Tiểu sử nhà văn Nhất Linh
Nhà văn Nhất Linh, sinh ngày 25.07.1906 mất ngày 7.7.1963 có tên thật là Nguyễn Tường Tam tỉnh Hải Dương. Quê gốc : tỉnh Quảng Nam. Sinh trưởng trong một gia đình công chức gốc quan lại, nên Nhất Linh được học hành khá chu đáo.Thuở nhỏ, ông học ở Hải Dương, rồi lên Hà Nội. Năm 1925, ông học Cao đẳng-Mỹ thuật Hà Nội. Năm 1927, ông du học ở Pháp rồi về nước với bằng Cử nhân khoa học. Từ 1930, Nhất Linh dạy học ở Trường tư thục Thăng Long. Năm 1932, ông chủ trương báo Phong hóa (sau đổi thành Ngày nay). Năm 1933, ông đứng ra thành lập và trở thành người lãnh đạo : Tự lực văn đoàn, một tổ chức văn học theo khuynh hướng tư sản khá có ưu thế trong đời sống văn học những năm 1033 – 1939. Từ 1940, Nhất Linh ít sáng tác và chuyển sang hoạt động chính trị, từng bí mật thành lập đẳng Hưng Việt, làm Tổng thư ký đẳng Đại Việt dân chính có xu hướng thân Nhật. Năm 1942, ông trốn sang Trung Quốc, bắt liên lạc với các tổ chức phản cách mạng lưu vong do chính quyền Tưởng Giới Thạch bảo trợ. Cuối 1945, theo chân quân đội Tưởng Giới Thạch về Việt Nam, ông được giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao trong Chính phủ liên hiệp, rồi lại bỏ chạy theo quân Tưởng khi chúng rút về nước. Trong kháng chiến chống Pháp, Nhất Linh trở về Việt Nam và ở trong vùng tạm chiếm. Ông vào Sài Gòn lập NXB Phượng Giang, ra tạp chí Văn hóa ngày nay. Vì dính líu vào vụ đảo chính hụt lật đổ Ngô Đình Diệm của một phái đối lập thân Mỹ, Nhất Linh bị gọi ra tòa nhưng đã tự tử chết vào ngày hôm trước.
Tác phẩm của nhà văn Nhất Linh
Tác phẩm gồm : Nho phong (1925), Người quay tơ (1927). Nhưng ông thật sự nổi tiếng từ khi chủ trương Tự lực văn đoàn với nhiều tác phẩm phê phán lễ giáo phong kiến, nhiệt tình cổ vũ cho lối sống tự do cá nhân như : Anh phải sống (tập truyện ngắn, viết chung với Khái Hưng, 1933), Gánh hàng hoa (tiểu thuyết, viết chung với Khái Hưng 1934), Đời mưa gió (tiểu thuyết, viết chung với Khái Hưng, 1934), Nắng thu (tiểu thuyết, viết 1934, xuất bản 1942),Đoạn tuyệt (tiểu thuyết – 1934), Đi Táy (tiểu thuyết – 1935), Lạnh lùng (tiểu thuyết – 1936), Tới făm (tập truyện ngắn – 1936), Đới bạn (tiểu thuyết – 1937), Bướm trắng (tiểu thuyết -1939)… Tác phẩm viết sau 1945, xuất bản ở Sài Gòn : Xóm cầu mới (1958), Dòng sông Thanh Thủy (1961), Thương chồng (1961). Viết và đọc tiểu thuyết tập tiểu luận văn học – 1961.
Con đường sáng tác văn học của Nhất Linh chuyển hướng khá nhanh chóng : từ mấy cuốn tiểu thuyết đầu tay nặng về lối viết cũ, ca ngợi đạo lý phong kiến đến hàng loạt tác phẩm theo khuynh hướng lãng mạn, nêu cao chủ nghĩa cá nhân tư sản từng lôi cuốn mạnh mẽ tầng lớp thanh niên trí thức thời bấy giờ.
Nhiều tiểu thuyết của Nhất Linh mang tính luận để (Đoạn tuyệt, Lạnh làng), tấn công quyết liệt vào lễ giáo phong kiến khắc nghiệt, lên tiếng bênh vực cho quyền tự do yêu đương, xóa bỏ chế độ đại gia đình phong kiến, giải phóng cá nhân đã đáp ứng yêu cầu xã hội có ý nghĩa tiến bộ trong những năm bấy giờ.
Bên cạnh chủ đề này, Nhất Lính còn sáng tác nhiều tác phẩm đề xướng chủ nghĩa cải lương tư sản. Ông miêu tả cuộc sống tối tăm, nghèo khổ của những hạng người bình dân, nhất là dân quê và quy mọi nguyên nhân của sự nghèo khổ ấy là ở sự ngu dốt, vô học của họ. Vì thế, con đường để xã hội tươi sáng hơn, theo chủ trương của Nhất Linh, là phải đem sự học, đem ánh sáng văn minh soi rọi cho đời sống dân quê, : phải cần hạng thanh niên trí thức giàu có về vật chất và cả về tình thương, ra tay cứu vớt cho dân quê. Các sáng tác của Nhất Linh trong thời kỳ Tự lực văn đoàn phần nào có ý nghĩa tiến bộ và chứng tỏ tính nhạy cảm của ông với thời thế. Song giải phóng cá nhân trong lĩnh vực hôn nhân và cuộc sống gia đình tách khỏi công cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân khỏi ách thực dân phong kiến, nêu lên chủ trương cải cách xã hội trong khuôn khổ của chế độ thuộc địa thì chỉ là những ảo tưởng. Vì vậy, các sáng tác này dễ đánh lạc hướng đấu tranh của thanh niên đương thời ra khỏi nhiệm vụ cách mạng.
Sẽ thiếu sót nếu không nhắc đến đóng góp của Nhất Linh trên lĩnh vực nghệ thuật tiểu thuyết. Nhiều cuốn tiểu thuyết của ông có tính hiện đại khá cao trong cách kết cấu, trong lối diễn tả các trạng thái tâm lý phức tạp, tinh vi của các nhân vật, trong lời văn và ngôn ngữ… Nhất Linh cũng như các thành viên Tự lực văn đoàn đã có những đóng góp đáng kể vào quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc, đưa văn học Việt Nam hòa vào quỹ đạo phát triển chung của văn học thế giới.
Những sáng tác của Nhất Linh thời kỳ sau này khi vào Nam ở dưới chế độ Mỹ – Diệm không có gì đáng chú ý cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Thậm chí có tác phẩm mang nội dung phản động (Dòng sông Thanh Thủy – 1961). Nhất Linh còn được nhớ đến chủ yếu nhờ những hoạt động văn hóa và những sáng tác thời kỳ Tự lực văn đoàn.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ , tác giả khác