Giới thiệu nhà văn Trần Thiện Trung (1867-1919)
Nhà văn Trần Thiện Trung, tên thật là Trần Chánh Chiếu, chưa rõ quê gốc. Ông từng làm chủ bút Lực tỉnh tân văn và Nóng cổ mín đàm (đăng tải những chuyện bên ấm trà về nông nghiệp và thương mại, số đầu ra ngày L1.8.1901. tới 1924 thì đình bản).
Tác phẩm của nhà văn Trần Thiện Trung
Tác phẩm chính gồm : Hoàng Tố Anh hàm oan (tiểu thuyết, 1910, bản gốc có ghi ở trang đầu roman moderne), được đánh giá là một trong những cuốn sách quan trọng đánh dấu một bước trưởng thành của tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XX. Năm 1906, báo Nông cổ mín đàm: tổ chức cuộc thi sáng tác tiểu thuyết, trong đó đặt ra những yêu cầu “phải giữ cho đừng lạc để”, “đặt tiếng thường, thanh nhã. dễ hiểu”, “không đặng dùng việc dị đoan”. Những thể lệ cuộc thi mà bản báo đề ra cho tới nay xét ra vẫn thấy sát hợp với thời cuộc và dân tộc. Như vậy, những người chủ trương cuộc thi tiểu thuyết của báo (trong đó có Trần Thiện Trung) đòi hỏi các tác giả phải viết về những sự thật đáng tin cậy chứ.không chấp nhận chuyện bịa đặt vu vơ, tùy tiện.
Trong Lời re cho tiểu thuyết của mình, tác giả viết : “Từ ngày các đẳng cao mình trong Lục châu (tức Lục tỉnh Nam Bộ – BVT) bày diễn dịch các thứ truyện chữ nho ra quốc âm, thì ít thấy có truyện nào nói việc trong xứ mình ; cúc truyện đang bán đương thời đều là truyện Tàu. Nay tôi ngụ ý soạn một bổn nói về việc trong xứ mình, dùng tiếng tầm thường cho mọi người dễ hiểu đặng. Ấy là làm thử, nên chỗ nào có sơ siểng (thiếu sót – BVT) xin chư vị khán quan (người đọc – BVT) dung túng.
Truyện này tuy là đồ thuyết (vô bằng cớ – BVT) song theo cuộc đời thường tình thiên hạ hằng có như vậy luôn, chẳng phải nói việc dị đoan sang đàng (vu vơ – BVT) quá trí khôn cho con người” (Theo Kho về tiểu thuyết – NXB Hội nhà văn, 1996).
Tiểu thuyết Hoàng Tố Anh: hàm oan đương thời được nhiều người đọc ưa thích, đặc biệt là ở thành thị vì nó thể hiện sát hợp tâm lý, tình cảm thị dân. Trần Thiện Trung bằng tiểu thuyết này đã góp phần vào sự hiện đại hóa văn học Việt Nam nói chung, về tiểu thuyết nói riêng những năm đầu thế kỷ XX này.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác