Nhà văn Thạch Lam đã tự chọn vợ như thế nào?

Giới thiệu nhà văn Thạch Lam

Nhà văn Thạch Lam đã tự chọn vợ như thế nào?

Tiểu sử nhà văn Thạch Lam

      Nhà văn Thạch Lam, sinh ngày 7.7.1910, mất ngày 28.6.1942, tên thật là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành Nguyễn Tường Lân. Ngoài bút danh Thạch Lam còn có bút danh khác là Việt Sinh. Ông sinh tại Hà Nội,trong một gia đình công chức gốc quan lại, là em ruột Nhất Linh, Hoàng Đạo. Có một thời gian Thạch Lam sống với gia đình ở quê ngoại là phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Học xong Cao đẳng tiểu học, rồi học Trường trung học Anbe Xarô, đỗ Tú tài phần thứ nhất, Thạch Lam ra làm báo với các anh và chuyên viết văn. Ông đã tham gia biên tập tuần báo Phong hóa (sau đổi tên thành Ngày nay) của Tự lực văn đoàn. Thạch Lam mất vì bệnh lao tại nhà riêng ở làng Yên Phụ, Hà Nội. 

Tác phẩm của nhà văn Thạch Lam

        Tác phẩm chính : Gió đầu mùa (tập truyện ngắn – 1937), Nắng trong vườn (tập truyện ngắn – 1938), Ngày mới (truyện dài – 1939), Theo dòng (tập tiểu luận, phê bình văn học, -194l), Sợi tóc (tập truyện ngắn – 1942), Hà Nội 36  phố phường (bút ký – 1943).

         Tuy là thành viên của Tự lực văn đoàn nhưng Thạch Lam sáng tác theo một khuynh hướng riêng. Ông dành tấm lòng ưu ái xót thương cho những lớp  người bình dân trong xã hội. Làm nên thế giới nhân vật của Thạch Lam là những người nông dân, những thị dân nghèo đói, cơ cực, những anh học trò, những công chức nhỏ, những người buôn bán vặt vãnh quanh năm… Phần lớn những con người ấy đều phải. Sống cuộc sống vất vả, mang số phận hẩm hiu. Nhiều truyện ngắn của ông đậm đà màu sắc hiện thực, miêu tả. chân thật nỗi khổ nhục của con người, khơi gợi lòng bất bình đối với xã hội (Nhà mẹ Lê, Người học trò, Đói…). Với tấm lòng nhân ái và cảm thông như thế, Thạch Lam đã xây dựng thành công nhiều hình ảnh đẹp về người phụ nữ. Đó là bà mẹ dân nghèo, tận tụy, hy sinh (Nhà mẹ Lê), là cô gái hiền lành, nhẫn nhục trở thành nạn nhân của lễ giáo phong kiến tàn bạo (Hai lần chết). Đó là người bà hiền từ và cô gái láng giềng xinh xắn, rất đỗi dịu dàng trong. Dưới bóng hoàng lan, là cô hàng xén chịu thương chịu khó, cuộc đời không biết có ngày vui mà chỉ toàn những buồn tủi, lo âu (Cô hàng xén), là mấy cô gái giang hồ trơ trọi trong đêm giao thừa khao khát không khí gia đình ấm cúng (Tối ba mươi). Cần thấy rằng, viết về những người bình dân đối với Thạch Lam không phải là cái mốt, một sự chiếu cố đối với người dân nghèo, mà xuất phát từ tình thương của một con người đa cảm, từng sống gần gũi với người bình dân.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ, nhạc sĩ Văn Cao

      Thạch Lam không chỉ miêu tả đời sống vật chất khốn khó của các nhân vật. Ông chú trọng nhiều hơn đến thế giới nội tâm, đến những trạng thái tâm lý tỉnh vi ở con người. Ông cẩn trọng nâng niu các cảm giác, phát hiện và diễn tả tài tình những vẻ đẹp tâm hồn. Ngòi bút lặng lẽ, điểm tĩnh này có thể len sâu vào tâm hồn ta, khơi gợi trong ta bao cảm giác mơ hồ, bao tình cảm lặng thầm, tỉnh tế. Nhiều trang viết của Thạch Lam gợi cảm giác bâng khuâng nhẹ nhàng, dìu tâm hồn người đến những tình cảm cao quý. Có không ít truyện ngắn của Thạch Lam không có cốt truyện, xung đột mờ nhạt, nhưng đậm đà phong vị trữ tình. Ở nhiều chuyện vặt vãnh “không có chuyện”, ở sự sống quen thuộc đời thường, Thạch Lam đã trân trọng chắt lọc được chất thơ như chất ngọc quý.

       Trong sự kết hợp giữa tả cảnh với tả tình, sáng tác của Thạch Lam ngày càng “hài hòa, nhuần nhuyễn hơn. Từ Gió đầu mùa qua Nắng trong vườn đến Sợi tóc có một bước tiến đáng kể. Nhiều truyện trong tập Sợi tóc như Tối ba mươi, Cô hàng xén, Tình xưa, Sợi tóc được nhà phê bình Vũ Ngọc Phan xếp vào hạng “những đoản thiên tiểu thuyết đáng kể hay nhất trong văn chương Việt Nam”.

         Phù hợp với các nội dung phản ánh nêu trên, lời văn của Thạch Lam nhẹ nhàng, trong sáng, nhiều khi thâm trầm, kín đáo và giàu nhịp điệu. Ấy là sự thâm trầm, kín đáo của một con người từng trải, giàu lòng trắc ẩn với cuộc đời, với mọi người, mọi vật xung quanh. Ấy là sự trong sáng mà sâu sắc của một tâm hồn giàu suy tư và nhân ái gửi vào trang viết, vào nỗi lòng các nhân vật.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Hà Nhậm Đại hiệu Hoằng Phủ

         Với tâm hồn đôn hậu, tinh tế, với tinh thần dân tộc và cách viết đặc sắc, Thạch Lam đã trở thành một phong cách truyện ngắn độc đáo trong nền văn học Việt Nam thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám. Ông đã để lại một dấu ấn khó phai mờ trong lịch sử văn học dân tộc.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top