Notebook vs Mechanical Pencil by PROFESSIONALmotion | VideoHive

Giới thiệu tác giả Mạc Thiên Tích và Chiêu Anh Các

Notebook vs Mechanical Pencil by PROFESSIONALmotion | VideoHive

Tiểu sử tác giả Mạc Thiên Tích và Chiêu Anh Các

(1706 ? – 1780)

 Nhà thơ Mạc Thiên Tích, người Việt gốc Hoa, lúc đầu tên là Thiên Tứ, tiểu danh là Tông, tự là Sĩ Lân, con trưởng của Tổng binh Hà Tiên Mạc Cửu. Mạc Cửu có quê gốc : xã Lê Quách, huyện Hải Khang, phủ Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, từng tham gia phong trào phản Thanh phục Minh cuối TK XVI, nhưng thất bại, bèn đem bộ thuộc, gia quyến tị nạn chính trị, rồi sinh cơ lập nghiệp ở đất Hà Tiên. Năm 1708, Mạc Cửu quy phục chúa Nguyễn,  được trao chức Tổng binh, trấn giữ Hà Tiên, lấy vợ người Việt là bà Bùi Thị Lãn, sinh ra Mạc Thiên Tích. Năm 1735, Mạc Cửu qua đời, chúa Nguyễn lấy Thiên Tích nối giữ chức cha, trấn thủ Hà Tiên, giao cho nhiều quyền hạn rộng rãi. Thiên Tích chia đặt nha thuộc, kén quân, xây thành, mở chợ, khai phá đất đai, biến vùng đất Mang Khảm tây nam thành trấn Hà Tiên trù phú, đông đúc. Lại chiêu tập kẻ sĩ có văn học ở bốn phương, mở Chiêu anh các để bàn luận chính sự, đàm đạo xướng họa văn chương. Năm 1739, ông phá tan quân xâm lược, bảo vệ đất Hà Tiên, được chúa Nguyễn thăng chức Tướng quân đô đốc, cho đổi tên Tứ (bối + dịch) thành Tích (kim + dịch), họ Mực viết thêm bộ đp để phân biệt với họ Mạc cướp ngôi nhà Lê. Những năm 1775 – 1777, quân Trịnh tiến vào Nam, chúa Nguyễn chạy vào Gia Định, quân Tây Sơn truy kích bắt chúa Nguyễn, Thiên Tích lánh nạn qua Xiêm, giữ lòng cô trung, đợi thời phục tích nhà Nguyễn.

Năm 1780, nhân chuyện thuyền buôn của Xiêm bị quân Nguyễn Ánh cướp giết ở hải phận phía tây nam, Thiên Tích bị vua Xiêm nghỉ kỳ, bắt giam, con trai bị giết, ông phẫn uất tự tử tại Băng Cốc, năm ấy đã ngoài 70 tuổi. Mạc Thiên Tích là trọng thần của chúa Nguyễn, trong thời gian đứng đầu bộ máy chính quyền ở Hà Tiên, ông có đóng góp lớn trong sự nghiệp khai phá đồng bằng Nam Bộ và bảo vệ, xác lập bờ cõi nước Việt ở Đàng Trong. Mạc Thiên Tích còn là một danh sĩ, có ý thức mở mang văn hóa trên vùng đất mới đang phát triển ổn định. Ông đã thành lập Chiêu anh các, đã cùng nhiều nhà văn người Việt, người Hoa, trong nước và ngoài nước ngầm vịnh, sướng họa, để lại một số tác phẩm có thể xem là cội nguồn quan trọng đối với sự phát triển của văn học Nam Bộ sau này.

Đọc thêm  Giới thiệu tác phẩm Lý Công

Chiêu Anh Các ra đời và hoạt động từ năm 1736 đến năm 1770. Đây là một Hội đồng có tính chất tư vấn bên cạnh hệ thống chính quyền ở Hà Tiên, đảm nhiệm nhiều hoạt động trong và ngoài lĩnh vực văn hóa giáo dục. Bộ phận sáng tác văn học của Chiêu anh các có tính chất một thị xã, một Tao đàn, kết hợp hoạt động của nghĩa thục với việc ngâm vịnh, xướng họa, in sách lưu hành ở địa phương và sang cả Hoa Nam Trung Quốc. Tao đàn tập hợp rất đông nhà thơ người Việt và người Hoa. Người Hoa thì có Hỏa kiểu và có cả người Hoa ở Trung Quốc đi thuyền sang. Tác phẩm của Tao đàn có Hà  Tiên thập vịnh, khắc ïn năm 1737, gồm 320 bài thơ viết về mười cảnh đẹp của Hà Tiên do Mạc Thiên Tích xướng, 6 tác giả người Việt và 25 tác giả người Hoa họa vần, Mạc Thiên Tích đề tựa, Dư Tích Thuần và Trần Trí Khải, hai văn nhân Trung Quốc viết hai bài bạt. Sau này, Nguyễn Cư Trinh vào Hà Tiên,  có quan hệ thí hữu với Mạc Thiên Tích, họa thêm 10 bài nữa. Ngoài tác phẩm  quan trọng bậc nhất trên đây, Tao đàn Chiêu anh các còn có các tác phẩm : Thụ Đức hiên tứ cảnh, Minh bột di ngư  thí thảo, Hà Tiên vịnh vật thí tuyển,  Chân thị trình liệt tặng ngôn, Thi truyện tặng Lưu tiết phụ, Thì tháo cách ngôn vị (vựng) tập… song hầu hết thất truyền, phần còn lại không được là bao. Tao đàn Chiêu anh các còn có tác phẩm Nôm, nhưng cũng mất mát gần hết. Hiện chỉ thấy Lư Khê văn gồm non 200 câu lục bát và 4 bài thi ca. Văn bản không ghi tên tác giá, GS Ca Văn Thỉnh dựa vào nội dung và phong cách thể loại cho rằng đây là tác phẩm của Chiêu anh các. Văn bản Nôm của tác phẩm đã . mất, hiện chỉ có bản phiên âm ra chữ quốc ngữ chép trong Trương Vĩnh Ký di chỉ.

Các tác phẩm của tác giả Mạc Thiên Tích và Chiêu Anh Các

Với Mạc Thiên Tích chủ soái Tao đàn thì ngoài phần viết nằm trong những tác phẩm chung trên đây còn viết riêng một: số tác phẩm khác. Chẳng hạn, về chữ Hán có Lư Khê nhàn điển gồm một bài phú và 30 bài thơ, in chung trong tập Minh bột di ngư. Phú Lư Khê nhàn điếu 48 về, viết theo lối cổ thể, tình điệu cao nhã, thơ Lư Khê nhàn điếu còn thấy khoảng dăm bảy bài. Tác phẩm Nôm có Hà Tiên quốc âm thập cảnh ngâm khúc gồm hơn 300 câu lục bát gián thất và 11 bài thơ Đường luật bát cú. Kết cấu văn bản theo thứ tự từ Kim Dữ lan đào tới Lư Khê ngư bạc gồm 10 khúc ngâm, mỗi khúc khoảng trên dưới 30 câu lục bát gián thất, 1 bài thất ngôn bát cú kết thúc, miêu tả một cảnh đẹp của Hà Tiên. Bài Tổng vịnh cũng là Đường luật bát cú có giá trị như một tổng kết chững chạc (Mười cảnh Hà Tiên rất hữu tình, Non non nước gẫm nên xinh…). Ha Tiên quốc âm thập cảnh ngâm khúc đang còn có vấn đề về mặt văn bản. Đáng tin cậy trước hết là Hà Tiên quốc âm thập vịnh gồm l0 bài thơ kết thúc 10 khúc ngâm, bộ vần của chúng trùng với bộ vần của 10 bài thơ chữ Hán Hà Tiên thập vịnh. Phần còn lại hãy còn tồn nghi về văn bản để cứu xét sau.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Phạm Hổ

