Tiểu sử tác giả Phạm Thị Hoài
(Sinh năm 1960)
Nhà văn có tên khai sinh là Phạm Thị Hoài Nam, sinh tại thị trấn Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Quê gốc : tỉnh Thanh Hóa, Lúc nhỏ, trong những năm chống Mỹ, bà theo gia đình sơ tán, trải qua các cấp học phổ thông ở trong nước; rồi được cử sang CHDC Đức đào tạo đại học, ngành Lưu trữ sách báo.
Trở về nước, Phạm Thị Hoài lúc đầu làm việc trong bộ phận Thư viện – Tư liệu của Viện Sử học thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam. Sau đó bà chuyển sang Viện Nghiên cứu Tôn giáo, làm cán bộ nghiên cứu. Phạm Thị Hoài bước vào làng văn không sớm, nhưng đã gây được sự chú ý của độc giả ngay từ những tác phẩm đầu tiên.
Từ năm 10 tuổi, Phạm Thị Hoài đã coi mình là nhà văn, tuy chưa sáng tác được gì ngoài dăm ba bài báo tường chỉ một số bạn bè trong lớp, cùng trường được biết. Mãi năm 23 tuổi bà mới thực sự bắt đầu viết, và chỉ trong vòng không đầy 10 năm, với vài chục truyện ngắn và đồi ba cuốn tiểu thuyết, bà đã xác lập cho mình một chỗ đứng trong văn học thời kỳ đổi mới – một nền văn học đang chuyển mình đáp ứng những đòi hỏi nhiều mặt, khắt khe của công chúng.
Tác phẩm của tác giả Phạm Thị Hoài
Ngoài những sáng tác đăng rải rác trên báo chí chưa tập hợp lại được hoặc in chung vào các tuyển tập nhiều tác giả, những tác phẩm in riêng ở trong nước được sự chú ý hơn cả của Phạm Thị Hoài là :
– Mê lộ, tập truyện ngắn.
– Thiên sứ, tiểu thuyết (lúc đầu trích đăng một phần trên tạp chí Tác phẩm mới, sau in thành sách và được dịch ra tiếng nước ngoài.
Thuộc thế hệ nhà văn trẻ được học hành chu đáo, có hành trang được chuẩn bị kỹ để đến với cây bút, với bản lĩnh nghệ thuật, những tìm tòi riêng về ngôn ngữ diễn đạt, ý thức tạo lập một phong cách để không lẫn với các cây bút khác, Phạm Thị Hoài là một khuôn mặt văn xuôi được nhiều người chú ý. Cùng với Nguyễn Huy Thiệp và -Bảo Ninh, họ tạo thành một bộ ba có tác . động đáng kể vào sự phát triển mới của văn học nước ta.
Phạm Thị Hoài rất nhất quán trong việc thể hiện quan niệm nghệ thuật của mình về con người, về cuộc đời trong các sáng tác ở các thể loại, trong xây dựng nhân vật, tìm kiếm tư tưởng của tác phẩm, cấu trúc các đơn vị nghệ thuật của văn bản tác phẩm, hành văn (lời kể, ngôn ngữ nhân vật)… Trong một bài trả lời phỏng vấn về nghề viết, bà nhắc lại ý của Kim Thánh Thán bình Thủy hử rằng “thích hơn cả kiểu không đem văn viết vào việc mà nhân văn sinh ra việc, chỉ thuận theo cái tính của ngòi bút”.
Phải chăng điều đó có nghĩa là nhà văn phải xuất phát từ chính mình, viết để thể hiện mình, hành trình đi tìm con người mình, dù khi kể việc, tả cảnh, giãi bày tâm trạng bên trong của nhân vật. Nhà văn cần duy trì một phong cách riêng, để lại dấu ấn khi tạo ra một thế giới như trong quan niệm của mình chứ không lệ thuộc vào cái khách quan bên ngoài. ,
Xem “văn chương là một trò chơi vô tâm tích” và “viết như một phép ứng xử toàn diện, trước hết là ứng xử với bản thân mình, sau là ứng xử với môi trường”, coi trọng mặt bản thể của hoạt động văn chương, có thể thấy Phạm Thị Hoài đã chịu ảnh hưởng của triết học Nietzsche, của Freud và của nhiều nhà triết học phi lý khác. Con người như một cá thể cô đơn, biệt lập, luôn luôn suy tư, tự tra vấn, kiểm soát mình, xăm soi, phán xét người khác. Nó không bao giờ hài lòng với mình mà luôn luôn khao khát cái mới, cái mà nó chưa có, nhiều khi như là điên rồ, quá quất. Và thế giới xung quanh là một cái gì bất ổn, đầy rẫy sự lộn xộn, phí lý, đôi lúc không lần tìm ra quy luật vận động của nó.
Con người đành buông xuôi cho số phận, định mệnh : hoặc là rủi ro hoặc là may mắn, sở cầu như ý. Tháng hoặc, lý trí biến mất, người ta bị bản năng chỉ phối (hám lợi, si mê tình dục, tham địa vị…). Tóm lại con người là một thực thể phồn tạp, đa đoan, đa sự, không phải lúc nào cũng có thể hiểu và lý giải được nó. Với những biểu hiện trên, có nhà nghiên cứu đã xếp Phạm Thị Hoài vào khuynh hướng văn chương của chủ nghĩa hiện đại.
Hiện nay Phạm Thị Hoài định cu cùng gia đình riêng ở CHLB Đức. Hầu hết tác phẩm của bà đã được dịch sang tiếng Đức, có cuốn được in ngay lần đầu bằng tiếng Đức.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ , tác giả khác