Abundant Hill Journal and Fountain Pen Set – Abundant Hill

Giới thiệu nhà văn, nhà giáo dục, nhà triết học Nguyễn Đức Đạt

Abundant Hill Journal and Fountain Pen Set – Abundant Hill

Tiểu sử nhà văn, nhà giáo dục, nhà triết học Nguyễn Đức Đạt (1824 – 1887)

         Nhà văn, nhà giáo dục, nhà triết học Nguyễn Đức Đạt, tự Khoát Như, hiệu Nam Sơn chủ nhân, Nam Sơn dưỡng tẩu, Khả Am chủ nhân. Quê gốc : làng Hoành Sơn, xã Nam Hoa Thượng, tổng Trung Cần, huyện Thanh Chương, nay là xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh, học rộng và sớm thành đạt. Năm 1847, dự thi hương đậu Cử nhân. . Năm 1853, khoa Quý Mão, dự thi hội và thi đình, ông đậu đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ, đệ tam danh tức Thám hoa. Cùng khoa Quý Mão này, cũng tổng Trung Cần còn có Nguyễn Văn Giao cũng đậu Thám hoa. Lúc xếp hạng, vua Tự Đức xếp ông trên ông Giao nên người xứ Nghệ thường gọi ông là “Thám nhất” hay là “Thám Hoành Sơn”. Ông là người thừa kế xuất sắc dòng họ Nguyễn Đức ở Hoành Sơn.

        Sau khi thi đậu, ông được vào viện Tập hiền tại kinh đô Huế rồi được thăng Cấp sự trung. Ít lâu sau ông xin về quê chăm sóc cha mẹ già và mở trường dạy học. Nổi tiếng đức độ và uyên bác, sĩ tử nhiều nơi kéo về xin thụ giáo. Ông thiết lập trường trên núi Nam nên có tên là trường Nam Sơn và được tôn xưng là Nam Sơn chủ nhân. Hầu hết sĩ tử xứ Nghệ rấp ranh vượt “Cửa Vũ” đều cảm thấy chưa yên tâm nếu chưa được đến trường Nam Sơn. Nhiều học trò của ông đã thành đạt.

         Tiếng tăm lừng lẫy, năm 1863, triều đình chớ ông sung chức Đốc học Nghệ An để ông được gần nhà. Khi cha mẹ mất, ông xin về cư tang và trường Nam Sơn lại mở cửa. Học trò lại lũ lượt kéo đến tìm thầy học đạo. Vừa đoạn tang, triều đình lại triệu ông về kinh, sung vào Quốc tử giám (Huế). Sau đó, ông đi làm Án sát Thanh Hóa, rồi Tuần phủ Hưng Yên. Năm 1873, giặc Pháp hành quân lấn chiếm Bắc Kỳ, các tỉnh xung quanh Hưng Yên rơi vào tay giặc mà triều đình Tự Đức thì cứ lui dần từng bước. Ông cảm thấy chán nản, lấy cớ lắm bệnh, xin cáo quan về lại núi Nam,  tiếp tục nghề dạy học.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Nguyễn Thiếp (1723 - 1804)

      Với hàng ước Patơnốt (1884), cả nước ta hoàn toàn trở thành thuộc địa Pháp. Năm 1885, sau khi khởi sự không thành, Hàm Nghi xuất bôn, ra Sơn Phòng Hà Tĩnh, xuống chiếu Cần vương, nhiều nơi dấy binh hưởng ứng. Nguyễn Đức Đạt cùng em là Nguyễn Đức Quý đến hành tại ra mắt nhà vua, được Hàm Nghỉ tấn phong Lạt bộ Thượng thư lĩnh An Tĩnh Tổng đốc để lo việc khôi phục đất nước. Ông về núi  Nam khởi binh, đóng đại bản doanh ở đỉnh Hoành Sơn. Thế cô, lực yếu, lại bị giặc Pháp dồn dập tấn công, nghĩa quân phải rút lên vùng đại ngàn Thanh Chương. Ông tuổi già sức yếu, không theo lên núi được, đành lấn tránh rồi mất vào năm I887. Nhà khoa bảng, vị danh sư, nhà yêu nước Nguyễn Đức Đạt là một biểu tượng đẹp của đất Hồng Lam hiếu học và yêu nước.

