Download this free HD photo of notebook, ink pen, notepad and page by David  Travis (@dtravisphd) | Study methods, Medical school studying, Medical  school

Giới thiệu tác giả Sử Hy Nhan

Download this free HD photo of notebook, ink pen, notepad and page by David  Travis (@dtravisphd) | Study methods, Medical school studying, Medical  school

Tiểu sử tác giả Sử Hy Nhan

(? – ?, khoảng TK XIV)

Sử Hy Nhan không rõ tên thật là gì, sinh và mất vào năm nào. Có thuyết nói ông vốn họ Đào, vì chăm đọc sách, giỏi .. sử nên được vua ban tặng họ Sử, quê ở làng Ngọc Sơn, châu Hoan Ái, nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Đậu Trạng nguyên đời Trần Duệ Tông làm quan đến Hành khiển trí kinh điển (giảng sách kinh điển cho vua với bài Trảm xà kiếm phú (Bài phú kiếm chém rắn). Ông làm : quan đến chức Hành khiển trị kinh diên, trông coi việc giảng sách kinh điển nhà nho cho vua. Tương truyền ông có soạn một bộ sử. Con trai ông là Sử Đức Huy cũng nổi tiếng uyên bác. Khi quân Minh diệt nhà Hồ, hai cha con Sử Hy Nhan về quê, trốn tránh Ở núi Mồng Gà, tổ chức cho dân khai phá đất hoang dưới chân núi Tàng Sơn, lập thành khu làng mới Trại Đầu, nay thuộc các xã Sơn Long, Sơn Trà, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Nơi đây nay vẫn còn điện thờ và câu đối ngợi ca công đức nhà khẩn hoang Sử Hy Nhan tài danh : “Trăm nghìn vạn sào đất, nơi nơi đây thóc – Ba mươi hai trang hộ, đời đời nhớ ơn… ”.

Tác phẩm tác giả Sử Hy Nhan

Tác phẩm này chỉ còn duy nhất bài Trảm xà kiếm phú (Bài phú kiếm chém rắn) được chép trong Quản hiền phú tập – một bộ tuyển tập các bài phú chữ Hán của các tác gia người Việt, khắc in lần đầu năm 1457 và khắc in lại vào năm 1728 – 1729.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Băng Hồ Trần Nguyên Đán

Bài Trảm xà kiếm phú gồm 34 liên và một bài ca ngắn. Nội dung bài phú chủ yếu ngợi ca thanh gươm quý của Lưu Bang chém rắn, qua đó để cao sự nghiệp. phá Tần, diệt Sở, lập nên nhà Hán của Hán Cao Tổ. Ở phần này, bài phú có nhiều điển cố, điển tích liên quan đến sự nghiệp công danh của Hán Cao Tổ “tiếng tăm không bị mai một, danh thơm lưu lại ngàn thu”. Như thế, đây là thanh gươm chính nghĩa, góp phần làm rạng danh cơ nghiệp nhà Hán. Tuy nhiên, bằng phương thức so sánh, Sử Hy Nhan đi đến khẳng định vương “triều nhà Trần thời thịnh trị “gió. Hòa đây cả chín châu, gió nhân hun khắp trời đất” cho nên với ngay cả loại thanh gươm linh thiêng kia cũng không còn cần thiết nữa. Bài phú tỏ rõ ý thức để cao vương triều, tụng ca thánh đế, bộc lộ niềm tự hào dân tộc và tư tưởng yêu hòa bình, thái độ ứng xử văn hóa đạt tới tầm cao nhân bản của người Việt. Điều này thể hiện rõ ở bài ca có ý nghĩa chưng cất nội dung lời văn xuôi bằng lời văn vần có cấu tứ độc đáo ở đoạn kết : “Kiếm này ! Kiếm này ! Là vật chẳng lành! Bậc thánh túng kế mới ˆ dùng mi, phải đâu vật quý, Ôi ! Thánh triểu ta, đời thịnh chuộng văn tự, thiên hạ nhất thống, thái bình thịnh trị, dầu có kiếm này, dùng đến làm chi”.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Phạm Nguyễn Du

Với sự am hiểu lịch sử và thủ pháp “hư dương, thực ức” đặc sắc, câu. Chữ đăng đối chặt chế, ý tưởng cao sâu, Sử Hy Nhan đã đóng góp vào thơ phú đời Trần và nền văn học dân tộc một tác phẩm thật sự có giá trị.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top