Tiểu sử nhà văn, nhà thơ Mạc Đĩnh Chi
(1272 – 1346)
Nhà văn, nhà thơ Mạc Đĩnh Chi. Quê gốc : làng Lan Khê, huyện Bích Hà, sau dời sang làng Lũng Động, huyện Chí Linh, nay là Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên năm 1304, đời Trần Anh Tông. Ông làm quan tới chức Tả bộc xạ, tức Thượng thư. Mạc Đĩnh Chỉ từng được cử đi sứ sang Trung Quốc và tài nẵng của ông được triều đình nhà Nguyên rất kính trọng. Khi tuổi già, ông nghỉ hưu và mở trường dạy học.
Tác phẩm nhà văn, nhà thơ Mạc Đĩnh Chi
Tác phẩm của Mạc Đĩnh Chỉ có bài Ngọc tỉnh liên phú (Bài phú sen giếng ngọc) và 4 bài thơ chép trong Toàn Việt… thi tập là Hỉ tình (Mừng trời lạnh), Vấn cảnh (Cảnh chiều), Tảo hành (Đi buổi sớm), Quá Bảnh Trạch phỏng Đào Tiềm cựu cư (Qua Bành Trạch thăm nơi ở cũ của Đào Tiềm). Trong số các nhân vật nổi tiếng thời xưa, Mạc Đĩnh Chi có lẽ là một người có nhiều giai thoại nhất. được lưu truyền ở đời, đặc biệt là những giai thoại khi ông đi sứ Trung Quốc, trong đó có giai thoại đối đáp văn chương hết sức thú vị. Trong lịch sử văn học Việt Nam, tên tuổi Mạc Đĩnh Chi gắn liền với bài Ngọc tỉnh liên phú.
Chúng ta đã biết, phú là một thể tài văn học ra đời rất sớm ở Trung Quốc. Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc. phú xuất hiện vào thời Chiến quốc (năm„03 – 221 trước CN) khi trở thành một thể tài văn học mới hết sức thịnh hành, các văn nhân đều thích sáng tác phú. Phú là loại hình văn học tiêu biểu nhất ở thời Hán, vì vậy người ta thường nói “Hán phú”, “Đường thi”…
Ở Việt Nam xưa, thể tài phú phát triển khá mạnh, tuy có muộn so với Trung Quốc, song thành tựu cũng, lớn, có nhiều tác phẩm xuất sắc được hậu thế truyền tụng. Ngọc tỉnh liên phú được viết trong trường hợp khá đặc biệt. Khi Mạc Đĩnh Chỉ vào thi, bài thị đáng đỗ Trạng nguyên, nhưng vua Trần thấy ông tướng mạo xấu xí nên ngần ngại không muốn lấy đỗ Trạng. Ông bèn làm bài phú này dâng lên, nội dung phô bày phẩm cách thanh cao, ví như hoa sen trong giếng ngọc của mình, và ông đã chinh phục được vua cho đỗ Trạng. Bài phú dài 50 câu, trong đó có những câu Mạc Đĩnh Chi khéo léo tự khẳng định mình một cách thật tự tin.
Xét về mặt thi pháp, phú là một loại hình văn học cổ có cấu trúc phức tạp, chia thành lối cổ thể Đường luật. Người viết phú phải nắm vững cách hiệp vận (độc vận, liên vận, hạn vận, phóng vận),cách đặt câu, luật bằng trắc, cách bố cục sắp đặt đoạn mạch… Nhưng. Qua Ngọc tỉnh liên phú, ta thấy Mạc Đĩnh Chi là một nhà văn rất điêu luyện thể phú. Phong điệu, ngôn ngữ phú của Mạc Đĩnh Chi đẹp đẽ, sang trọng, mang dấu ấn riêng cá nhân và dấu ấn chung của phú đời Trần là “khôi kỳ, hùng vĩ, lưu loát, đẹp đế” (Lê Quý Đôn).
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác