Giới thiệu nhà văn Trương Hán Siêu (?- 1354)
Nhà văn Trương Hán Siêu, tên chữ là Thăng Phủ, sinh năm nào chưa rõ. Quê gốc : làng Phúc An, huyện An Khánh, tỉnh Ninh Bình. Trương Hán Siêu khi trẻ làm môn khách của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, tham gia cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai và lần thứ ba. Ông làm quan trải bốn triều vua Trần (Anh Tông, Minh -Tông, Hiến Tông, Dụ Tông), từng giữ các chức Hàn lâm học sĩ, Hành khiển, Tả gián nghị đại phu, Tham tri chính sự. Năm 1341 (triều Trần Dụ Tông), Trương Hán Siêu cùng với Nguyễn Trung Ngạn được giao soạn bộ sách về hình luật, gọi là Hình luật thư và Hoàng triều đại điển (Điển chế lớn của triều đình). Năm 1353, Trương Hán Siêu được cử đi đánh giặc phương Nam và trấn thủ ở Hóa Châu, tức vùng Huế ngày nay. Ông qua đời năm 1354.
Tác phẩm nhà văn Trương Hán Siêu
Tác phẩm của Trương Hán Siêu có : Bạch Đằng giang phú, Dục Thúy sơn Linh Tế tháp ký (Bài ký ở tháp Linh Tế trên núi Dục Thúy), Khơi Nghiêm tự bí ký (Bài ký trên bia chùa Khai Nghiêm) và Cúc hoa bách vịnh. Trương Hán Siêu là một người học vấn uyên bác, thông hiểu sâu sắc đạo Nho, đạo Phật, lại giàu lòng yêu nước và có nhiều công lao đối với triều Trần, vì vậy ông được các vua Trần tôn kính, xem như bậc thầy. Sau khi mất, Trương Hán Siêu được truy tặng chức Thái bảo và được đưa vào thờ tại Văn miếu quốc gia, ngang với các bậc hiền triết xưa.
Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam vào giai đoạn nửa sau thế kỷ XIV, nảy sinh cuộc tranh giành vị trí, ảnh hưởng giữa Nho giáo và Phật giáo mà Trương Hán Siêu được coi là người đầu tiên lên tiếng phê phán đạo Phật, mở đường cho Nho giáo tiến lên.
Nếu đọc bài Dục Thúy sơn Linh Tế tháp ký và bài Khai Nghiêm tự bỉ ký, chúng ta thấy Trương Hán Siêu quả là người đại diện cho giới nho học đương thời, mạnh mẽ đòi phải đưa Nho giáo lên vị trí “chính đạo”. Ông viết : “Hiện nay thánh triều đem giáo hóa nhà vua như cơn gió thổi lên để chấn chỉnh phong tục đổi bại, thì dị đoan cần bỏ, chính đạo nên theo. Phàm kẻ sĩ phu, không phải đạo Nghiêu Thuấn, không nên tâu ở trước vua, không phải đạo Khổng Mạnh, không nên chép thành sách” (Khai Nghiêm tự bi ký).
Đối với Phật giáo, Trương Hán Siêu không chỉ trích những nguyên tắc giáo lý của nhà Phật mà chỉ phê phán những “sư không ra sư”, lợi dụng thanh thế đạo Phật chiếm dụng đất đai, ruộng vườn. xây dựng chùa, tháp tốn kém nhiều tiền của. Phật giáo ở Việt Nam từ thế kỷ X tới đầu thế kỷ XIV phát triển thịnh vượng và có những tác dụng tích cực đối với đời sống tư tưởng, văn hóa dân tộc. Từ thế kỷ XIV: trở đi, Phật giáo dần dần đi vào sa sút, thoái hóa cùng với sự khủng hoảng, suy yếu của chế độ nhà Trần.
Con đường dẫn tới địa vị độc tôn của Nho học vào thời thịnh Lê thế kỷ XV chính là được khởi đầu bởi những con người như Trương Hán Siêu, Lê Quát… Bạch Đằng giang phí của Trương Hán Siêu là một kiệt tác trong văn chương cổ Việt Nam. Về mặt nghệ thuật, đây là tác phẩm thể hiện đỉnh cao của tài hoa viết phú. Về nội dung tư tưởng, Bạc? Đằng giang phú là áng văn tràn đầy lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc và hàm chứa một triết lý lịch sử sâu sắc khi nhìn nhận nguyên nhân thành công của dân tộc trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước. Bạch Đăng giang phú là tác phẩm có quy mô lớn nhất, “khôi kỳ, hùng vĩ” nhất, ca ngợi sông Bạch Đằng và những chiến công ở đây. Với bài phú này, Trương Hán Siêu đã mô tả được đầy đủ cảnh đẹp tráng lệ của sông Bạch Đằng cũng như đã làm sống dậy những trận đánh oai hùng thời Ngô Quyền, thời Trần Nhân Tông. Các tác giả khác khi ca ngợi sông Bạch Đằng thường chỉ nhấn mạnh đến thế hiểm yếu của nó. Nhưng Trương Hán Siêu thì lại chú ý tới vai trò con người mới là nhân tố quyết định sự thành, bại trong chiến tranh giữ nước.
Trương Hán Siêu sống cách đây hơn 600 năm nhưng tình cảm yêu nước, ý thức dân tộc của ông vẫn tỏa sáng trong chúng ta qua áng văn bất hủ Bạch Đằng giang phú.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác