A Family Wealth Statement | LWM | Linden Wealth Management LLC

Giới thiệu nhà văn, nhà báo Ngô Tất Tố

A Family Wealth Statement | LWM | Linden Wealth Management LLC

Tiểu sử nhà văn, nhà báo Ngô Tất Tố

Nhà văn, nhà báo Ngô Tất Tố, sinh năm 1893, mất năm 1954. Bút danh khác: Ngô Tất Tố, Lộc Hà, Lộc Đình, Phó Chi, Thôn Dân, Huy Cừ, Tuệ Nhỡn, Thuyết Hải… Quê gốc : làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay là xã Mai Lâm, ‘huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Ông nội của Ngô Tất Tố bảy lần đi thị hương chỉ đỗ Tú tài. Rồi cha ông cũng 6 lần “lều chống” mà không đỗ đạt gì. Riêng Ngô Tất Tố năm 22 tuổi, trong kỳ khảo hạch ở huyện nhà, đỗ đầu xứ ‘ nên thường gọi là “Ông đầu xứ Tổ”. Tuy vậy, vì lớn lên trong lúc nho học suy tàn, Ngô Tất Tố đã sớm bỏ bút lông, cầm bút sắt, bước vào nghề viết báo, viết văn như những cây bút “Tây học” đương thời. Hưởng ứng phong trào Mặt trận dân chủ Đông Dương, ông đã viết nhiều bài báo đăng trên báo chí công khai và sáng tác nhiều truyện ngắn, bút ký, phóng sự, tiểu thuyết. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, Ngô Tất Tố tham gia Hội văn hóa cứu quốc. Khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông tham gia cướp chính quyền ở địa phương. Trong kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) ông lên Chiến khu Việt Bắc, vừa sáng tác vừa làm công tác vận động nông dân phục vụ cuộc kháng chiến. Ông mất tại Yên Thế tỉnh Bắc Giang, di cốt đã được đưa về nghĩa trang liệt sĩ quê nhà.

Tác phẩm nhà văn, nhà báo Ngô Tất Tố

Trên lĩnh vực báo chí, ngay từ những năm 20 của TK XX và đặc biệt trong những năm Mặt trận dân chủ Đông Dương (1936 – 1939), Ngô Tất Tố thường xuyên có mặt trên khắp các tờ báo : An Nam tạp chí, Thân chúng, Thực nghiệp, Đông phương, Công dân, Tương lai, Việt nữ, Thời vụ, Đông pháp, Con ong, Hải Phòng tuần báo… Ngô Tất Tố đã viết một loạt bài báo lên án tội ác bọn thống trị đối với nhân dân lao động như : Ông thống sứ với trận mưa hôm nọ, Ông Pages chắc có đọc qua Trang Tử, Về cách làm giàu của bọn quan lại An Nam, Chúng ta nên yêu cầu một cuộc điều tra hoặc Mời ông Gôda thăm mấy nơi này, Dân vô sản với những ngày đã được gọi là kinh tế phục lưng, Bắc Ninh cấp cứu. Ngô Tất Tố luôn nghĩ tới quyền lợi người lao động khốn cùng và hướng tới tỉnh thần dân chủ trong xã hội, nên ngòi bút thông tấn của ông bộc lộ nhiều ý tưởng tiến bộ, gần gũi với cách mạng. Ông được bạn đọc đương thời ca ngợi là “một tay ngôn luận xuất sắc” (Vũ Trọng Phụng), một nhà báo có tính thần chiến đấu cao. Văn báo chí của ông thường ngắn gọn, trong sáng, nghệ thuật châm biếm sắc bén thâm thúy.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Đoàn Giỏi

Về sáng tác văn học, ông cũng đạt những thành tựu xuất sắc với 3 tác phẩm tiêu biểu Tác đèn (1939), Lều chống (1940), Việc làng (1940). Tắt đèn là một cuốn tiểu thuyết tiêu biểu cho sự nghiệp văn chương của Ngô Tất Tố. Tác phẩm đã phản ánh một cách đậm nét và sâu sắc xung đột gay gắt ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945, giữa một bên là những nông dân nghèo khổ và một bên là bọn cường hào, địa chủ quan lại phong kiến với bao chính sách vô lý của bọn thực dân đè nặng lên người nông dân nghèo. Đặc biệt là tác phẩm đã xây dựng được một nhân vật có giá trị điển hình : nhân vật chị Dậu, một,người đàn bà nông dân đảm đang, tháo vát, giàu tình thương, đầy sức sống, một tâm hồn trong sáng. Nguyễn Tuân gọi là “bức chân dung lạc quan”. Vũ Trọng Phụng đã đánh giá rất cao tác phẩm này : “một tiểu thuyết có luận đề xã hội hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác, tùng lai chưa từng thấy”. Tiểu thuyết Tắt đèn cũng tiêu biểu cho phong cách văn xuôi Ngô Tất Tố, thể hiện ở giọng văn mực thước, trong sáng, trầm tĩnh, pha chút hóm hỉnh. Tuy nhiên tác phẩm còn một vài nhược điểm trong cách diễn đạt : vừa chịu ảnh hưởng của lối “văn Tây” thiếu tự nhiên, vừa chưa gạt bỏ hết những rơi rớt của lỗi văn biển ngẫu. Tắt đèn xứng đáng được đánh giá là “một trong những tác phẩm thành công xuất sắc nhất trong trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam” (Từ điển văn học, tập II, NXB KHXH, II. 984). Ngoài Tắt đèn, tiểu thuyết Lều Chống mang tính chất phóng sự tư liệu viết về chế độ giáo dục, thi cử ở nước ta dưới thời phong kiến. Trong khi cung cấp khá nhiều tư liệu phong phú và dựng lại không khí học hành thi cử, “lều chõng” ngày xưa, tác phẩm vẫn xây dựng được những hình tượng nghệ thuật, có sức gợi cảm như Đào Vân Hạc, Khắc Mẫn, cô Ngọc và một số nhân vật nho học khác. Tinh thần dân chủ, chuộng công lý và khoa học là linh hồn của cuốn tiểu thuyết. Nhiều chương sách có thể xem như những thước phim tư liệu quý được gom nhặt từ chính sự học hành thi cử của ông, cha và cửa chính nhà văn. Tập phóng sự Việc làng lại chuyện nói về những hủ tục của làng quê mà nạn nhân là những người nông dân khốn khổ sau lũy tre làng. Bọn lý dịch, cường hào, địa chủ thường lợi dụng những hủ tục trói buộc này để đục khoét bóc lột, đẩy người nông dân vào cảnh khốn cùng. Tập phóng sự nêu nhiều thảm cảnh như phá sản, tự tử, bỏ làng đi mất tích chỉ vì những lệ tục khắc nghiệt trói buộc.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà báo, nhà văn Xích Điểu

Ngoài viết báo, sáng tác, Ngô Tất Tố còn có đóng góp trên lĩnh vực nghiên cứu, phê bình, dịch thuật như : Lão Tử (viết chung với Nguyễn Đức. Tịnh- 1942), Mặc Tử (1942), Việt Nam: văn học sử, Văn học thời Lý, Văn học thời Trần (1942). Đó là những công trình có giá trị khoa học. Ông còn là dịch giả của hai bộ Đường thi và tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí đến nay vẫn còn được sử dụng.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

 

Scroll to Top