Qua các áng thơ vẫn còn lại của Chiêu Anh Các nói chung, Mạc Thiên Tích nói riêng, ta thấy đây là một hiện tượng văn học mới, xuất hiện ở một vùng đất mới Hà Tiên. Hiện tượng văn học này có lực lượng sáng tác mới : một số danh sĩ người Việt và khá nhiều danh sĩ người Hoa, có môi trường lịch  sử, xã hội, văn hóa mới. Tác phẩm để ai không ít, được viết bằng chữ Hán với thì pháp văn học truyền thống Trung Hoa và cả bằng chữ Nôm với thì pháp văn học Nôm cổ điển Việt Nam. Trình độ nghệ thuật, phong cách văn chương đạt đến mức khá cao, không thua kém văn học Đàng Ngoài và ngay cả văn học Trung Hoa. Điều đó làm tà nghĩ đến Tao đàn Chiêu anh các, với những tư liệu hiện còn, là một hoạt động văn hóa, văn học ít nhiều mang tính chất quốc tế. Tâm trạng hoài cổ, tình điệu tha hương cố quốc, quan hệ và sự gắn bó với quê cha đất tổ đã thuộc nhà Thanh, như vẫn thấm đậm trong một số tác phẩm của Chiêu. anh các, Mạc Thiên Tích. Tuy nhiên, tinh thần chủ đạo của tác phẩm Chiêu anh các và Mạc Thiên Tích vẫn là từ dòng chảy văn hóa Đại Việt. Thơ văn Mạc Thiên Tích, được coi là đại diện tiêu biểu cho thơ văn Chiêu anh các nói chung, trước hết là những áng thơ đề vịnh thiên nhiên, một thiên nhiên không còn nguyên sơ, hoang dã, mà đã được thi vị hóa thành thơ mộng, kỳ thú, xinh tươi, hấp dẫn, đây ý vị. Vẻ đẹp của nhiều cảnh trí, thắng tích, danh lam với nhiều tên mới đã chiếm lĩnh tâm hồn Việt, tình cảm, thẩm mỹ Việt, cùng với ý thức cao về cương vực mới của Tổ quốc, quyết tâm cao về trách nhiệm bảo vệ vùng biên viễn. Nét đậm xuyên suốt thơ văn Chiêu Anh Các, Mạc Thiên Tích là tính thần lạc quan yêu đời, khí phách hào họa, phong thái dật lạc, niềm tự hào về cuộc sống ấm no, yên ả, rộn rã một âm hưởng khỏe khoắn, lành mạnh, tươi vui. Và tuy chủ yếu là thơ đề vịnh thiên nhiên, phong vật Hà Tiên mà đời sống , người dân với những cảnh sinh hoạt cấy cày, chài lưới cũng được thể hiện bằng  những hình tượng cụ thể, sống động. Thơ văn Chiêu anh các và Mạc Thiên Tích gần với thơ văn Hội Tao đàn  thời Lê Thánh Tông vẻ một số đặc trưng thi pháp : rất điển nhã, tú lệ, hào hoa, điêu luyện, nhưng lại hay sa vào khoa trương, khuôn sáo, cầu kỳ. Có điểu, khi tình cảm chân thành, Ít gạ gẫm, điệu đà, điêu trác, thì thơ Chiêu anh các, nhất là thơ Mạc Thiên Tích vẫn có những bài, những câu, những hình tượng thanh tao, ý vị, tươi tắn, sinh động, đầy khí sắc. Chiêu anh các gồm nhiều người Hoa, gốc Hoa, mà có hẳn một chùm thơ, phú, khúc vịnh, vấn Nôm thật sáng giá, trong đó ngôn ngữ văn học quốc âm có phong vị mới của lớp từ ngữ địa phương. Đặc biệt Ở những bài văn, khúc vịnh, sự kết hợp giữa thơ và ca, ngâm vịnh và ca xướng, đã phát huy truyền thống văn học Đàng Ngoài, tạo nên những tác phẩm âm. hưởng réo rắt, vang nân, lời thơ mượt mà, tao nhã. Thành tựu văn học của Chiêu anh các, tiêu biểu là Mạc Thiên Tích sẽ ảnh hưởng tích cực đối với Sự phát triển của văn học Nam Bộ sau này.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Vũ Bằng

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top