Download this Free Photo | Notepad with pen on office wooden table.

Giới thiệu tác giả Nguyễn Thiếp (1723 – 1804)

Download this Free Photo | Notepad with pen on office wooden table.

Tiểu sử tác giả Nguyễn Thiếp (1723 – 1804)

Nhà thơ, nhà cao sĩ lánh đời Nguyễn Thiếp, húy Minh, tự Quang Thiếp và Khải Xuyên, hiệu Lạp Phong cư sĩ và Bùi Phong cư sĩ. Ông cũng được người đời tôn xưng bằng nhiều tên gọi như : Nguyệt Ao tiên sinh, Hạnh Am tiên sinh, Lục Niên tiên sinh, La Giang phu tử, La Sơn phu tử… Quê gốc : làng Mật Thôn, xã Nguyệt Ao, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh ngày 25 tháng Tám, năm Quý Mão (1723), mất ngày 25 tháng Chạp, năm Quý Hợi (đầu năm 1804). Cha ông tên là Nguyễn Quang Thạch, mẹ là con gái dòng họ Nguyễn Huy làng Trường Lưu. Chú ông là Tiến sĩ Nguyễn Hành, đỗ khoa Quý Sửu (1733).

Nguyễn Thiếp theo học Nguyễn Nghiễm và cùng con thầy là Nguyễn Khản làm rể Đặng Thái Bàng ở làng Ủy Viễn, huyện Nghi Xuân (Nguyễn Thiếp lấy bà chị). Ông đỗ Hương cống năm 21 tuổi (1743), đến năm Bính Tý (1756), ông được bổ làm Huấn đạo huyện Anh Đô tức huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Từ khi thi đỗ cho đến năm này, ông trải qua một thời gian dài khá lận đận và có lúc đã phát bệnh cuồng. Ông đã tự gọi mình là Cuồng ẩn, Điên ẩn. Khoảng năm Nhâm Ngọ (1762), ông được thăng Trí huyện Thanh Chương. Đến năm Mậu Tý (I768), ông từ quan về ở ẩn trên trại Bùi Phong, ở phía đông bắc thành Lục Niên, núi Thiên Nhẫn. Năm Canh Tý (1780), ông ra Thăng Long do lệnh triệu kiến của Trịnh Sâm, năm sau lại về. Từ 1786 đến 1787, Nguyễn Huệ ba lần viết thư mời, ông đều từ chối. Năm 1788, Quang Trung có thư đòi gặp và có chiếu truyền về việc làm Phượng Hoàng trung đô. Năm 1791, ông vào Phú Xuân hội kiến và nhận lời làm Viện trưởng Viện sùng chính, phiên dịch các sách tiểu học, tứ thư và các kinh Thi, Thư, Dịch, làm Thi kinh giải âm. 1792, Quang Trung mất, ông trả bồng lộc, lại về Bùi Phong. Năm 1800, ông vào Phú Xuân, khuyên Cảnh Thịnh ra giữ Thăng Long. Năm 1801, ông đang ở Phú Xuân thì Nguyễn Ánh vào, Cảnh Thịnh đã chạy ra Bắc, ông phải triểu yết Nguyễn Ánh rồi lại được cho về quê.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Trung Ngạn

Nguyễn Thiếp đã sống trọn giai đoạn lịch sử đầy biến động ở cuối TK XVIII – đâu TK XIX. Ông chỉ làm một chức quan nhỏ triểu Lê và một chức vị cũng không có gì lớn triều Tây Sơn, mà thời gian cả thảy cũng không nhiều (khoảng 14 – 15 năm). Chủ yếu ông chỉ là người ở ẩn, chắc có tu tiên và dạy học, nghiên cứu thuật số, phong thủy, lý học… Thế mà ông nổi danh đến mức triều nào cũng có ý lưu dùng. Ông đi về giữa đời loạn một cách khá ung dung, tự tại. Cuộc đời ông là cuộc đời của một cao sĩ giữa ba triểu vua khác nhau và thù nghịch nhau.

Tác phẩm của tác giả Nguyễn Thiếp

Sáng tác của Nguyễn Thiếp chủ yếu tập hợp ở Hạnh Am thi cáo. Hạnh Am thí cđo theo lời mở đầu sách do chính tác giả viết gồm “chừng hơn trăm bài” thơ, nhưng thực tế chỉ có 84 bài và phụ chép hai bài tản văn, một số thơ Nôm, câu đối, chiếu, biểu. Mới đây, Nguyễn Sĩ Cẩn phái hiện được Hạnh Am tiên sinh thí tập và giới thiệu thêm I9 bài thơ nữa của Nguyễn Thiếp ngoài Hạnh Am thi cảo. Như vậy, tổng số bài thơ là khớp với lời tác giả. Phan Huy Chú từng nhận xét vẻ Hạnh Am thị cáo : “Thơ đêu thanh nhã, lâng lâng. Lý thú, thung dung. Thật là lời đạo đức, không giống thơ các tao nhân, ngâm khách” (Lịch triểu luến chương loại chí. Khi soạn Lư Sơn phút từ, Hoàng Xuân Hãn cũng viết : “Phu tử thì hoặc vì cảnh sinh lòng hoài cổ, hoặc thấy cảnh mà nghĩ đến thế vận suy đồi. Vui không đến cười cợt, buồn không thấy phẫn uất. Lâng lâng tao nhã, thật có tiên phong đạo cốt”.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Đàm Văn Lễ

Cũng nên chú ý thêm đến một số thư từ của Nguyễn Thiếp trao đổi với Nguyễn Huệ. Ở những bức thư đó tha thiết một niềm lo lắng cho dân tình, cho quốc kế, được thể hiện dưới một giọng văn vừa khiêm nhã vừa sắc sảo, vừa chặt chẽ, súc tích lại giàu tính thuyết phục. Phải chăng, đó cũng là những nỗi lòng chân thực của một bậc cao sĩ.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top