Nhà văn Phan Tứ với đề tài chiến tranh cách mạng - Báo Đà Nẵng điện tử

Giới thiệu nhà văn Phan Tứ

Nhà văn Phan Tứ với đề tài chiến tranh cách mạng - Báo Đà Nẵng điện tử

Tiểu sử nhà văn Phan Tứ

Nhà văn Phan Tứ sinh ngày 20.12.1930, mất ngày 17.04.1995 có tên khai sinh là Lê Khâm. Ông sinh tại thị xã Quy Nhơn. Quê gốc: xã Quế Phong, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Ông sinh ra trong một gia đình trí thức tiểu tư sản yêu nước, là cháu ngoại nhà chí sĩ Phan Châu Trinh. Tham gia cách mạng từ 15 tuổi, ông làm liên lạc chuyển tài liệu, báo chí bí mật. Trong Cách mạng tháng Tám, ông tham gia giành chính quyền huyện Quế Sơn. Năm 1950, ông nhập ngũ tại Hà Tĩnh, tốt nghiệp trường Lục quân (Thanh Hóa) rồi sang Lào chiến đấu trong đoàn quân tình nguyện Việt Nam. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc. Năm 1958, ông học khoa Ngữ văn Trường đại học tổng hợp Hà Nội. Năm 1961 vào chiến trường B, ông làm cán bộ văn nghệ thuộc Ban tuyên huấn khu ủy khu V.Năm 1966, ông ra Bắc công tác ở Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật, rồi giữ chức Quyền Tổng biên tập NXB Giải phóng. Ông từng là Ủy viên đảng đoàn văn nghệ khu V, Ủy viên BCH Hội nhà văn, Ủy viên Ban thư ký (Ban thường vụ) BCH Hội nhà văn (khóa IID, Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, Đại biểu Quốc hội khóa VIII. Ông đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng HI và được nhận các giải thưởng : Giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu, Giải thưởng 30 năm (1945 – 1975) của tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, Giải thưởng văn học loại A {0 năm (1985 – 1995) của tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Bùi Huy Bích

Tác phẩm nhà văn Phan Tứ

Tác phẩm đã xuất bản : Một ngày bên đồn địch (truyện ngắn – 1957), Bên kia biên giới (tiểu thuyết – 1958, 1978), Trước giờ nổ súng (tiểu thuyết – 1960), Trở về Hà Nội (truyện ngắn – 1960), Trên đất Lào (bút ký – 1961), Gia đình má Bảy (tiểu thuyết – 1968, 1971, 1972, 1975), Trong đám nứa (truyện ngắn – 1968), Măng mọc trong lửa (bút ký -1972; 1977), Mán và tôi (tiểu thuyết -1972, 1975, 1978, 1987, 1995), Trại ST 18 (tiểu thuyết – 1974), Trong nưa núi (hồi ký – 1984, 1985), Người cùng quê (tiểu thuyết 3 tập – 1985, 1995, 1997), Sông Hằng mẹ tôi (dịch, tiểu thuyết Ấn Độ – 1984, 1985).

Phan Tứ viết nhiều thể loại : bút ký, truyện ngắn, tiểu thuyết… nhưng thành công và nổi tiếng hơn cả là thể loại tiểu thuyết. Những cuốn tiểu thuyết Trước giờ nổ súng, Gia đình má Bảy, Mẫn và tôi đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả và khẳng định vị trí của ông trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.

Là một nhà văn từng sống nhiều năm trong quân ngũ nên các sáng tác của ông đều tập trung phản ánh không khí chiến đấu ở những chiến trường ông đã từng đặt chân đến. Hình ảnh người chiến sĩ tình nguyện Việt Nam chiến đấu gian khổ trên chiến trường nước bạn đã được ông mô tả khá cảm động và sắc sảo. Họ là những người dũng cảm, kiên cường trong chiến đấu, nhưng cũng hết mực thủy chung, son sắt trong tình cảm (Bên kia biên giới, Trước giờ nổ súng). Phan Tứ cũng dành nhiều trang viết cho nhân dân khu V kiên cường, bất khuất. Tập truyện ngắn Về làng đã đánh dấu một bước phát triển của văn nghệ giải phóng miền Nam trong việc phản ánh tinh thần yêu nước và ý chí chiến đấu của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Sử Hy Nhan

Hiện thực chiến đấu đầy ắp trên các trang viết của Phan Tứ nhưng không làm rối, làm loãng chủ đề mà tác giả – muốn nói. Điều đó chứng tỏ khả năng và bút pháp già đặn của Phan Tứ trong việc nắm bắt và xử lý hiện thực. Ông đã xây dựng được một hệ thống nhân vật sinh động, hấp dẫn và khá sắc nét trồng các tác phẩm của mình, đó là những con người tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.

 

Scroll to Top