Nhà văn Phù Thăng - Những câu chuyện kể

Giới thiệu nhà văn Phù Thăng

Nhà văn Phù Thăng - Những câu chuyện kể

Tiểu sử nhà văn Phù Thăng

(Sinh năm 1927)

Nhà văn Phù Thăng, có tên thật là Nguyễn Trọng Phu. Quê gốc : xã Phù Tĩnh, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Thuở nhỏ, ông học tiểu học ở trường làng và trung học ở trường huyện Thanh Hà. Sau Cách mạng tháng Tám (1945), Phù Thăng tham gia hoạt động cách mạng. Những năm 1946-1947, ông là đội trưởng Đội xung phong tuyên truyền huyện Tứ Kỳ (Hải Dương). Ông diễn kịch, làm thơ, tham gia phong trào diệt dốt. Sau đó, ông gia nhập quân đội, làm quân báo, lính trinh sát ở Trung đoàn 42, một Trung đoàn nổi tiếng ở Liên khu II thời ấy. Hòa bình lập lại trên miền Bắc (1954), Phù Thăng làm giáo viên tại trường văn hóa Quân khu HI. Năm 1959, ông về công tác tại phòng Văn nghệ quân đội rồi về báo Thể dục thể thao, cùng với Hoàng Văn Bổn xây dựng Xưởng phim quân đội. Sau đó, chuyển sang công tác tại Xưởng phim truyện Việt Nam cho tới khi nghỉ hưu (1980).

Tác phẩm của nhà văn Phù Thăng

Tác phẩm chính : Con những người du kích (truyện ngắn, giải Nhì cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc trong đời bộ  đội” của tạp chí Văn nghệ quân đội 1957), Hoa vạn thọ (trường ca – 1960, giải Nhì cuộc thi thơ của tuần báo Văn nghệ 1960), Chuyện kể cho người mẹ (truyện ngắn – 1961), Trận địa mới (tiểu thuyết – I96l),Con nuôi Trung đoàn (truyện vừa ˆ 1962), Đáy dưới (truyện vừa – 1962), Phá váy (tiểu thuyết – 1963). Phù Thăng còn làm thơ, viết kịch và kịch bản điện ảnh : Biển lửa, Quê nhà, Nguyễn Văn Trỗi, Tiếng gọi phía chân trời…

Phù Thăng đến với văn học sớm. Ngay khi học trung học, ông đã làm thơ. Vỏ kịch Bà mẹ địch hậu của ông những năm 50 thế kỷ trước đã được công diễn nhiều lần ở hậu phương Liên khu III. Nhưng Phù Thăng chính thức bước vào hoạt động văn học với truyện ngắn Con những người dụ kích đoạt giải Nhì (không có giải Nhất) trong cuộc thi “Những kỷ niệm sâu sắc trong đời bộ đội” của tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1957.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà viết kịch Xuân Trình

Từ đó, ông viết nhiều, viết khỏe ở nhiều thể loại : thơ, trường ca, truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết và ở thể loại nào cũng có những thành công nhất định. Sáng tác của Phù Thăng thường tập trung viết về người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp và cuộc sống dựng xây sau hòa bình lập lại (1954).

Truyện ngắn của Phù Thăng phản ánh khá đa dạng cuộc sống của người lính. Với cách viết dung dị, nhẹ nhàng,  sinh động, thường không có những xung đột gay gắt, truyện của Phù Thăng một thời được người đọc yêu mến. Nhưng sự nghiệp văn học của ông thực sự được khẳng định với hai tiểu thuyết Trận địa mới và Phá váy. Tập tiểu thuyết đầu tay Trận địa mới phản ánh phẩm chất tốt đẹp của người chiến sĩ trên “trận địa mới” là xây dựng công trình đại thủy nông Bắc Hưng Hải với những khó khăn, gian khổ và trong hoàn cảnh “chín mươi phần trăm số quân của tiểu đoàn là cán bộ đã có tuổi”.

