Tiểu sử nhà văn Xuân Thiều
Nhà văn Xuân Thiều, sinh ngày 1.4.1930, tên thật là Nguyễn Xuân Thiều. Các bút danh khác: Nguyễn Thiều Nam. Tú Hói, Ba Quang. Quê gốc : làng Đông Triều, xã Bùi Xá, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Sinh trưởng trong một gia đình nông dân, đang học dở bậc trung học, ông tham gia Cách mạng tháng Tám, hoạt động thanh niên và du kích xã. Tháng 2.1947, ông nhập ngũ vào bộ đội địa phương huyện và tỉnh. Làm Chính trị viên trung đội rồi đại đội, cuối năm 1951, ông vào chiến trường Thừa Thiên, là Chính trị viên đại đội, trực tiếp tham gia chiến đấu. Sau 1954, ông làm Trợ lý văn nghệ trung đoàn. Năm 1957, ông học lớp báo chí của Ban tuyên huấn: TƯ. Cuối 1957, ông về công tác tại Tổng cục chính trị, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ quân đội. Kháng chiến ˆ chống Mỹ, Xuân Thiểu vào đường dây 359 và chiến trường Trị Thiên – Huế. Sau 1975, ông là Phó tổng biên tập tạp chí Văn nghệ quân đội. 1987, Phó ban hội viên kiêm Chánh văn phòng Hội nhà văn Việt Nam. Hiện ông đã nghỉ hưu ở Hà Nội. Nhà văn đã được tặng nhiều Huân chương, trong đó có Huân chương Độc lập hạng Ba.
Tác phẩm nhà văn Xuân Thiều
Tác phẩm : Đôi vai (truyện ngắn – 1961), Người lính (truyện ngắn, in chung – I96l), Chiến đấu trên mặt đường (Ký sự – 1968), Trời vạnh (truyện ngắn – 1969), Mặt trận kêu gọi (truyện đài – 1969), Thôn ven đường (tiểu thuyết – 1972), Đảo xa (tùy bút – 1973), Trước giờ ra trận (thơ – 1973), Khúc sông (truyện ngắn – 1974), Từ một cánh rừng (truyện phim – 1975), Bác Hỏi Văn xuân (ký – 1977), Khúc hát mở đầu (truyện dài thiếu nhi – 1981), Gió từ miền cát (truyện ngắn – 1984), Huế tàu mai đỏ (tiểu thuyết – 1985), Người mẹ tội lỗi (truyện ngắn – 1989), Xiu chừng gố cửa (truyện ngắn – 1994), Tự Thiên (tiểu thuyết, 2 tập – 1995), Tiếng nói cảm xúc (tiểu luận phê bình – 1996), Và nỗi nhớ (thơ – 1998), Truyện chọn lọc (truyện ngắn – 1998).
Xuân Thiều bắt đầu viết văn từ những năm 50 (thế kỷ XX). Đời văn của ông song hành với đời lính. Coi việc viết về chiến tranh cách mạng và người lính là thiên chức của một nhà văn – chiến sĩ, do vậy. Xuân Thiểu chuyên tâm với đề tài người lính và chiến tranh. Viết về chiến tranh, ông không sa đà trong minh họa, miêu tả sự kiện mà chú trọng đến con người. Ông chỉ lấy bối cảnh chiến tranh làm nền, để từ đó đi sâu vào số phận con người. Có thể để dàng nhận thấy chất trữ tình thấm thiết là đặc trưng xuyên suốt trong mọi sáng tác của Xuân Thiểu. Sau 1975, người ta thấy ngòi bút Xuân Thiểu có những chuyển đổi. Với độ lùi đáng kể của thời gian, với tinh thần đổi mới, ông có điều kiện khám phá sâu hơn vào, hiện thực chiến tranh và những vẻ đẹp có ý nghĩa nhân bản của con người trong hiện thực ấy (Gió từ miền cát, Người mẹ tội lỗi,Xin đừng gõ cửa, Tư Thiên).
Truyện ngắn, truyện vừa là thể loại thành công hơn cả của Xuân Thiểu. Truyện của ông thường rất dung dị cả trong cấu trúc, hình tượng, ngôn từ, sự dung dị có được sau những chọn lọc kỹ lưỡng và lao động nghệ thuật công phu. Hai tiểu thuyết đầy đặn và công phu Thôn ven đường và Tư Thiên (2 tập), ghí nhận một nỗ lực rất lớn của Xuân Thiểu mong muốn tái hiện trực tiếp hiện thực chiến tranh. Tuy nhiên, sự bộn bề của những tư liệu, sự kiện và phần nào đó lại mờ nhạt trong tính cách nhân vật đã hạn chế sức hấp dẫn của tác phẩm.
Ngoài truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, Xuân Thiểu còn có thơ và tiểu luận phê bình (Tiếng nói xúc cảm), nhưng không nhiều.
- Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác