The Pocket Notebook - Wanderings - Journals and Journeys

Giới thiệu tác phẩm Thiên Am Minh Giám

The Pocket Notebook - Wanderings - Journals and Journeys

Giới thiệu tác phẩm Thiên Am Minh Giám

Tác phẩm diễn ca lịch sử, bằng chữ Nôm với hơn 900 câu thơ song thất lục bát. Hiện chưa rõ tác giả, nhưng theo Phan Huy Chú trong lịch triểu hiến chương loại chí, mục “Văn tịch chí” thì Thiên Nam mình giám do tôn thất họ Trịnh biên soạn. Căn cứ vào chính văn bản còn lại, có thể thấy người viết thuộc dòng dõi tôn thất họ Trịnh, nên tuy là nhà nho chưa hiển đạt nhưng vẫn được phủ chúa sai diễn Nôm lịch sử dân tộc nhằm mục đích giáo huấn và để cao vương nghiệp họ Trịnh. Thiên Nam mình giám diễn ca lịch sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng đến thời Lê Trung Hưng. Nhìn vào kết cấu có thể thấy Thiên Nam mình giám giống với Đại Việt sử ký toàn thư. Về mặt sử liệu, Thiên Nam mình giám dựa chủ yếu vào bộ sử của Ngô Sĩ Liên, riêng phần tục biên của sách chủ yếu dành để ca vịnh lịch sử đất nước.

Quan điểm nhìn nhận và đánh giá lịch sử của tác giả Thiên Nam mình giám giống với thái độ của các tác giả Thiên Nam ngữ lục cuối thế kỷ XVI và Đại Nam quốc sử diễn ca cuối thế kỷ XIX.

Người viết một mặt xuất phát từ lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, mặt khác lại đứng trên ý thức hệ Nho giáo để nhìn nhận lịch sử nước nhà. Ảnh hưởng của quan điểm Nho giáo thể hiện ở tư tưởng thiên mệnh khi phản ánh sự vận động của lịch sử, ở tư tưởng định kiến đối với những triều đại không được nhà nho coi là chính thống, ở thái độ thiên vị, để cao triều đại đương quyền. Tinh thần dân tộc đã đem đến cho tác phẩm những trang viết hào hùng khi ca ngợi chiến công chống ngoại xâm, ca ngợi những anh hùng cứu nước, những nhân tài đất Việt. Các trang viết chất chứa lòng căm thù khi tố cáo tội ác bọn xâm lược, khi phê phán bọn loạn thần hại dân, hại nước. Về phương diện này Thiện Nam mình giám khá đậm tính dân tộc và tính nhân dân.  Cách diễn ca lịch sử của Tên Nam mình dám không giống Thiên Nam ngữ lực sau này. Nếu Thiên Nam ngữ lục dựa vào lịch sử để viết truyện, chú ý tới những sự kiện, tình tiết tiêu biểu, xây dựng thành công nhiều nhân vật lịch sử thì Thiên Nam mình giám lại nặng về bao quát toàn bộ sự kiện và nhân vật. Chính vì vậy yếu tố văn học, giá trị văn học của Thiên Nam mình giám không bằng Thiên Nam ngữ lục. Thiên Nam mình giám được viết bằng thể thơ song thất lục bát của dân tộc. Đây là giai đoạn đầu trong quá trình phát triển của thể thơ này nên hình thức câu thơ cũng chưa thật ổn định, một số câu thơ còn mang lối gieo vần cổ, có khi còn lạc vận. Tuy nhiên, câu thơ song thất lục bát trong Thiên Nam mình giám đã thanh thoát, thuần thục hơn Tứ thời khúc vịnh của Hoàng Sỹ Khải đầu thế kỷ XVH và có phần gần với bản dịch Chinh phụ ngâm. Về ngôn ngữ, Thiên Nam mình giám tuy còn nhiễu từ cổ nhưng nhìn chung có phần giản dị, đậm đà phong vị dân tộc do tác giả sử dụng thành công những từ ngữ thông thường, quen thuộc trong đời sống, vận dụng thành công ngôn ngữ văn học dân gian, nhất là thành ngữ, tục ngữ.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Huy Oánh

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top