Tiểu sử tác giả Đào Mạnh Thông
Nhà thơ Trúc Thông, tên thật là Đào Mạnh Thông, các bút danh khác: Linh Vân, Chiêu Thương, sinh ngày 8.2.1940. Quê gốc: xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Thuở nhỏ sống với gia đình và đi học tại quê, sau đó học tại khoa Ngữ văn, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội. Tốt nghiệp đại học, Trúc Thông vẻ công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam cho tới nay. Năm 1972, Trúc Thông vào chiến trường Quảng Trị với tư cách phóng viên báo chí.
Tác phẩm của tác giả Đào Mạnh Thông
Tác phẩm : Chầm chậm tới mình (thơ, in chúng – 1985), Múa ra tông (thơ – 1985) và nhiều bài phê bình văn học.
Năm 1959, Trúc Thông đã có thơ đăng trên tạp chí Văn nghệ quân đội, nhưng sau đó, ông viết ít và ít có dịp xuất hiện trên báo chí. Từ 1968, sau khi tốt nghiệp đại học, về công tác tại Ban văn nghệ Đài tiếng nói Việt Nam, Trúc Thông mới có điều kiện tập trung suy nghĩ cho thơ và sáng tác thơ. Và bởi vậy, Trúc Thông thuộc thế hệ các nhà thơ chống Mỹ. So với bạn thơ cùng lứa, Trúc Thông viết ít. Năm 1985, ông mới có phần thơ Cẩm chậm tới mìmÏ: (in chung với Thời yêu thương của Đào Cảng). Và 8 năm sau, ông mới cho ra đời tập thơ thứ hai Ma-ra-tông (1993). “Tôi viết chậm, nhưng chú trọng chất lượng. Thiêng liêng với văn học, thơ ca nên luôn chuyên tâm học hỏi, mài giữa nghề nghiệp”. Trúc Thông có lần tự bộc tạch như vậy. Quả là ông viết ít, viết chậm, nhưng sự nghiêm túc tình lọc, sự kỹ càng, cẩn thận khi làm thơ, đăng thơ khiến thơ Trúc Thông có được những bước tiến vừa nghiêm túc, vừa chắc chắn. Và chính đó cũng là điều đầu tiên có ý nghĩa, tạo ra nét riêng của thơ Trúc Thông. Ông có một số bài thơ được công chúng mến mộ : Thơ đón bão, Một đời nghiêng nghiêng… và Bờ sông vấn gió với những câu thơ lục bát mượt mà, đào dạt lòng người con viếng linh hồn mẹ : “Lá ngô lay ở bờ sông, Bờ sông vẫn gió người không thấy về, Xin người hãy trở về quê, Một lần cuối, một lần về cuối thôi, Về thương lại bến sông trôi, Về buồn lại đã một đời tóc xanh, Lệ xin giọt cuối để dành, Trên phần mộ mẹ, nương hình bóng cha, Cây cau cũ, giọt hiên nhà, Còn nghe gió thổi sông xa một lần, Còn xin ngắn lại đường gần, Một lần rồi mẹ hãy dần dần đi”. Sự níu kéo van vỉ của người con dù bao nhiêu nữa cũng là không đủ, bởi cái chết đã là vĩnh viễn. Bờ sông vẫn gió xứng đáng là một trong những bài thơ hay viết về mẹ những năm gần đây. Trong hướng đi sâu gắn bó với cuộc đời, với con người, thơ Trúc Thông đặc biệt da diết với khát vọng giải phóng con người, tìm tới sự phát triển tự do, hoàn thiện cho mỗi con người – cá thể.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác