Hoàng Ngọc Phách và tiểu thuyết Tố Tâm - Báo Đồng Nai điện tử

Giới thiệu tác giả Hoàng Ngọc Phách

Hoàng Ngọc Phách và tiểu thuyết Tố Tâm - Báo Đồng Nai điện tử

Tiểu sử tác giả Hoàng Ngọc Phách

Nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu văn học Việt Nam, bút danh Song An. Ông sinh tại xã Đông Thái, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình nhà nho yêu nước. Cụ thân sinh ra ông đã từng tham gia phong trào – Cần Vương chống thực dân Pháp. Thuở còn nhỏ học ở trường làng, sau học Cao đẳng tiểu học ở Vinh, Nghệ An. Tốt nghiệp Cao đẳng tiểu học, Hoàng Ngọc Phách ra Hà Nội học tại trường Bưởi. Ông là người có năng khiếu về văn chương. Ngay từ thời còn học trong nhà trường, ông đã tham gia viết báo. Các bài viết của ông thường gửi đăng tạp chí Nam phong và một số tờ báo khác. Thời gian từ 1919.- 1922, Hoàng Ngọc Phách chuyển lên học trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Trong thời gian này, ông viết khá nhiều. Trước ngày Cách  mạng tháng Tám thành công (1945), Hoàng Ngọc Phách đi dạy học, đã từng làm Hội trưởng Hội truyền bá Quốc ngữ tính Bắc Ninh và tham gia hoạt động trong phong trào Việt Minh tại địa phương này. Cách mạng tháng Tám thành công, ông được cử vào UBND và HĐND tỉnh Bắc Ninh. Những năm tiếp theo đó, ông được cử làm Giám đốc học khu Bắc Ninh, Giám đốc giáo dục khu VII, Giám đốc Cao đẳng Sư phạm. Sau ngày hoà bình lập lại (1954), Hoàng Ngọc Phách về làm việc tại Ban tu thư Bộ Giáo dục, chuyên lo về việc biên soạn sách giáo khoa cho các trường trung học phổ thông và biên soạn các loại tài liệu học tập giảng dạy khác. Năm 1959, ông chuyển về làm việc tại Viện Văn học. Công việc chính của ông ở đây là sưu tầm biên khảo, biên soạn, viết phê bình văn học. Ông mất ngày 24.9.1973.

