Notebook vs Mechanical Pencil by PROFESSIONALmotion | VideoHive

Giới thiệu tác giả Bùi Vịnh

Notebook vs Mechanical Pencil by PROFESSIONALmotion | VideoHive

Tiểu sử tác giả Bùi Vịnh

Bùi Vịnh là nhà văn, hiệu Thanh Khê. Người làng Giáp Nhị (làng Nhĩ ), xã Thịnh Liệt (tục gọi làng Sét), huyện Thanh Đàm, trấn Sơn Nam, nay thuộc Hà Nội.

Ông là con thứ hai của nhà văn Bùi Xương Trạch (1451 – 1529), tác giả bài ký Quảng Văn Đình nổi tiếng thời Lê Thánh Tông. Bùi Vịnh đậu Bảng nhãn khoa Nhâm Thìn (1532), niên hiệu Đại Chính, triều Mạc Đăng Doanh, làm quan đến chức Tả thị lang bộ Lại, Đông Các đại học sĩ, tước Mai Lĩnh hầu. Ông thông minh, uyên bác, soạn nhiều văn chương cả chữ Hán và chữ Nôm, nhưng hiện còn lại ít.

Tác phẩm của tác giả Bùi Vịnh

Tác phẩm của ông bằng chữ Hán có bài thơ Thơ ngũ ngôn trường thiên 49 vần, bài phú Đế đô hình thắng ca ngợi vẻ đẹp hình thế của đất Thăng Long, ít nhiều thể hiện niềm tự hào về kinh đô văn vật cổ kính. Bằng chữ Nôm ông có bài phú Cung trung bảo huấn (Lời dạy quý báu cho cung nhân trong cung vua).

Bùi Vịnh có hai cháu gái là cung nhân trong cung vua Mạc. Ông làm bài phú Cung trung bảo huấn dâng vua Mạc và cũng là để răn dạy hai cháu mình. Tương truyền ông được vua Mạc ban thưởng hậu. Mục đích bài phú như Bùi Vịnh nói, là chép những lời dạy quý báu, những phép tắc lớn để dạy dỗ nơi cung cấm. Tác phẩm có 8 vần 24 liên. Đoạn đầu Bùi Vịnh ca tụng nhà Mạc như một triều đại thịnh trị có vua hiển đức. Bài phú cũng nói lên vinh dự của cung phi được ân đãi nơi “đền loan gác phượng”. Phần chính tác phẩm nói đến phận sự của họ phải học theo nết tốt (như cần kiệm, khiêm tốn, dịu dàng) tránh thói xấu (xa hoa, ghen ghét…) để có một tương lai tốt đẹp “vua thánh tôi hiền nước yên nhà thuận”. Nội dung bài phú nghèo nàn, khô khan, để cao lễ giáo phong kiến với tất cả những khuôn phép khắt khe, nghiệt ngã. Vẻ hình thức thì dùng nhiều chữ Hán điển tích cầu kỳ. Tuy nhiên văn viết bằng tiếng Việt khá lưu loát, uyển chuyển, ghi lại được nhiều từ ngữ cổ. Cung trung bảo huấn phú là một chứng tích của sự phát triển ngôn ngữ văn học Nôm thế kỷ XVI.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top