Tác phẩm của nhà văn, nhà giáo dục, nhà triết học Nguyễn Đức Đạt

          Về sáng tác và trứ tác, ông đã để lại một di sản khá lớn. Ba tác phẩm thơ là Đông hiên hà dụ tập, Hồ dạng thi tập Vịnh sử thi tập. Các tập thơ này đều bằng chữ Hán và ít được phổ biến. VÍ như Hồ dạng thi tập gồm đến 444 bài nhưng là một cuốn thơ tập cổ, tác giả rút trong các tập thơ văn cổ Trung Quốc, rồi cấu thành những bài thơ vịnh cảnh, ngụ tình. Lối “chơi thơ” này chủ yếu để phô trương vốn uyên bác, thỉnh thoảng cũng có những bài súc tích, gợi ‘cảm xúc mới nhưng nói chung thơ không gắn với cảm xúc đích thực của tác giả và hiện thực của xã hội. Tập thơ vịnh sử cũng chỉ vịnh các nhân vật lịch sử Trung Quốc. .

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Vũ Huy Tấn

        Sự nghiệp trứ tác của ông để lại bao gồm : Nam Sơn song khóa phú tuyển, Nam Sơn song khóa chế nghĩa, Đăng Long văn tuyển, Nam Sơn di thảo, Khả Am văn tập... Các tập này chính do tay thầy Nam Sơn biên soạn, dùng làm sách giáo khoa và sách tham khảo cho các sĩ tử chuẩn bị ghi tên ứng thí. Các thể văn được tuyển chọn rất đa dạng như phú, chế, chiếu, biểu, văn sách, ký, biện thuyết, văn tế, trướng mừng…

      Vẻ lịch sử nước nhà, Nguyễn Đức Đạt viết cuốn Việt sử thăng bình bàn về lịch sử qua các triều đại với dụng ý rút ra một số bài học về trị quốc an dân. Bên cạnh những ý đúng, ông cũng có sự ngộ nhận khi đánh giá về tài năng của người anh hùng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Nguyễn Trãi.

       Đáng chú ý là cuốn Nam Sơn tùng thoại gồm 32 chương, trình bày dưới hình thức đàm thoại giữa thầy và trò. Hàng loạt câu vấn và đáp đề cập đến nội dung các bộ sách kinh điển của nho gia là Ngũ kinh, Tứ thư để khẳng định đạo thống và phê phán sách của Bách gia chư tử. Nhiều thiên dành ra để bàn về đức trị, quân đạo, nhân hòa, học vấn, pháp chế… Nhìn chung, quan điểm của vị Thám hoa Hoành Sơn chưa vượt quan điểm của Tống Nho ở TK X.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Thanh Châu

        Là nhà văn, với lối viết văn xuôi đàm thoại trôi chảy, với lối biện luận khúc chiết, mạch lạc, ông đã tạo nên nét mới cho văn xuôi đương thời. Ông cũng nêu lên được quan niệm về văn thơ đúng đắn : một tác phẩm hay bao giờ nội dung và hình thức cũng bảo đảm sự thống nhất. Là nhà giáo, danh sư Nam Sơn đã thực hành mẫu mực một phương pháp sư phạm rất khoa học : dạy học. theo lối vấn đáp, vừa sát trình độ sĩ tử, vừa sống động dễ uốn nắn đối với thầy và cũng dễ tiếp nhận đối với trò.

       Trong toàn bộ cuộc đời của ông, sự nghiệp giáo dục của danh sư Nguyễn Đức Đạt được quê hương ông rất tôn vinh. Đôi câu đối hiện còn tại nhà thờ họ Nguyễn Hoành Sơn đã ghi nhận như vậy : Suốt đời tạo dựng nên người, ơn muôn thuở ngôi nhà cỏ ở Nam Sơn. Văn chương vang lừng cả nước, ngọn núi cao ở châu ta Hồng Lĩnh – (Lời dịch).

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top