The 10 Best Writing Notebooks to Capture Your Creative Thoughts | john  saddington

Giới thiệu nhà văn, nhà thơ Nguyễn Án

The 10 Best Writing Notebooks to Capture Your Creative Thoughts | john  saddington

Tiểu sử nhà văn, nhà thơ Nguyễn Án (1770 -1815) 

Nhà văn, nhà thơ Nguyễn Án, tự Thanh Ngọc, hiệu Kính Phủ, cũng có hiệu Ngu Hồ. Quê gốc: làng Viêm Điềm, sau đời sang làng Du Lâm, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc, nay thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Từ thuở thiếu thời, ông đã theo đòi cử nghiệp. Đến tuổi trưởng thành, thời thế đổi thay nhanh chóng và dữ đội. Trong vòng vài chục năm đất nước đã đổi triều đại đến. ba lần. Ông vốn thông minh, ham học, kiến thức rộng, hiểu biết nhiều, lại hay đi đây đi đó, từng trải nhiều và là chứng nhân của những đổi thay đó. Biết không thể thi thố tài năng được, ông về Ở ẩn, dạy học và ngâm vịnh. Năm 1805, triều Gia Long, ông được lục dụng và sơ bổ chức Tri huyện Phù Dung (sau đổi là Phù Cừ) tỉnh Hưng Yên. Ít lâu sau, ông xin từ quan. Năm 1807, ông tham dự khóa thi hương đầu tiên dưới triều Nguyễn và trúng Hương cống. Tiếp đến, ông nhậm chức Tri huyện Tiên Minh, tỉnh Kiến An (nay là Yên Lãng, TP Hải Phòng). Ông mất tại nhiệm sở lúc vừa tròn 45 tuổi.

Tác phẩm của nhà văn, nhà thơ Nguyễn Án

Về sáng tác văn chương ông có hai cuốn : Phong lâm mình lãi thi tập (thơ) và Tang thương ngẫu lục (Tình cờ ghi chép trong thời buổi bể dâu – ký), viết chung với Phạm Đình Hồ.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Chu Mạnh Trinh

 Thơ chữ Hán của Nguyễn Án không có gì đặc sắc, nhưng tập ký viết chung với Tùng Niên, Phạm Đình Hổ gồm những thiên ký sự chân thực, sinh động. Tuy viết chung nhưng sau mỗi bài đều có để tên Kính Phủ (Nguyễn Án) hay Tùng Niên (Phạm Đình Hổ). Phần tác phẩm của Kính Phủ cũng khá đa dạng : có nhiều danh thắng của đất nước, có nhiều chân dung của danh nhân lịch sử ˆ và danh nhân văn học. Ngoài ra, còn có những ký sự về người thực, việc thực, cảnh thực sắc nét, lôi cuốn, sống động. Cũng có một số truyện, mang tính hoang đường quái dị, có lẽ tác giả chỉ ghi lại lời truyền khẩu dân gian mà chưa có lời bình. Cũng có truyện, bề ngoài có vẻ hoang đường nhưng nội dung mang ý nghĩa phê phấn mạnh và sâu.

Những bài ký như Chuyện cũ trong phủ chúa chỉ kể lại chuyện chúa Tĩnh Vương – tức Trịnh Sâm – chơi tết Trung thu ở Bắc cung đã nói lên cuộc sống xa hoa vô độ của phủ chúa. Bài Quận mã Đặng Lân lại tố cáo sự thối nát của tập đoàn Trịnh và sự ngông cuồng càn rỡ của bọn hoàng thân quốc thích… Bài ký như dự báo trước sự sụp đổ của phủ liêu là chuyện tất yếu. Bài ký còn dựng nên chân dung Phạm Tấu, xuất thân thế gia, thông minh, đọc rộng các sách, văn chương khoáng đạt mạnh mẽ, thi đậu Tiến sĩ. Cha ông, quan Đông các, gia nhập cuộc khởi nghĩa của tôn thất nhà Lê, bị hành hình, đã lớn tiếng khẳng định : “Đã lâu nay, danh phận không rõ, còn biết đâu mà phân biệt thuận với nghịch”. Phạm Tấu sống như một người điên giữa kinh thành, nhưng có lần Phạm đã chế giễu quốc lão Nguyễn Hoàn “là người nổi chìm trong bể hoạn”. Ý nghĩa phê phán của truyện quả là sâu sắc.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Y Phương

Viết về danh nhân văn học, Nguyễn Án cũng có một số đóng góp cụ thể. Bài Bà vợ thứ ông Nguyễn Kiều góp phần xác định các truyện trong Truyền kỳ tân phả và một số chỉ tiết về đời tư của Hồng Hà nữ sĩ (Đoàn Thị Điểm). Cũng như Vũ trung tùy bút, Tang thương ngẫu lục vừa có giá trị văn học, lại vừa có giá trị sử học, văn hóa học, xã hội học…

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top