Getting Started with Google Colab Notebooks | by Ahmed Gad | Heartbeat

Giới thiệu tác giả Trúc Khê

Getting Started with Google Colab Notebooks | by Ahmed Gad | Heartbeat

Giới thiệu tác giả Trúc Khê (1901 – 1947)

Nhà văn, nhà biên khảo Trúc Khê sinh ngày 25.5.1901, tên thật là Ngô Văn Triện. Các bút danh khác : Cấm .Khe, Kim Phương, Ngô Sơn, Đỗ Giang, Khâm Trai. Quê gốc : làng Thị Cẩm, xã Phương Canh, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay là xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

Ông xuất thân trong một gia đình nho học, được học chữ nho từ năm lên 6, đến năm II tuổi, ông theo học trường Pháp – Việt hàng tổng. Năm 1926, ông đời quê hương ra Hà Nội, hoạt động trong làng báo, làng văn cho tới khi mất ở tuổi 46.

Tác phẩm : Trong 20 năm cầm bút, ông đã cần mẫn làm việc, để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ thuộc các thể loại : sáng tác, nghiên cứu biên soạn, dịch thuật, cả thảy đến 59 cuốn (trong đó trước 1930 : 11 cuốn, sau 1930 đến 1947 : 48 cuốn), không kể các bài báo lẻ, đăng rải rác trên báo chí đương thời, chưa kịp tập hợp vào sách. Trong số đó, mảng sách dịch thuật văn học, từ chữ Hán sang tiếng Việt của ông được giới văn học đánh giá cao bởi.  Chất lượng của nó đã vượt được thử thách của thời gian.

Thoạt đầu, ông làm việc ở nhà in Trung Bắc tân văn, rồi viết cho tờ Thực nghiệp dân báo, ra mắt bạn đọc bằng các bản dịch tiểu thuyết Trung Quốc. Năm 1928, tại phố Hàng Bông, Hà Nội,  ông mở Trúc Khê thư cục để tự xuất bản sách của mình.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Võ Văn Trực

Do tham gia Việt Nam quốc dân đảng, ông bị thực dân Pháp bắt năm 1929, lãnh án 2 năm tù treo và 5 năm cầm cố tại quê nhà. Trong thời gian này, ông vẫn hoạt động báo chí và văn  học, cộng tác với Nhật Nam thư quán và NXB Tân Dân của Vũ Đình Long.

Năm 1924, hết hạn cầm cố, ông trở ra Hà Nội, làm chủ bút báo Thương Mại và Bác Hà, tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu, dịch thuật. Năm 1937, ông phụ trách phần văn học của Phổ thông bán nguyệt sơn, giữ mục “Hiệu đính cổ văn”, trở thành cây bút chủ lực của NXB Tân Dân.

 Về sách biên khảo, ông đã soạn các cuốn :

Lịch sử khôi phục quốc quyền của nước Nhật Bản, Xiêm La, Thổ Nhĩ Kỳ (trước 1930), bị chính quyền thực dân đem tịch thu. Lịch sử Nam tiến, Hùng Vương điển nghĩa (1930), Trần Thủ Độ, Cao Bá Quát (1940) và Nguyễn Trãi (1941)… Trong số này, hai cuốn sau có giá trị đặc sắc hơn cả.

Ông đã dịch các tác phẩm lịch sử – xã hội như : Thánh Găngđi với cuộc vận động độc lập của Ấn Độ, Phụ nữ Đức, Ý, Tôn Ngô binh pháp. Ông để tâm nhiều hơn đến việc dịch văn học. Một loạt tiểu thuyết Trung Quốc như Ngọc Lê hôn của Từ Trẩm Á, Bao Công kỳ án, Giang hồ kỳ hiệp, Tùy Đường, Mãn Thanh nhập đế, Mưa gió canh xuân và nhiều tác phẩm chữ Hán thời trung đại của Việt Nam và của Trung Quốc : ˆ Truyên kỳ mạn lục, Tang thương ngẫu lực, Úc Trai thi văn tập, Tình sử, Ẩm văn băng tập, Đường thí… được ông dịch ra tiếng Việt. Nhiều bản dịch trong số này được bạn đọc ưa thích và tin cậy, đã tái bản nhiều lần.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ, nhà nghiên cứu Trịnh Hoài Đức

Tác phẩm do Trúc Khê sáng tác „ không nhiều. Có thể kể đến : Chợ chiểu (tập thơ), Đỏ chiêu (tiểu thuyết – 1940), Hồn về (ký – 1942). Trúc Khê mất vào năm I947, đang khi sức sáng tạo dồi dào, tài năng đã ở độ chín, để lại tấm gương về sức làm việc không mệt mỏi cho nền quốc học của nước nhà trong buổi đầu gây dựng và phát triển. Ông là một nhân cách trung thực, cẩn trọng, có cái nhìn tiến bộ và tấm lòng quý trọng lịch sử, thời cuộc và văn hóa dân tộc.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top