Tiểu sử tác giả Nguyễn Thu
Nguyễn Thu tên chính là Nguyễn Bảo, vì kiêng húy hoàng tử đời Thiệu Trị nên đối là Thu, tên chữ Định Phủ và Tịnh Quất, tên hiệu Cửu Chân, Tỉnh sơn, quê làng Hương Khê, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Xuất thân trong gia đình khoa bảng nổi tiếng : tổ bốn đời là Nguyễn Thiệu, đô Tiến sĩ triểu Lê Hy Tông, làm đến chức Tham tụng, tước Nông Quận công. Ông nội là Nguyễn Hoãn, đỗ Tiến sĩ triều Lê Hiển Tông (1743), được chúa Trịnh Sâm tin dùng, giao chức Thái phó quốc lão, tước Hoãn quận công, khi chúa mất được cử làm cố mệnh đại thần phụ chính cho chúa nhỏ Trịnh Cán. Bác ngoại là Phan Huy Ích. Ông đỗ Cử nhân khoa Tân Ty (1821), được bổ Tri huyện rồi thăng đến Án sát. Đời Thiệu Trị (1840 – 1847) được làm chức Sử quán biên tu, chuyên biên soạn sử thi, khi làm xong bộ Tiển biên thực lục về sử đời Nguyễn được thăng Hồng lô tự khanh và Thị giảng học sĩ. Năm 1848, được cử làm Phó sứ trong đoàn sứ thần sang Yên Kinh (tức Bắc Kinh) báo việc vua Tự Đức lên ngôi, khi về được thăng Thị lang bộ Hộ.
Tác phẩm của tác giả Nguyễn Thu
Tác phẩm để lại về sáng tác có : Tính thiểu ty bút gồm 239 bài thơ làm trong dịp đi sứ Trung Quốc về đề tài vịnh phong cảnh, di tích lịch sử và nhân vật lịch sử Trung Hoa. Chữ ứữy bút trong đầu để nói rõ ông dùng thơ để ghi lại hành trình và cảm xúc từ khi nhận lệnh vua cử đi sứ cho đến khi sang đến Yên Kinh và hoàn thành nhiệm vụ trở về trong hai năm 1848 và 1849. Tập thơ cho thấy Nguyễn Thu là người cẩn thận, tinh thần trách nhiệm rất cao đối với việc nước. Về biên soạn thơ có Phượng Sơn từ chí lược giới thiệu văn thơ của Chu Văn An cùng tiểu sử, sự nghiệp của ông. Song công trình chủ yếu của ông về mặt này là Việt thỉ rực biên, sưu tâm 400 bài thơ của khoảng 40 tác giả từ đời Mạc cho đến cuối đời Lê như Nguyễn Binh Khiêm, Trịnh Sâm, Ngô Thì Sĩ, Lê Quý Đôn v.v…, bổ sung tiếp theo cho Việt âm tÍỉ tập của Phan Phu Tiên và Toàn Việt thí lục của Lê Quý Đôn. Về biên soạn lịch sử và địa lý có Thiên Nam tiệp chú ngoại kỷ sử lược chép vắn tắt lịch sử Việt Nam từ họ Hồng Bàng đến Trần Quý Khoáng cuối đời Trần (1409 – 1413) về mặt nội trị và ngoại giao, Việt sử rực biên chép lịch sử từ Lê Hy Tông (1676 – 1680) đến Lê Hiển Tông (1740 – 1786), Sử cục loại biên chép tiểu sử và sự nghiệp của tổ tiên triểu Nguyễn từ Nguyễn Kim đến Gia Long, hành trạng các bể tôi nổi tiếng và địa lý từ Huế trở vào Nam, Hoàn vũ ký văn : địa lý các tỉnh từ Nghệ An đến Hà Tiên.
Tác phẩm của Nguyễn Thu để lại khá nhiều, song cuốn được người đời nay khai thác nhiều nhất là Lê guý kỷ sự ghi chép sự kiện lịch sử cuối đời Lê trong đó có giai đoạn lịch sử triểu Nguyễn Quang Trung. Giai đoạn có nhiều biến cố quan trọng này, nhất là chiến thắng Đống Đa của quân dân ta được tác giả chép với lối hành văn của thể ký nên nhiều sự việc và nhân vật được ghi chép sinh động, không cô đọng, khô khan như lối văn viết chính sử đương thời. Tác phẩm còn lại của Nguyễn Thu cho thấy ông là người có kiến thức uyên bác và hứng thú viết sách của ông thể hiện nhiều hơn ở phương diện sử.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác