Nhà văn Tô Hoài qua đời ở tuổi 95

Giới thiệu nhà văn Tô Hoài

Nhà văn Tô Hoài qua đời ở tuổi 95

Tiểu sử nhà văn Tô Hoài

Nhà văn Tô Hoài sinh ngày 27.9.1920, tên khai sinh là Nguyễn Sen. Ông sinh tại thị trấn Nghĩa Đô, Từ Liêm (nay là quận Cầu Giấy) Hà Hội. Quê gốc : xã Kim An, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Xuất thân từ một gia đình làm thợ thủ công, thuở nhỏ ông phải làm nhiều nghề để kiếm sống. Ông hoạt động cách mạng từ trước 1945, năm 1938, tham gia Hội Ái hữu thợ dệt, 1943, hoạt động trong Hội Văn hóa cứu quốc. Từ 1945 đến 1958, ông làm phóng viên, rồi Chủ nhiệm báo Cứu quốc: Việt Bắc. Từ 1957 đến 1958, ông là Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam. Từ 1958 – 1980, ông là Phó tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam. Từ 1986 – 1996, ông là Chủ tịch Hội văn nghệ Hà Nội. Tô Hoài đã được nhận giải Nhất tiểu thuyết của Hội văn nghệ Việt Nam 1956 (tác phẩm Truyện Tây Bắc), Giải A Hội văn nghệ Hà Nội 1970 (tiểu thuyết Quê nhà), Giải thưởng của Hội nhà văn Á Phi năm 1970 (tiểu thuyết Miền Tây), Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học – nghệ thuật (đợt I – 1996).

Tác phẩm của nhà văn Tô Hoài

Ông có hơn 150 tác phẩm đã được xuất bản, trong đó nổi bật là Đế nền phiêu lưu ký (truyện dài – 1942, tái bản nhiều lần), Quê người (tiểu thuyết – 1943), Truyện Tây Bắc (tiểu thuyết – 1954, tái bản nhiều lần), Mười năm (tiểu thuyết 1958, tái bản 1998), Miền Tây (tiểu thuyết – 1960, tái bản nhiều lần), Tự truyện (hồi ký – 1965, tái bản nhiều lần), Quê nhà (tiểu thuyết – 1970), Cát bụi chân ái (hồi ký – 1991, tái bản nhiều lần), Tuyển tập Tỏ Hoài (3 tập – 1993), Tuyển tập truyện ngắn Tô Hoài (trước và sau 1945, 3 tập – 1994), Tuyển tập truyện viết cho thiếu nhi (2 tập – 1994), Chuyện cũ Hà Nội (2 tập – 1998), Chiêu chiêu (hồi ký – 1999)…

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Đào Duy Từ

Tô Hoài là nhà văn có bút lực dồi dào. Ông viết đều, viết khỏe và xông xáo vào mọi thể loại : ký, truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, kịch bản phim, truyện thiếu nhi. Ở thể loại nào, ông cũng đạt được những thành tựu nhất định.

Sự nghiệp sáng tác của ông là một quá trình liên tục từ trước Cách mạng tháng Tám cho đến ngày nay. Ngay từ sáng tác đầu tay (Dế mèn phiêu lưu ký), Tô Hoài đã thể hiện là một cây bút tài hoa, sáng tạo và có một phong cách riêng độc đáo. Thế giới loài vật trong tác phẩm của ông là những con vật rất gần gũi với cuộc sống con người như chú mèo, chú gà, con chuột, chú dế mèn, bọ ngựa… Chúng thật ngộ nghĩnh, dễ thương, sinh động qua lối miêu tả tài tình của tác giả. Chủ đề và triết lý của loại truyện này thực ra đều là những vấn đề đặt ra trong xã hội loài người. Tô Hoài là nhà văn có nhiều trang viết đặc sắc nhất ở loại truyện này. Đề tài vùng ven đô Hà Nội và đề tài miền núi Tây Bắc có thể xem là dòng chính song song với dòng sáng tác về thế giới loài vật của ông. Bộ ba tiểu thuyết Quê hương, Quê người, Mười năm là những đóng góp đáng kể của Tô Hoài trong việc phản ánh hiện thực làng quê Việt Nam qua nhiều thời kỳ. Quê người mô tả một làng quê vốn có nền nếp và vẻ đẹp truyền thống đã bị sa sút và tàn lụi dần khiến cho người nông dân phải ly hương, phiêu bạt nơi đất khách quê người. Quê nhà dựng lại không khí chiến đấu của người dân vùng ven thành chống lại thực dân Pháp xâm lược. Còn Mười năm cho ta thấy bức tranh tiêu điều của làng quê Việt Nam trong những ngày cả nước rơi vào nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử.

Đọc thêm  Giới thiệu tác phẩm Hoàng Lê Nhất thống Chí

Tô Hoài để lại dấu ấn đậm đà khi viết về miền núi Tây Bắc qua hai tác phẩm Truyện Tây Bắc và Miền Tây. Truyện Tây Bắc được coi là tập truyện xuất sắc, đánh dấu bước phát triển mới trong phong cách sáng tác của Tô Hoài. Ông đã mô tả một cách chân thực quá . trình giác ngộ Cách mạng của người dân miền núi theo xu thế phát triển của cách mạng. Những nhân vật như A Phủ và Mỵ trở thành những điển hình tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Với Truyện Tây Bắc, Tô Hoài tỏ ra là một nhà văn mẫn cảm với những chuyển biến mới của đời sống xã hội, do vậy ông cũng là người đã mở ra một hướng mới cho các sáng tác về đề tài miền núi. Tiếp theo Truyện Tây Bắc, Miền Tây đưa người đọc trở về với cuộc sống của người dân miền núi trong khung cảnh hòa bình. Cuộc đời cũ với những nghèo đói, cay đắng, tủi nhục của kiếp sống lầm than đã dần dần lui vào dĩ vãng. Người dân miền núi đón nhận cuộc sống mới với niềm tin yêu và nhiệt tình xây dựng bản làng, quê hương. Trong tác phẩm này, Tô Hoài đã xây dựng được một số nhân vật có cá tính như Vừ Sóa Tỏa, Trào Khay, Trào My… Hiện thực cuộc sống và con người vùng cao cùng với bức tranh thiên nhiên màu sắc được thể hiện sinh động bởi ngòi bút sắc sảo của ông.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà viết kịch Xuân Trình

Có mặt ở cả hai thời kỳ trước và sau Cách mạng tháng Tám, hầu hết các tác phẩm của ông đều phản ánh những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước, đồng thời đi sâu vào nhiều vấn để của đời sống xã hội. Tô Hoài là một nhà văn có vốn sống phong phú, có khả năng quan sát, năng lực nắm bắt tỉnh nhạy và diễn tả chính xác những đặc điểm của chân dung các nhân vật, của phong cảnh thiên nhiên và của những phong tục tập quán trong những vùng cư dân khác nhau. Đó là sở trường nổi trội nhất của cây bút này

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top