Tiểu sử tác giả Nguyễn Huy Thiệp
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, sinh ngày 29.4.1950. Quê gốc : làng Khương Hạ (xóm Cò), huyện Thanh Trì, nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ông theo gia đình tản cư ở nhiều tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ : Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Yên… đến năm 1960, mới về định cư ở quê nhà.
Ông thân sinh Nguyễn Huy Thiệp là một cán bộ ngành giao thông công chính. Thuở nhỏ, ông chịu ảnh hưởng giáo dục chủ yếu của ông ngoại, là một người có nho học, và mẹ là một người sùng đạo Phật.
Nguyễn Huy Thiệp tốt nghiệp khoa Sử Trường đại học Sư phạm Hà Nội năm 1970. Ông được điều đi dạy học ở tỉnh Sơn La trong 10 năm. Năm 1980, ông được chuyển về Hà Nội, công tác tại NXB Giáo dục. Ngoài công tác Nhà nước, ông còn làm nhiều nghề lao động khác để kiếm sống.
Nguyễn Huy Thiệp bắt đầu có tác phẩm đăng báo năm 1986. Từ năm 1987, ông nổi tiếng với một loạt truyện ngắn có nhiều sáng tạo mới lạ, mở đầu là truyện Tướng về hưu. Đến khi mấy truyện gọi là “Lịch sử giả” của ông ra đời (Phẩm tiết, Vòng lửa, Kiếm sắc..) thì nhiều cuộc tranh luận đã nổ ra gay gắt chung quanh nhà văn này. Người ta tập trung tranh cãi về ý nghĩa tiêu cực hay tích cực về cái tâm và cái tài của cây bút trẻ. Điều đáng lưu ý là qua các cuộc tranh luận, người ta còn đặt vấn đề đổi mới cách đọc văn, vấn đề trang bị một “Văn hóa đọc” như thế nào đó để có thể hiểu đúng văn phẩm của Nguyễn Huy Thiệp.
Tác phẩm của tác giả Nguyễn Huy Thiệp
Tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp, tính cho đến nay, gồm hai thể loại : truyện và kịch. Kịch chỉ chiếm phần nhỏ. Truyện gồm khoảng 30 tác phẩm, có thể phân làm 4 loại : cổ tích, huyền thoại, truyện thế sự, truyện lịch sử (giả). Tất cả đều là những tác phẩm tự sự ngắn, gọi chung là truyện ngắn cũng được.
Nhìn chung, truyện Nguyễn Huy Thiệp có mấy đặc điểm sau :
- Tính đa nghĩa. Truyện thường có nhiều chủ đề. Điều này đã gây ra những tranh cãi vẻ cách giải mã khác nhau nhiều truyện của Nguyễn Huy Thiệp.
- Cốt truyện ly kỳ với những cuộc phiêu lưu của nhân vật qua nhiều truyện lạ, cảnh lạ (ở miền núi, ở nông thôn, trong lịch sử…)
Nhân vật đầy góc cạnh, dường như sống đến tận cùng cá tính của mình, Có loại như chui lên từ bùn lầy, tâm địa độc ác, thô bỉ, có loại như bậc chí thiện, giàu tình thương và lòng bao dung, sẵn sàng.hy sinh vì đồng loại. Ở đây khuynh hướng khẳng định ngợi ca có, nhưng cảm hứng phê phán, phủ định chiếm ưu thế và ngòi bút của tác giả nhiều khí sắc lạnh, như muốn: “lột truồng” những ý nghĩ, những thèm khát phàm tục thầm kín của nhân vật
Khuynh hướng khái quát triết lý Lời triết lý thường đặt vào miệng các nhân vật và gắn với cá tính của mỗi vai truyện. Vì thế có những triết lý du côn, tục tĩu, bên cạnh nHững:lời lẽ cao siêu; rất trí thức. Tư tưởng bao hàm các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, có lẽ nằm ở câu triết lý này – tác giả đặt vào miệng nhân vật cô giáo Thục trong những người thợ xẻ: “Vô sự với tạo hóa, trung thực đến đáy, dù có sống với bùn, chẳng sợ không xứng là người”. Vì thế những nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp tốt hay xấu, thường được quyết định bởi sự sống của chúng có thuận theo tự nhiên hay không, có bảo tồn được bản chất thiên nhiên của mình hay không?
Qua bát thiền truyện, Nguyễn Huy Thiệp khðng hẻ cố ý che giấu cái tôi của mình. Một cái tôi lưỡng phân, một mặt coi đời là vô nghĩa, là trò đùa luôn có giọng ỡm ờ, bỡn cợt, khinh bạc, mặt khác là một cái tôi nghiêm chỉnh muốn đi tìm khuôn mẫu của con người chân chính cao cả, con người của nền văn hóa tương lai. Cái tôi thứ nhất là văn xuôi. Cái tôi thứ hai là thơ. Từ những trang văn xuôi ngổn ngang xô bồ, lấm láp nhiều khu vút lên những tứ thơ trong trẻo, những vần điệu thiết tha, nhưng bao giờ cũng mênh mang buồn. Buồn thương, xót xa là âm hưởng bao trùm các trang viết của Nguyễn Huy Thiệp.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác
Tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp cho đến nay còn có nhiều mặt chưa có sự đánh giá nhất trí trong giới văn học. Tuy nhiên, dư luận chung thừa nhận đây là một tài năng văn học thật sự, một sự kiện rất đáng kể trong đời sống văn học nước ta từ thời kỳ đổi mới đến nay.