Baron Fig Confidant Review — The Pen Addict

Giới thiệu tác giả Hà Thành

Baron Fig Confidant Review — The Pen Addict

Tiểu sử tác giả Hà Thành

Hà Thành chính khí ca là bài diễn ca lịch sử không lưu tên tác giả, xuất hiện vào khoảng thời gian sau khi Hà Nội thất thủ lần thứ hai (1882). Tương truyền tác giả bài thơ là Nguyễn Văn Giai, tức Ba Giai, một nhà nho đương thời, hay làm thơ trào phúng, châm biếm xã hội, nhưng chưa có căn cứ xác đáng. Bài thơ làm theo thể lục bát, gồm 140 câu, kể lại việc giặc Pháp đánh Hà Nội lần thứ hai, ca ngợi tấm gương trung liệt của Tổng đốc Hoàng Diệu, trong cuộc tử chiến để bảo vệ thành, đồng thời lên án những kẻ hèn nhát đầu hàng quân giặc.

Tác phẩm của tác giả Hà Thành

 Bài diễn ca mở ra bằng một ý thơ trong phần đầu bài Chính khí ca nổi tiếng của Văn Thiên Tường, một nhà thơ đời Tống bên Trung Quốc: chính khí ở trong trời đất hiện ra ở mặt trời, mặt trăng, sao và ở sông núi tự nhiên. Ở con người thì chính khí lớn vô cùng (hạo nhiên), hiện ra khí tiết lúc lâm nguy. Đó cũng là cơ sở để tác giả luận bàn về chính khí của Hà thành trong khi giặc Pháp tấn công. Hơn một phần ba bài thơ dành để kể lại cuộc chiến đấu anh dũng của Tổng đốc Hoàng Diệu để bảo vệ thành. Nhờ có phòng bị từ trước, quan quân ta đã chống cự quyết liệt “khiến loài bạch quỷ hồn lìa phách . xiêu”. Nhưng rồi có kẻ làm nội ứng cho quân giặc, đốt cháy kho thuốc súng, làm cho lòng người nao núng, quan quân sợ chết bỏ chạy cả, Hoàng Diệu đã tuẫn tiết để giữ trọn tấm “lòng son” với vua, với nước. Tấm gương “quyên sinh tựu nghĩa” ấy “núi Nùng, sông Nhị” muôn đời ghi tạc. Hà thành chính khí cư còn là một bản cáo trạng đanhthép đối với bọn quan lại hèn nhát : “Khi bình làm hại dân ta, Túi tham mở rộng chẳng tha miếng gì. Đến khi hoạn nạn gian nguy, Mất trông ngơ ngáo, chân đi gập ghềnh”. Bằng một ngòi bút châm biếm, mỉa mai khá sắc sảo, bộ mặt của từng tên hiện lên thật sinh động, để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí người đọc. Đề đốc Lê Văn Trinh, Tuần phủ Hoàng Hữu Xứng “Cũng loài úy tử, cũng phường tham sinh” thì bỏ thành trốn biệt. Án sát Tôn Thất Bá, dòng dõi “kim chi ngọc diệp” mà nỡ lòng “bán rẻ một tòa Thăng Long”. Lại còn Bố chánh Phan Văn Tuyển và nhiều “Ti thuộc hạ liêu” khác… Bài ca kết thúc bằng một đoạn thơ ngắn ca ngợi và tỏ lòng tin tưởng vào triều đình nhà Nguyễn. Ở vào thời điểm này, khi mà triều đình đã lộ rõ bộ mặt bán nước, thì tư tưởng đó quả là một hạn chế đáng tiếc của tác giả.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Vũ Mộng Nguyên

Hà thành chính khí ca tuy còn non yếu về nghệ thuật thơ, nhưng đương thời được lưu truyền rộng rãi và được đánh giá cao, bởi nó thể hiện được trung thực mối quan tâm và những tình cảm yêu ghét của nhân dân Hà thành nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Nó không những là một sử liệu quý mà còn là một áng văn chương có giá trị. 

 

Scroll to Top