bg-journal-grief-pencil - Refuge In Grief

Giới thiệu tác giả Vũ Hạnh

bg-journal-grief-pencil - Refuge In Grief

Tiểu sử tác giả Vũ Hạnh

Nhà văn, nhà hoạt động văn hóa Vũ Hạnh tên thật là Nguyễn Đức Dũng. Quê gốc: xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Hiện ông sông tại TP Hồ Chí Minh. Theo học ban Tú tài ở Huế, sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9.3.1945), ông về quê tham gia Mặt trận Việt Minh, hoạt động trong đội võ trang tuyên truyền, là thành viên của Ủy ban Tổng khởi nghĩa của chính quyền huyện Thăng Bình. Trong kháng chiến chống Pháp, ông sáng tác kịch, là Trưởng đoàn kịch kháng chiến Thăng Bình, rồi trở thành giáo viên dạy văn ở các trường Thăng Bình, Phan Châu Trinh. Từ năm 1953 cho đến ngày hòa bình lập lại (1954), ông tham gia Đoàn  văn nghệ lực lượng thanh niên xung phong Liên khu V, phục vụ vùng chiến trường Tây Nguyên. Sau hiệp định Giơnevơ, do hoạt động đòi hiệp thương thống nhất Nam – Sắc, ông bị chính quyền  ngụy ở địa phương bắt giam. Cuối nàn 1256, ông trốn vào Sài Gòn dạy học tự tìm cách liên hệ với cách mạng. Ông tiệp tục đấu tranh bằng ngòi bút của người viết báo, viết văn với bút danh Vũ Hạnh – do mượn tên của người bạn tù cùng quê. Năm 1960, ông gia nhập Hội nhà báo yêu nước của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam với bí danh Hoàng Thanh Kỳ. Năm 1966, ông là Tổng thư ký lực lượng bảo vệ văn hóa dân tộc, một tỔ chức của những người yêu nước tiến bộ đấu tranh gìn giữ các giá trị và bản sắc, truyền thống văn hóa Việt Nam. Ông luôn bị chính quyền Mỹ – ngụy theo dõi, 5 lần bị bắt giam vào nhà tù. Sau năm 1975 đến 1985, ông giữ cương vị Tổng thư ký Hội văn nghệ TP Hồ Chí Minh, rồi Ủy viên thường vụ Hội liên hiệp văn học nghệ thuật và Hội nhà văn TP. Ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam cho đến năm 1990.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Nguyễn Khắc Trường

Tác phẩm tác giả Vũ Hạnh

Tác phẩm : ông là tác giả của nhiều tập truyện ngắn, truyện dài, tiểu luận – phê bình văn học, xã hội – giáo dục, lúc đầu đăng tải trên báo chí, sau tập hợp thành sách. Thời chống Mỹ, trên văn đàn công khai dưới chế độ Mỹ – ngụy, ông đã cho xuất bản nhiều tập sách, có thể chia thành các loại : Bút máu, Chất ngọc. Vượt thác, Người chóng thời đại… (tập truyện ngắn) ; La rừng, Con chó hào hùng, Cô gái Xà Niêng, Cú đấm, Tâm sự người ở gái, Ngôi trường đi xuống. Như vì sao sáng, Bóng đèn tà nguyệt, Đại lộ nổi dài, Một kẻ bán trời, Côn tê giác cô độc… (truyện dài). Trên lĩnh vực lý luận – phê bình văn nghệ, văn hóa – giáo dục, ông tích cực đấu tranh chống các quan điểm đổi trụy, phản dân tộc ở miền Nam thời Mỹ nguy. Trên tạp chí Bách khoa, với bút danh Cô Phương Thảo, ông cho đăng – nhiều bài điểm sách, phê bình tác phẩm được dư luận đương thời chú ý với giọng văn mềm mại, giàu sức thuyết phục. Trong thời kỳ này, ông cũng cho ấn hành các tập phê bình – tiểu luận đặc  sắc : Đọc lại Truyện Kiều, Tìm hiểu văn nghệ. Tuổi trẻ nổi loạn, Cha mẹ bơ vơ. Đặc biệt là tập chính luận Người Việt cao quý xuất bản năm 1965 do ông viết nhưng lại khoác tên người Ý là A Pazzi (một kiểu chơi chữ : Pazzi là nói trại đi của hai chữ Bất di – ý nói bất di bất dịch, kiên định trong lập trường bảo vệ văn hóa dân tộc). Đương thời, tập sách gây một tiếng vang lớn trong xã hội, được tái bản nhiều lần. Sau hiệp định Paris 1973, tác phẩm được đổi lại là Người Việt kỳ diệu. 

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Mai Am

Nhà văn Vũ Hạnh được bạn đọc cả nước biết đến với tập truyện Bút máu  (NXB Văn học. 1966) gồm 10 truyện ngắn viết theo phong cách biểu tượng lấy xưa nói nay, theo kiểu Chuyện cũ viết lại của nhà văn Lỗ Tấn, Trung Quốc. Đặc biệt, truyện Bút máu kể về chàng Lương Sinh, từ chối việc dùng gươm tập võ vì sợ lưỡi gươm ô uế uống máu người mà dùng ngòi bút nghĩ là thanh cao trong sạch hơn. Nào ngờ ngòi bút của Lương Sinh vì ca công tụng đức tên Lý tổng trấn mà gây bao tai họa cho dân, đến lúc nhận ra, sám hối thì đã gây bao chuyện đau lòng, còn tệ hại, tàn bạo hơn lưỡi gươm khát máu gấp nhiều lần. Truyện có phong cách của Liêu Trai chí dị của nhà văn Trung Quốc Bồ Tùng Linh. Sở đi Vũ Hạnh phải dùng bút pháp biểu tượng, tượng trưng vì ông hoạt động văn học công khai ở vùng Mỹ – ngụy kiểm soát. Tác phẩm của ông thuộc dòng văn học yêu nước tiến bộ dưới chế độ hà khắc của Mỹ – ngụy. Những truyện Bút máu, Chất ngọc, Người nữ tì, Những giọt mồ hôi… mượn cái vỏ lịch sử để cất lên đòi hỏi, khát vọng chống cường quyền, áp bức.

Scroll to Top