Nguyễn Trường Tộ và chữ Nôm

Giới thiệu nhà văn, nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ

Nguyễn Trường Tộ và chữ Nôm

Tiểu sử nhà văn, nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ

(1828 – 1871)

Nhà văn, nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ, sinh năm Minh Mệnh thứ 9 (1828), mất năm Tự Đức thứ 24 (1871). Quê gốc : làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Cha ông tên là Nguyễn Quốc Thư, một nhà nho theo Thiên chúa giáo.

Lúc nhỏ, Nguyễn Trường Tộ học chữ nho, nổi tiếng thần đồng, người ta thường gọi là Trạng Tộ. Năm 1855, ông được mời làm thầy dạy chữ Hán ở chủng viện Xã Đoài. Khi ấy, Giám mục Gauthier (Ngô Gia Hậu) mến tài ông, dạy ông tiếng Pháp và các bộ môn khoa học khác. Năm 1858, Pháp tấn công Đà Nắng, Thiên chúa giáo bị đàn áp, ông theo Gauthier lánh nạn sang Hương Cảng, rồi sang học ở Pháp khoảng hai năm. Đến 1861, Pháp đánh Gia Định, ông về nước coi việc giấy tờ và phiên dịch cho Đô đốc Charner với ngầm ý giúp vào việc giảng hòa. Khi Nguyễn Bá Nghi vào Gia Định thay cho Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Trường Tộ đã gửi ông này tờ bẩm nêu rõ những lý do nên tạm hòa hoãn. Tháng 3. 863, Phạm Phú Thứ đến Gia Định, ông lại gửi về triều một bản trần tình và ba bản điều trần. Năm 1864, Nguyễn Trường Tộ gặp một người của một Viện khoa học Anh, người đó mời ông sang Anh dự một Hội nghị khoa học, Ông muốn nhân dịp này sang Anh giao thiệp để thực hiện sách lược ngoại giao, bèn viết một bức thư gửi cho Trần Tiến Thành, đề nghị ý định của mình, nhưng không có trả lời. Tháng 2.1866, Nguyễn Trường Tộ ra Huế, gặp Trần Tiến Thành, rồi đột   trở về Xã Đoài. Tháng 6, được phái đi tham gia đào sông Thiết Cảng. Tháng 7, ông lại được phái đi tìm mỏ từ Quảng Bình đến Hải Dương. Sau đó, ông lại được gọi về Gia Định để chuẩn bị cùng sứ đoàn sang Pháp. Ở Pháp, ông tiếp tục gửi về triều đình các bản điều trần và cùng Gauthier thuê thầy dạy kỹ  nghệ, mướn chuyên viên, mua sách vở, dụng cụ, máy móc… để mang về nước mưu canh tân. Tháng 3.1868, phái bộ về nước, Nguyễn Trường Tộ bị những kẻ bảo thủ và mù quáng án cho tội làm tay sai cho Pháp. Tự Đức phải lệnh cho Trần Tiên Thành bảo vệ ông ở Xã Đoài. Năm 1871, trước khi chết ít lâu, Nguyễn Trường Tộ còn gửi lên triều đình hai bản điều trần, trong đó có một bản đề nghị đánh úp Gia Định, căn cứ vào việc Napoléon II đã thua trận trong cuộc chiến Pháp – Phổ.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Nhất Linh

Tác phẩm nhà văn, nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ

Tác phẩm của Nguyễn Trường Tộ chủ yếu là các bản “bẩm từ”, “thuyết, “khải”…, và một số thư từ. Nhờ công lao của Đào Duy Anh mà hầu hết đã được lưu lại trong Nguyễn Trường Tộ  điều trần tập gồm 4 tập dày. Tiếp sau, Trương Bá Cần đã dịch và công bố 58 di cảo của ông. Các điều trần của Nguyễn Trường Tộ để cập đến tất cả các vấn đề hệ trọng của Việt Nam thời đó như : quân sự, kinh tế, giáo dục, ngoại giao, văn hóa xã hội v.v… Bản điều trần nào cũng dồi dào tâm huyết và chứa đựng những cách kiến giải thấu đáo, mới mẻ. Tư tưởng chính là làm sao phải học theo phương Tây để canh tân cho bằng phương Tây, và thắng phương Tây chứ không phải chỉ Cần vương trong tuyệt vọng với một phương thức cũ kỹ và một nếp nghĩ đã quá lạc hậu. Trong Dự tài tế cấp bẩm từ, ông viết :“Người phương Tây là kẻ bán cái trí, cái đũng. Nếu ai biết khéo mua thì chẳng bao lâu các thứ họ có sẽ trở thành của mình”. Hay trong Tế cấp bát điêu, ông để nghị phải làm ngay 8 việc :

  1. Sửa đổi, chỉnh đốn võ bị ; 2. Hợp tỉnh huyện để giảm bớt quan lại ; 3. Cải cách tệ lạm để tăng ngân sách ; 4. Chỉnh đốn học thuật để tìm cái học có ích lợi thiết thực ; 5. Điều chỉnh thuế ruộng đất ; 6. Theo dõi sát việc biên  cương ; 7. Điều tra rõ dân số ; 8. Lập dục anh viện.
Đọc thêm  Giới thiệu tác giả  Hoàng Đức Lương

Tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ đáp ứng được đúng bước chuyển của lịch sử vào giai đoạn từ trung cổ sang cận, hiện đại. Việc nó không được sử dụng là một mất mát lớn, một thiệt thòi không thể kể xiết đối với vận mệnh dân tộc. Vẫn nằm trong mạch những “tấu”, “khải”, “thời .vụ sách”… của thể tài truyền thống, nhưng những điều trần của Nguyễn Trường Tộ đã mở rộng biên độ, sức chứa của các thể tài đó, và nhất là về mặt tư tưởng thì hoàn toàn mới mẻ.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ , tác giả khác

Scroll to Top