Tiểu sử nhà văn, nhà báo Phi Vân
(? – ?, nửa đầu TK XX)
Nhà văn, nhà báo Phi Vân có tên . thật là Lâm Thế Nhơn (không rõ năm sinh, năm mất). Ông sinh trong một gia đình trung lưu. Quê gốc : tỉnh Cà Mau. Ông hoạt động văn học, báo chí từ trước Cách mạng tháng Tám, cộng tác với nhiều tuần báo, nhật báo, tạp chí ở Nam Bộ. Ông từng được nhận giải Nhất cuộc thi Văn chương của Hội khuyến học Cần Thơ năm 1943 với tập phóng sự Đồng quê.
Tác phẩm của nhà văn, nhà báo Phi Vân
Tác phẩm : Đồng quê (phóng sự – 1943), Dân quê (truyện đài – 1949), Tình quê (truyện dài – 1949), Có gái quê (truyện ngắn – 1943). Tác phẩm của Phi Vân đã được trích đăng trong Tổng tập văn học Việt Nam, tẬP 30 B.
Phi Vân viết nhiều thể loại : truyện ngắn, truyện dài, phóng sự… và được coi là một trong số không nhiều nhà văn của đồng quê Nam Bộ. Sáng tác của ông tập trung phản ánh sinh động và độc đáo cuộc sống của người dân quê Nam Bộ, cuộc vật lộn quyết liệt và dũng cảm của họ với thiên nhiên miền cực Nam tổ quốc để tồn tại và phát triển đặc biệt phản ánh những mâu Á thuẫn giai cấp sâu sắc, gay gắt giữa những người nông dân nghèo khổ và giai cấp địa chủ bóc lột. Đồng quê là tác phẩm tiêu biểu của ông (gồm một số phóng sự và một tiểu thuyết phóng sự Dưới đồng sâu), miêu tả cuộc sống của những người nông dân Nam Bộ với những phong tục tập quán, cách làm ăn, những nét tính cách riêng biệt đáng yêu sự chân tình, nhân ái và độ lượng. Với Dân quê, ông “muốn ghi một giai đoạn qua rồi cho số người chậm tiến, những người đang mong mỏi và chờ đợi một cơ hội thuận tiện để trở về những địa vị xưa thấy rằng thời oanh liệt của họ đã đến ngày tàn” (Phi Vân). Ông muốn tác phẩm của mình có tác dụng đánh tan ảo mộng của những người còn nhớ về thời đại vàng son xưa, đồng thời khích lệ những người còn đang phân vân chưa tin ở cuộc đấu tranh của dân tộc.
Những tác phẩm của Phi Vân từ 1945 – 1950 mô tả sự chuyển mình của nông thôn và người nông dân Nam Bộ trong cách mạng và kháng chiến chống Pháp.
Tuy sáng tác không nhiều, nhưng với sự tập trung về chủ đề, cách dựng truyện mới, lối hành văn trong sáng, đặc biệt ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, tươi tắn, giàu khả năng gợi tả, gợi cảm, sáng tác của Phi Vân đã tạo được cho người đọc ấn tượng đậm vẻ cuộc sống “dân quê” Nam Bộ