (đường Hồ Chí Minh), rồi cán bộ Ty giao thông vận tải Quảng Bình. Năm 1974 – 1975, ông là cán bộ binh vận, Ủy viên thường vụ BCH Hội văn nghệ Quảng Bình. Từ sau 1976, ông chuyên hoạt động văn học, từng là cán bộ biên tập tạp chí Sóng Hương tôi Ủy viên BCH Hội văn nghệ Bình Trị Thiên, Phó tổng biên tập rồi Tổng biên tập (trong thời gian 8 tháng) tạp chí Sông Hương, Phó Chủ tịch Hội văn nghệ Thừa Thiên – Huế.
Tác phẩm của nhà văn Nguyễn Khắc Phê
Tác phẩm gồm : Vì sự sống con đường (ký sự – 1968), Đường qua làng Hạ (tiểu thuyết – 1976), Đường giáp mặt trận (tiểu thuyết – 1976), Chỗ đứng người kỹ sư (tiểu thuyết – 1980), Miền xơ kêu gợi (tiểu thuyết – 1985), Những cánh cửa đã mở (tiểu thuyết – 1986), Nếu được chết thay em (tiểu thuyết – 1989), Lê Văn Miến – Người họa sĩ đầu tiên, người thầy đầu tiên (chuyên khảo – 1995).
Suốt 15 năm Nguyễn Khắc Phê làm công tác trong ngành giao thông vận tải, lại luôn sống gắn bó với những nơi tiền tuyến, mũi nhọn của cuộc sống : tuyến đường chiến lược Hồ Chí Minh… đã tạo nguồn cảm hứng và là chất liệu phong phú cho ngòi bút Nguyễn Khắc Phê. Sáng tác của Nguyễn Khác Phê, kể từ tác phẩm đầu tay : Những người đi tiên phong (1959) đến nay, hầu như đều tập trung phản ánh cuộc sống của những con người xây dựng đường và những con đường. Tập bút ký đầu tay Vì sự sống con đường viết về cuộc chiến đấu dưới chân đèo Mụ Gia – đoạn đầu mối của con đường mòn Hồ Chí Minh thời chống Mỹ và tiểu thuyết mang ý nghĩa giai đoạn khởi bút. Cùng với những ưu điểm nổi trội : sự phong phú, bộn bề của vốn sống, của chất liệu hiện thực, sự nắm bắt nhanh nhạy kịp thời những vấn để thời sự của đời sống, những sáng tác này còn bộc lộ nhược điểm chưa có được tầm khái quát nghệ thuật cao. Đường giáp mặt trận ghi nhận một bước tiến quan trọng trong sáng tác của Nguyễn Khắc Phê, mạnh đạn khơi vào những vấn đề cấp thiết của đời sống xã hội trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh chống Mỹ với cả những mặt tích cực – tiêu cực, bộn bề và phức tạp. Đóng góp của tiểu thuyết không chỉ ở sức phát hiện vấn để mang ý nghĩa xã hội mà còn ở bản lĩnh mạnh dạn, trung thực của người viết, góp phần giải đáp một vấn đề rất “thời sự” của đời sống văn học khi đó : phản ánh những nhân vật tiêu cực, những vấn đề tiêu cực của đời sống xã hội như thế nào ? Chỗ đứng người kỹ sư tiếp nối mảng đề tài cuộc chiến đấu trên con đường chống Mỹ và ba cuốn tiểu thuyết đi sâu phản ánh công cuộc xây dựng, khôi phục đất nước sau chiến tranh : Miền xa kêu gọi viết về một tổ kích kéo trong đội làm cầu khôi phục đường sắt thống nhất, Những cánh cửa đã mở tập trung vào những con người đang chiến đấu trên mặt trận thủy lợi và Nếu được chết thay em viết vẻ hiện thực cuộc sống của những con người ở nhà máy vôi Long Thọ.
Ngoài tiểu thuyết, Nguyễn Khắc Phê còn viết truyện ngắn, bút ký … Điều đáng quý ở Nguyễn Khác Phê là thái độ tích cực hòa nhập vào đời sống, là bản lĩnh của người cầm bút có nhân cách, có trách nhiệm. Nguyễn Khắc Phê không thuộc số những cây bút sắc sảo, tài hoa. Phần thành công và đóng góp của ông có được trước hết nhờ vốn sống thực tiễn phong phú, khả năng phát hiện những vấn đề cập nhật của đời sống.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác