The Best Pocket Notebooks for 2020 | JetPens

Giới thiệu tác giả Hoan Châu

The Best Pocket Notebooks for 2020 | JetPens

Tiểu sử tác giả Hoan Châu

Hoan Châu ký còn gọi là Thiên Nam liệt truyện Nguyễn Cảnh Thị Hoan Châu ký là một truyện chương hồi viết bằng chữ Hán, miêu thuật hành trạng, thế thứ, công lao của tám đời dòng họ công thần nổi tiếng Nguyễn Cảnh ở Nghệ An thuộc đất Hoan Châu thời cổ. Tác giả của Hoan Châu ký không rõ cụ thể là ai: chỉ biết đó là một hậu duệ của dòng họ Nguyễn Cảnh biên soạn. Sách không ghi rõ năm biên soạn, nhưng theo những thông tin từ bài bạt ghi ở cuối sách, thì niên đại thành thư vào quãng thời điểm thập kỷ 90 của TK XVH. Truyện chia làm 4 hồi, mỗi hồi chia làm bốn tiết. Ở đầu mỗi hồi, mỗi tiết đều có câu thơ mào đầu vừa gợi mở, vừa tóm lược nội dung chính yếu của cả tiết đoạn. Đây cũng là hình thức phổ biển của truyện chương hồi nói chung.

Tác phẩm của tác giả Hoan Châu

Hoan Châu ký trước hết là một cuốn gia phả của một dòng họ, nhưng do người biên soạn có nhu cầu tái hiện lại một cách cụ thể sinh động cuộc đời, hành trạng của tiên tổ, nên cách viết phả thông thường không đáp ứng được nhu cầu thể hiện. Tác giả đã tìm tới phương thức của truyện ký. Có lẽ truyện chương hồi của Trung Quốc đang thịnh đạt thời Minh – Thanh đã cung cấp hình mẫu cho tác giả. Tác giả lÍn lượt ký thuật hành trạng 8 thế hệ, nhưng đặc biệt chép tỉ mi hành trạng các vị đã đi vào chính sử như Nguyễn Cảnh Hoan (thế hệ thứ 5), Nguyễn Cảnh Kiên (thế hệ thứ 6), Nguyễn Cảnh Hà (thế hệ thứ 7), Nguyễn Cảnh Quế (thế hệ thứ 8), những người có nhiều công lao trong sự nghiệp trung hưng nhà Lê. Công lao, sự trạng của các vị tổ ` họ Nguyễn Cảnh được đặt trong bối cảnh lịch sử chung của đất nước lúc đó, cụ thể là công cuộc phù Lê, diệt Mạc của các chúa Trịnh, cùng các tướng lĩnh kéo dài suốt hầu hết TK XVI. Những sự kiện lịch sử được chép trong Hoan Châu ký về cơ bản phù hợp với chính sử, tác giả chủ yếu đi sâu vào những chỉ tiết, sự kiện có liên quan tới sự trạng của các vị tổ của họ. Người viết tỏ ra tôn trọng sự thực lịch sử, nhiều thư từ công văn được sao chép ở dạng tư liệu mộc, còn ghi rõ năm tháng, tác giả… Vì trình bày theo cách của truyện mang màu sắc dã sử nên Høœn Cháu ký đã có đóng góp nhất định trên phương diện dựng lại đời sống tâm lý, tư tưởng, tình cảm của nhiều nhân vật lịch sử TK XVI, điều mà chính sử quá vắn tắt không có điều kiện mô tả. Trong tác phẩm, các nhân vật đã được mô tả khá: sinh động, cá tính tương đối rõ nét. Tuy nghệ thuật khắc họa tâm lý nhân vật, tình tiết… đều chưa thể sánh được với Hoàng Lê nhất thống chí, nhưng do có niên đại khá sớm, nó có giá trị văn học sử, nó cũng gợi mở cho những suy nghĩ về con đường hình thành truyện chương hồi. Vì là một cuốn gia phả, mục tiêu là viết phả ký, cho nên người viết cũng không tránh khỏi thiên lệch, chẳng hạn như việc chỉ chú trọng chép kỹ mô tả những sự kiện có liên quan đến tổ tiên họ Nguyễn Cảnh, hay thái độ ca ngợi, tô vẽ cho tổ tiên, nhiều đoạn có phần khoa trương, bao khuyếch dương thanh danh. Đó cũng là chuyện thường gặp Ở phả ký. Hoan Châu ký có giá trị nhiều mặt, nó là nguồn tư liệu sử học quý, bổ sung cho chính sử. Nó góp phần dựng lại một cách sinh động quá khứ lịch sử của một giai đoạn đầy biến động. Nó cũng ngụ trong đó cái tư tưởng khuyến trừng thường thấy trong tác phẩm sử truyện của nhà nho, để hậu thế đọc và suy ngẫm. Trong lịch sử văn học trung đại, nó có vị trí như là một trong những truyện chương hồi xuất hiện sớm nhất. Tính chất nguyên hợp, trạng thái văn sử bất phân còn khá đậm nét trong tác phẩm. 

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top