Đọc thêm  Tả em bé đang tập đi, tập nói lớp 5

Tác phẩm của tác giả Hoàng Ngọc Phách

Sự nghiệp văn chương của Hoàng Ngọc Phách chung lại trong bà mảng sau : phê bình – tiểu phẩm, sưu tầm biên khảo và sáng tác văn thơ. Hầu hết các bài phê bình, tiểu phẩm, luận thuyết, một ít truyện ngắn (khoảng 6 – 7 truyền, như Gò cô Mít, Giọt lệ hồng lân v.v…) và một ít bài thơ luật (khoảng 24 bài) mang âm hưởng cổ kính đều được viết trước năm 1945 và được tập hợp lại trong tập Thời thế với văn chương và tập Đâu là chân lý. Cá hai tập sách này đều được in vào năm 1941. Đây là những bài viết của ông đã đăng rải rác trên các báo suốt gần 20 năm. Nhìn chung những bài viết này chưa có ý tứ sâu sắc, độc giả đọc ông như một tác giả có ý hướng đi vào văn chương, muốn làm được điều gì đó trong nghề văn chứ để tâm đắc với ông thì chưa. Ông cũng viết về một số gương mặt văn chương như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Nguyễn Công Trứ, Phan Châu Trinh… song những ý tứ ở các bài viết này hay các cuốn sách này mang giá trị tư liệu nhiều hơn là các phát hiện, tuy rằng, ở nhiều chỗ, ông có những nhận xét khá sắc nhưng nói chung không đọng lại trong người đọc được nhiều, được lâu. Trong lĩnh vực khảo cứu, chú giải văn chương, ông đã có một số công trình in ra như Cướng oán ngâm khúc (NXB GD, 1957), Thơ văn Nguyễn Khuyến (NXB GD, 1957), Thơ văn Trần Tế Xương (NXB GD, 1957), Thơ văn Nguyễn Công Trứ (NXB Văn hóa, 1958), đặc biệt là 4 tập sơ tuyển thơ văn yêu nước cùng viết với Huỳnh Lý và Lê Trí Viễn, Phan Cự Đệ do NXB Văn hóa in năm 1958 và 1959. Ấn tượng về văn chương của Hoàng Ngọc Phách là tứ“ tượng Tố Tâm, một tiểu thuyết ngắn nhưng đã tạo được một tiếng vang lớn, sâu xa trong văn đàn và độc giả Việt Nam những năm đầu TK XX. Đây là cuốn tiểu thuyết duy nhất của Hoàng Ngọc Phách, được khởi viết vào năm 1922, được xuất bản năm I925. Truyện miêu tả mối tình say đắm, lãng mạn với những bi kịch tâm trạng ngọt ngào nhưng cũng đầy. Nước mắt của đôi trai gái Đạm Thủy – Tố Tâm, cuốn hút sự quan tâm của lớp thanh niên tiểu tư sản thành thị thời bấy giờ. Tớ Tám xuất hiện sau các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, tác giả có công lớn trong việc hình thành nền văn xuôi tự sự ở Việt Nam, nhưng do Hoàng Ngọc Phách đã đặt được một vấn để có tính thời đại là nỗi khát khao giải phóng tình cảm khỏi những ràng buộc của lễ giáo phong kiến ở lớp người trẻ tuổi, lòng mong ước được quyền biểu hiện một cách tự nhiên như vốn có và phóng khoáng trong tình yêu lứa đôi ngoài sự dần giữ của gia đình, họ tộc và chính ý thức lễ nghĩa của mình nên Tố Tám đã trở thành tác phẩm mở đầu cho trào lưu. văn chương lãng mạn, nhờ đó mà có được một vị thế riêng trong lịch sử phát triển văn học Việt Nam. Nghệ thuật của Tố Tám không có gì đặc sắc xét về mặt – ngôn từ. Điều Tố Tám: chỉnh phục được độc giả, đặc biệt là lớp người trẻ lúc bấy giờ chính là ở tính ứng cảm về tâm lý giữa chuyện và đời trong tác phẩm với sự mong đợi được cộng hưởng ở người đọc.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

Thế mới ngẫm ra, trong sáng tác văn chương, cộng hưởng tâm lý giữa cái miêu tả với người đọc là cái quyết định sự hấp dẫn của một tác phẩm. Hoàng Ngọc Phách không biết vô tình hay hữu ý đã chọn một lối viết rất mộc mạc, câu văn như lời nói thường nhật, câu nào cũng thật, có sự giao thoa giữa lối văn biền ngẫu và văn hiện đại còn dè dặt. Nhiều nhà nghiên cứu hay nhấn mạnh tính chất chống lễ giáo phong kiến của Tố Tám. Theo chúng tôi, điều đó chỉ nên được coi là một hệ quả đẳng sau, rất sau của một bản tình ca say đắm chân thành của lớp người trẻ nhờ có học vấn mà ý thức được cái cao cả nhất, quý giá nhất ở con người là cuộc sống tự do, mà ở đây là tự do biểu lộ tình cảm yêu đương giữa con gái với con trai.

Hoàng Ngọc Phách còn có một quãng đời lao động sưu tầm và biên khảo, biên soạn với cung cách làm việc cẩn thận, tỉ mỉ, tôn trọng tính chân thực của các sự kiện văn chương. Ở lĩnh vực này, ông có nhiều thành tựu đáng kể. Hầu hết những công trình của Hoàng Ngọc Phách đã được in thành sách, trước năm 1989 và có thể tìm thấy trong Tuyển tập Hoàng Ngọc Phách do GS. Huệ Chi biên soạn, NXB Văn học in năm 1989. Ông còn có một số tư liệu quý khác về Đông Kinh nghĩa thục, một số cuốn hồi ký khác chưa xuất bản.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top