Blank Pad of Paper and Pen on Wood — Stock Photo © Feverpitch #2358436

Giới thiệu tác giả Nguyễn Nghiễm (1708 – 1776)

Blank Pad of Paper and Pen on Wood — Stock Photo © Feverpitch #2358436

Tiểu sử tác giả Nguyễn Nghiễm (1708 – 1776)

Nhà thơ, nhà sử học Nguyễn Nghiễm,  tự Hy Tư, hiệu Nghi Hiên, biệt hiệu  Hồng Ngư cư sĩ, Viễn tổ ông. Nguyễn Thuyến, (hay Thiến) đỗ Trạng nguyên  dưới triều nhà Mạc. Anh ruột ông,  Nguyễn Huệ đậu Tiến sĩ. Con trưởng  ông, Nguyễn Khản đậu Tiến sĩ, làm  quan đến chức Tham tụng (Tể tướng) lại rất đa tài. Con thứ của ông như  Nguyễn Điều, Nguyễn Lễ đều làm  quan đến hàng đại thần. Đặc biệt, con – trai ông là Nguyễn Du, con bà trắc thất là đại thi hào, đứng trong hàng An Nam ngũ tuyệt thời bấy giờ. Ông nổi tiếng thân đồng. Năm l6 tuổi (1724) dự thi hương, ông đậu Hương cống. Năm 23 tuổi 1721, dự thi hội và thi đình ông đạu Hoàng giáp. Nguyễn Nghiễm là một trọng thần của triều Lê – Trịnh, văn võ kiêm toàn, được cử đi đánh dẹp các cuộc nổi dậy, có nhiều quân công. Khi về kinh, ông đã từng lĩnh các chức như : 1758, Tổng tài Quốc sử quán, kiêm Tế tửu Quốc tử giám, 1760, thăng Hữu tham tri bộ Lễ, năm sau nhậm chức Đô ngự sử, rồi thăng Thượng thư bộ Công. Tiếp đến, ông sung chức Tham tụng trong phủ chúa, được vinh phong Thái bảo, tước Xuân quận công. Năm 1770, “ông lại được tấn phong Đại tư không và năm sau Đại tư đô. Hơn 60 tuổi, Ông xin về trí sĩ, dược triểu đình tổ chức lễ vinh quy cực kỳ trọng thể. Không được bao lâu, ông lại được triệu về kinh nhậm chức Nhập thị Tham tụng. Nhân Đàng Trong rối loạn, chúa Trịnh cất đại quân vào chiếm Phú Xuân, dưới quyền của danh tướng Hoàng Ngũ Phúc, Nguyễn Nghiễm lãnh chức Tả tướng quân. Tuổi già, sức yếu, ông bị cảm bệnh, được đưa vẻ quê chạy chữa nhưng không khỏi, ông mất vào năm 1716.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Nguyễn Huy Thiệp

Tác phẩm của tác giả Nguyễn Nghiễm

Về trứ tác và sáng tác, ông viết Việt sử bị lãm và Lịch triêu hiển cliương, hai tác phẩm sử học nghiêm túc, nhất là Việt sử bị lãm đã góp phần đính chính nhiều sai sót của các bộ sử trước đó, kèm theo những lời bình của ông. Hai cuốn này được viết trong thời gian ông làm Tổng tài Quốc sử quán.

Quán trung liên vịnh và Xuân đình tạp vịnh là hai tập thơ chữ Hán. Trong thời gian cầm quân hay trong những lúc nhàn rỗi, ông ứng tác hay đối tác với đồng liêu, với bạn bè. Thơ ngâm vịnh, thơ xướng họa, thơ tả cảnh thiên nhiên… ít có những bài đặc sắc. Cuộc đời của ông nhìn chung thông đạt, lại ở cương vị tột đỉnh vinh quang. Có lẽ vì vậy mà thơ ông Xa rời hiện thực sôi động, đây bể dâu thời đó ?

Điều đáng ghi nhận là Nguyễn Nghiễm để lại một bài phú Nôm phản ánh tâm sự của một danh nho, một đại thần bậc nhất, bài Khổng Tử mộng Chu Công phú. Bài phú kể chuyện thánh nhân Khổng Tử nằm mộng thấy Chu Công, Trưng tế của ba vua sáng nghiệp nhà Chu (Văn Vương, Vũ Vương, Thành Vương), dựng nên những triểu đại có kỷ cương, có chính danh, chứ không hỗn loạn như thời cuối Xuân Thu, thời của Khổng Tử.

Bài phú gồm 72 vế, ngụ ý tác giả muốn tự ví mình như Khổng phu tử, mơ ước được sống dưới một triều đại lý tưởng như thời Trưng tế Chu Công Đán “Hiến chương một đạo, sắp theo đòi dấu cũ Văn Vương, Mộng mị đòi phen;, còn tưởng tượng đời xưa Trưng tể”. Nhưng mọi việc đã đổi thay, mọi điều không như ý ! “Thời chẳng gặp thánh nhân đã vậy, Đạo không dùng thiên hạ làm sao ?°. Phải chăng nỗi thất vọng của thánh nhân cũng là nỗi niềm tâm sự của tác giả ? Tác giả chỉ muốn tôn phò nhà Lê, nhưng nhà Lê đang bị chúa Trịnh lấn át! Có lẽ tâm sự của ông cũng là tâm sự của không ít người trong giới sĩ phu, trong hàng ngũ quan liêu thời bấy giờ. Do đó, bài Khổng Tử mộng Chu Công phú được nhiều người đón nhận

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ, thiền sư Mai Trực

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top