Những bài thơ hay nhất của nhà thơ Thanh Tịnh - Thica.net

Giới thiệu nhà văn Thanh Tịnh

Những bài thơ hay nhất của nhà thơ Thanh Tịnh - Thica.net

Tiểu sử Nhà văn Thanh Tịnh

Nhà văn Thanh Tịnh, sinh ngày 12.12.1911 mất ngày 17.07.1988, tên khai sinh là Trần Văn Ninh. Các bút danh khác: Thinh Không, Pathé (trước Cách mạng), Thanh Thanh, Trịnh Thuần (sau Cách mạng). Từ 6 tuổi ông được đổi là Trần Thanh Tịnh. Quê gốc : xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô TP Huế. Ông học tiểu học và trung học ở TP Huế. Từ 1933, ông đi làm ở các sở tư rồi làm nghề dạy học và bắt đầu viết văn, làm thơ từ thời gian này. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Thanh Tịnh làm Tổng thư ký Hội văn hóa Trung Bộ. Gia nhập quân đội năm 948, ông tham gia phụ trách Đoàn kịch Chiến thắng của Bộ Tổng tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam. Từ năm 1954, ông tham gia phụ trách rồi giữ cương vị Chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội. Suốt mấy chục năm sau đó, cuộc đời Thanh Tịnh gắn bó thân thiết với tờ tạp chí này.

Tác phẩm của nhà văn Thanh Tịnh

Dù có viết một số truyện dài nhưng Thanh Tịnh được người đọc yêu mến chủ yếu bởi thơ và truyện ngắn. Sáng tác đầu tay của ông là truyện Cha làm trâu, con làm ngựa in trên Thân kinh tạp chí năm 1934. Sau đó ông lần lượt cho xuất bản : Hậu chiến trường (tập thơ – 1937), Quê mẹ (tập truyện ngắn – 1941), Chị và em (tập truyện ngắn – 1942), Ngậm ngải tìm trâm (tập truyện ngắn – 1943), Xuân và Sinh (truyện dài – 1944). Sau 1945, Thanh Tịnh viết nhiều thơ trữ tình, thơ đả kích, ca dao, bút ký văn học… đặc biệt là những bài độc tấu đăng trên nhiều loại báo chí. Năm 1954, ông xuất bản tập thơ Sức mồ hôi. Năm 1956, ông xuất bản tập truyện ngắn Những giọt nước biển phần lớn gồm những truyện viết trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Năm 1973, ông xuất bản truyện thơ Đi giữa mùa sen dài gần hai ngàn câu kể về thời niên thiếu của Bác Hồ. Năm 1980, ông xuất bản tuyển tập Thơ ca.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Ma Văn Kháng

Mảnh đất quê hương với thiên nhiên thơ mộng buồn lặng, với những điệu  Nam ai, Nam bình, mái nhì mái đẩy trên sông nước đã ảnh hưởng sâu sắc đến tâm hồn thơ văn Thanh Tịnh. Sáng tác của ông từ thơ đến truyện đều đậm chất trữ tình, toát lên vẻ đẹp đằm thắm và trong sáng. Nhiều bài thơ của Thanh Tịnh thời kỳ trước 1945 mang vẻ mượt mà, tinh tế, nhưng bâng khuâng tẻ lặng, đậm màu sắc lãng mạn. Sau 1945, ông phấn đấu đưa thơ ca về gần với quần chúng nhân dân nên thường vận dụng các thể, cách xây dựng hình ảnh và các lối diễn đạt của thơ ca dân gian. Thơ Thanh Tịnh thời kỳ sau này, vì thế, đậm màu dân gian, nhưng lại thiếu đi sự lắng đọng, cô đúc.

Những truyện ngắn thành công nhất của Thanh Tịnh nhìn chung đều toát lên một tình cảm êm dịu, trong trẻo. Văn ông nhẹ nhàng mà thấm sâu, mang dư vị vừa ngậm ngùi buồn thương, vừa ngọt ngào quyến luyến. Tình yêu lai láng và man mác đối với làng quê thơ mộng trong những đêm trăng trên sông nước, niềm đồng cảm với những con người có tâm hồn mộc mạc mà đằm thắm đã làm nên sức hấp dẫn riêng của nhiều trang văn Thanh Tịnh. Cũng vì thế, các truyện ngắn khác của ông đi chệch khỏi sở trường này thường không mấy thành công.

Đọc thêm  Tiểu sử nhà thơ Chính Hữu

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top