Tuy nhiên, ở Trận địa mới còn có những hạn chế khó tránh khỏi (trong tình hình chung của tiểu thuyết cùng thời) : cốt truyện đơn giản, bố cục chưa thật chặt chẽ. Nhân vật đơn tuyến (hoàn toàn là nhân vật tích cực), nhân vật mới chỉ được miêu tả qua hoạt động bên ngoài, chưa có chiều sâu của nội tâm. Phải đến Phá váy, bút pháp tiểu thuyết của Phù Thăng mới đến độ chín già dặn.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Hữu Mai

Phá váy phản ánh cuộc chiến đấu vô cùng anh dũng, nhưng cực kỳ gian khổ của quân và dân đồng bằng địch hậu, phá vỡ những vòng vây nghiệt ngã của kẻ thù và cả những vòng vây vô hình của những tư tưởng sai lầm để giành giật lấy chiến thắng và cuộc sống tự do, hạnh phúc. Với tư tưởng chủ đề này, Phù Thăng đã thực sự tạo được ấn tượng sâu đậm và sự xúc động mạnh mẽ trong người đọc, bằng việc diễn tả thành công lòng căm thù, ý chí chiến đấu của những người chiến sĩ đồng bằng và những tình cảm cao đẹp nảy sinh từ những cuộc “phá vây” gian khó ấy. Những nhân vật chính của tiểu thuyết là những chiến sĩ quả cảm, táo bạo, mưu trí : Lê Văn, Nghĩa, Nắng, Đoan, Kiên, Tín, Mùa… Mỗi người một hoàn cảnh, một tâm trạng riêng, nhưng đều có chung một lý tưởng, mục đích cao cả và đều được phác họa sinh động. Có thể nói, vốn sống phong phú đã giúp Phù Thăng xây dựng thành công những nhân vật chính của tiểu thuyết. Họ đều xuất thân từ nông dân, giản dị, mộc mạc nhưng rất cần cù, chịu đựng gian khổ, hy sinh và tuyệt đối trung thành với cách mạng. Cùng với những chiến sĩ quả cảm, Phá váy cũng đã phác họa thành công nhân vật Hiếu trong quá trình thoái hóa, tự đào thải và tự vùi chết mình trong vòng vây vô hình của sự khiếp nhược. Tư tưởng chủ đề của tác phẩm do vậy càng sâu sắc. Phù Thăng cũng diễn tả vẻ đẹp tươi tắn của những người dân Liên khu HH : hiền lành, chất phác, nhưng anh hùng, trung thành và hết lòng với kháng chiến. Bà Giáo, ông Quỳnh, ông Cút, đặc biệt là cô Dự. Qua đó, ông cho thấy một tình cảm quân – dân “cá nước” đậm đà. Tình cảm này cùng với tình cảm anh em, bạn bè,đồng chí trong gian khổ, hy sinh và tình yêu trong thử thách nghiệt ngã của chiến tranh đã tạo nên một ấn tượng đậm, đẹp trong lòng người đọc. Với kết cấu chặt chẽ, hợp lý, những thành công trong khắc họa nhân vật (đặc biệt đi sâu vào những cuộc đấu tranh nội tâm khá quyết liệt của nhân vật), nghệ thuật dựng người, dựng cảnh và miêu tả phong tục đặc sắc… Phá váy đã đánh dấu một thành công và bước tiến mới của Phù Thăng. Viết về cuộc chiến tranh nhân dân, trên tư tưởng chủ đạo ca ngợi phẩm chất và tinh thần chiến đấu quả cảm của người chiến sĩ cách mạng, Phù Thăng cũng đã mạnh dạn cho thấy cá những mất mát, hy sinh đau đớn tất yếu phải có trong chiến tranh. Tuy nhiên, ở vào hoàn cảnh ra đời của cuốn sách (1963), điều đó đã gây nên nhiều sóng gió cho Phá váy và cho tác giả Phù Thăng.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Bằng Việt

Đến nay, Phù Thăng vẫn lặng lẽ viết.Văn ông cũng như cuộc đời ông bình dị và nhân hậu. Ông đã có những đóng góp đáng quý trong mảng đề tài người lính và chiến tranh cách mạng.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ , tác giả khác

Scroll to Top