Paper Fountain Pen Notebook Financial Plan, Inc., PNG, 1920x699px, Paper,  Ballpoint Pen, Business, Card Stock, Fountain

Giới thiệu tác giả Sái Thuận

Paper Fountain Pen Notebook Financial Plan, Inc., PNG, 1920x699px, Paper,  Ballpoint Pen, Business, Card Stock, Fountain

Tiểu sử tác giả Sái Thuận

(1441 – ?)

Sái Thuận còn đọc là Thái Thuận, tự Nghĩa Hòa, hiệu Lục Khê, biệt hiệu là Lã Đường. Quê gốc : làng Liễu Lâm, huyện Siêu Loại, thừa tuyên Kinh Bắc, nay là huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ông xuất thân bình dân, có lúc đã làm lính dạy voi trong quân ngũ, sau về đi học. Ông đỗ đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Ất Mùi, niên hiệu Hồng Đức thứ 6 (1475), đời Lê Thánh Tông. Năm đó ông 35 tuổi. Ông được sung chức ở Viện hàn lâm và làm việc ở đó hơn 20 năm, sau ra làm Tham chính sứ Hải Dương. Theo tư liệu truyện ký, Thái Thuận là thành viên của Hội Tao đàn, là Tao đàn sái phu, thậm chí Tao đàn phó nguyên súy, song điều đó không có gì chắc chắn.

Tác phẩm của tác giả Sái Thuận

Sáng tác của Sái Thuận rất nhiều, có tới hàng nghìn bài, nhưng ông không để ý vào việc soạn thảo thành tập. Sau khi ông mất, con trai ông là Sái Đôn Khác và học trò ông là Đỗ Chính Mô mới thâu thập di cảo, số thơ tập hợp lại được chỉ độ “một vài phần mười, chứ không được cả tập, cho nên gọi là bản thảo của người đã mất để lại” (Lời tựa tập thơ do – Sái Đôn Khác đề). Đó chính là tập thơ La Đường di cảo  hiện còn lại đến ngày nay.

La Đường đỉ cáo gồm 264 bài thơ, được dư luận đương thời và thời sau coi là tập thơ vào loại hay nhất trong số những thi tập còn lại của văn học chữ Hán nửa cuối TK XV. Lê Thánh Tông khen Sái Thuận là thi sĩ “luôn luôn nổi tiếng ở trường thơ”. Về sau, Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Ngô Thì Nhậm, Bùi Huy Bích… đọc Lý Đường cáo đều xưng tụng Sái Thuận là “nhà thơ có khuôn thước, phong cách”, “thanh nhã dồi dào”, “Sau tập thơ Giới Hiên của Nguyễn Trung Ngạn, ít khi có thể văn ấy”… Quá thực, Sái Thuận có phong cách thơ độc đáo, cơ hồ vượt lên trên nhiều thi sĩ cùng thời, xứng đáng là một gương mặt tiêu biểu của Hội Tao đàn thời Hồng Đức.

Đọc thêm  Bài văn Giới thiệu bài thơ “Cảm hoài” của Đặng Dung

Trong lúc nho học thịnh đạt, văn chương cung đình thù ứng ca tụng đương buổi thịnh phát, lại là thành viên Hội Tao đàn, nhưng Sái Thuận không đi theo con đường mòn của đám thi sĩ cung đình, không kiểu cách hoa lệ, trôi nổi theo thời, khiến cho nguồn cảm hứng bị khô cứng. Trong thơ ông, những bài nói về đại nghĩa quân thần, đạo trung đức hiếu không nhiều, rất ít bài “phụng họa”, “phụng bình”, tán tụng thơ văn của nhà vua. Nói chung những bài có tính chất thù tạc, tụng tán chiếm tỷ trọng không nhiều trong thơ ông.

Sái Thuận có quan niệm đúng đắn về thi ca. Giữa thời thái bình thịnh trị, phong đăng hòa cốc, thơ ca không phải là thứ chỉ để ca ngợi, xưng tụng đạo thánh đế minh vương, tô điểm cho cảnh điện ngọc nhà vàng, mà thơ phải làm  đẹp cho đất nước, có ích cho đời. Trước cảnh núi sông hùng vĩ, ông tự hỏi “Núi sông như thế, ta biết tính sao đây” (Thái Nguyên đạo trung), và ông cảm – thấy luôn có cái nợ văn chương, nợ ấy phải trả cho non nước giang sơn. Chính vì thế, non sông đất nước tươi đẹp hùng vĩ luôn là đối tượng miêu tả, ca ngợi của thơ ông. Tấm lòng yêu thiên nhiên thường hòa lẫn với niềm tự hào dân tộc, với lòng yêu nước. Mỗi ngọn núi, dòng sông, ngôi chùa cổ, bến đò xưa, cảnh chiều nơi quán trọ, một mùa xuân liễu lục đào hồng… trong tâm mục của nhà thơ đều sinh động, chân thực, thanh cao, nhẹ nhàng, ý nhị. Đối với cảnh vật bốn mùa, ông luôn nắm bắt được cái tiêu biểu nhất, đồng thời tất cả cũng lại được nhìn nhận bằng cái nhìn lạc quan sinh sắc nhất. Thu không chỉ là khúc nhạc sầu vọng buồn bã, hạ không chỉ là nóng lửa chảy đá nát vàng, đông không chỉ là tàn tạ giá lạnh, mà tất cả bốn mùa đều đầy sức sống. Ở những bài thơ nói về những để tài quen thuộc mòn sáo như “phong, hoa, tuyết, nguyệt” thơ ông cũng không mấy khuôn sáo khô cứng.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn, nhà thơ Phùng Quán

Lã Đường di cảo có nhiều bài thơ viết về đời sống xã hội, trong đó khi nói về con người thì lạc quan yêu đời, vui hòa bình. Nói về đời sống nhân dân thì khiến người ta qua thơ mà thấy cảnh thanh bình thịnh trị của dân tộc, cảnh tươi vui, trù phú, yên ả của thôn cùng xóm vắng. Chẳng hạn như bài Thuận – An xuân vọng, “Từ phên dậu, làn khói -xanh tỏa màu gấm vóc, Cành quất, mầm mía mọc cạnh nhà người, Cảnh tượng thái bình thật vui mắt, Chỉ có một thứ gió đông mà có muôn thứ hoa”.

Thơ Sái Thuận có nhiều bài bày tỏ xúc cảm chân thành, niềm cảm thông của tác giả đối với những cảnh ngộ đáng thương. Chẳng hạn như nói về nỗi nhớ chồng, tiếc tuổi xuân qua của người chinh phụ, hay nói về tuổi trẻ, niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi, nỗi sầu biệt ly… Có bài thơ vừa có cái dí dỏm, vừa mang chút phong tình : “Đài trang rèm ngọc rủ thâu đêm, U ẩn tâm tình sâu kín thềm, Gió mát trăng thanh kham chẳng nổi, Hồn mơ cất lẻn bước ra hiện” (Hữu sở trào). Nhìn chung, thơ Sái Thuận để cập đến nhiều đề tài, tứ thơ phong phú không bó hẹp trong phạm vi của văn chương cung đình, bút pháp thể hiện linh hoạt biến hóa. Thực đúng như Đỗ Chính Mô đã từng nhận xét : “Các bài trứ tác, đều từ trong bụng đào bới ra rất là tân kỳ, mà cách điệu âm luật và phép đặt câu thì đủ thể của các nhà văn”.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Nguyễn Huy Thiệp

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top