Wanderings Classic Vintage Refillable Leather Notebook Journal Perfect for  Writing, Gifts, Fountain Pen Users, Sketching and Professionals (Brown):  Amazon.in: Office Products

Giới thiệu tác phẩm Thiên Môn Ngữ Lục

Wanderings Classic Vintage Refillable Leather Notebook Journal Perfect for  Writing, Gifts, Fountain Pen Users, Sketching and Professionals (Brown):  Amazon.in: Office Products

Giới thiệu tác phẩm Thiên Môn Ngữ Lục

Tập diễn ca lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Nôm, gồm 8.136 câu thơ lục bát, 31 bài thơ và sấm ngữ bằng chữ Hán và 2 bài thơ Nôm thất ngôn bát cú. Bản chép tay hiện còn lưu trữ tại thư viện trường Viễn Đông bác cổ. Đầu sách có niên biểu các triều vua từ khởi thủy đến cuối đời Lê và bài tổng tự bàn về các triều đại. Nhiều nhà nghiên cứu cho là Thiên Nam: ngữ lực xuất hiện khoảng cuối thế kỷ XVI.

Cho đến nay, Thiên Nam ngữ lục vẫn được coi là tác phẩm khuyết danh. Nhưng qua phần tự giới thiệu trong những câu thơ ở cuối tác phẩm, có thể biết tác giả thuộc dòng dõi thế tộc. Cha ông có chịu ân triều đình, bản thân ông “trọn đời được ấm ban”, đã từng theo đời đèn sách, nhưng nhiều lần thi không đỗ, vì thế không ra làm quan, suốt đời ngao du, ẩn dật.

Tác giả viết sách này khi đã về già, có thể vào thời Trịnh Căn (1682 – 1709). Lúc đầu, tác giả viết tác phẩm theo lệnh chúa Trịnh, về sau giữ lại không dâng lên Chúa và tự coi là tác phẩm của mình. Thiên Nam ngữ lục tường thuật lịch sử theo trình tự thời gian, chủ yếu từ thời Hồng Bàng cho đến hết thời Hậu Trần. Về triều Lê (từ câu 7.901 trở đi) tác giả chỉ nói tóm tắt, khái quát lịch sử từ thời Lê Lợi đến thời Trịnh Căn, ít kể sự kiện lịch sử. Phần cuối tác phẩm thực chất là đoạn kết luận, thiên về ca ngợi vua Lê chúa Trịnh, đặc biệt nhấn mạnh công đức chúa Trịnh. Sách chia thành 2 tập, tập 1 diễn ca lịch sử từ thời Hồng Bàng đến khi Ngô Quyền phất cờ tự chủ. Tập 2 diễn ca từ thời Đinh Tiên Hoàng đến đời Trịnh Căn. Về cơ bản, tác giả dựa vào bộ Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên để diễn ca. Những tác phẩm cũng sử dụng rộng rãi khối lượng lớn tư liệu dân gian. Sự kết hợp những truyền thuyết, đã sử với chính sử đưa đến cho Thiên Nam ngữ lục một quy mô lớn của bộ diễn ca trường thiên phong phú về sự kiện, phức tạp về tư liệu hơn những bộ sử thông thường thời xưa.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ, nhà văn Nguyễn Hàng

Giá trị tư tưởng nổi bật của Thiên Nam ngữ lục là tỉnh thân dân tộc. Trước hết, tác phẩm là tiếng nói lên án mạnh mẽ tội ác quan lại, thái thú, thứ sử Hán – Đường… Với thái độ căm ghét, khinh bỉ, tác giả đã miêu tả bọn cướp nước Tô Định, Dương Sẵn, Lưu Cung, Ô Mã Nhi, Trương Phụ… tàn ác, tham lam, xảo quyệt, nhưng ngu dốt, hèn hạ, nên thất bại trước ý chí chiến đấu của nhân dân ta. Tác phẩm cũng là bức tranh về nỗi thống khổ của người dân dưới ách đô hộ của bọn phong kiến phương Bắc. Một nội dung cơ bản khác của Thiên Nam ngữ lục là ca ngợi các anh hùng dân tộc, trước hết là anh hùng  chống ngoại xâm bảo vệ sự thống nhất của tổ quốc. Các vị anh hùng đều xuất hiện trong ánh hào quang của thần linh, có những phẩm chất tuyệt vời, có đức hy sinh cao cả. Tuy thành bại khác nhau, nhưng các vị anh hùng đều làm rạng rỡ cho lịch sử dân tộc, để lại truyền thống tốt đẹp cho muôn đời con  cháu về sau. Tác phẩm còn đồng thời phản ánh xã hội nước ta thời cổ trung đại với rất nhiều nét sinh hoạt phong phú, đậm đà phong vị dân gian, dân tộc. Nhìn chung, Thiên Nam ngữ lục đã diễn ca lịch sử nước Việt khá tường tận, cặn kẽ. Tuy nhiên cũng có đôi chỗ thiếu sót, nhầm lẫn đáng tiếc, như chép về Lý Ông Trọng trước An Dương Vương ; hay bỏ qua những thần thoại, truyền thuyết nổi tiếng như Sơn Tỉnh Thủy Tỉnh, Chử Đồng Tử…, hay không viết về Lý Thường Kiệt và cuộc kháng chiến oanh liệt chống quân Tống của nhà Lý (thế kỷ XI). Tác phẩm còn thấm nhuần quan điểm duy tâm của tác giả khi nhìn nhận quá trình lịch sử. Tác giả thường dùng số trời, vận trời, đạo trời, sự an bài của trời để giải thích sự hưng vong của các triều đại, sự thành bại của các nhân vật lịch sử.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Nguyễn Dậu

Thiên Nam ngữ lục là một tác phẩm sử học, nhưng trước hết là một tác phẩm văn học. Tác giả không chỉ chép lại lịch sử mà dựa vào lịch sử để viết truyện. Những trang viết về các anh hùng tiêu biểu như Thánh Gióng, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Lý Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn đã là những truyện Nôm vừa hùng vừa đẹp. Mỗi truyện được viết theo một kết cấu hoàn , chỉnh và bước đầu xây dựng thành công những hình tượng nhân vật. Tính chất kỳ vĩ của bậc anh hùng với lai lịch, hành trạng, tính cách được miêu tả bằng hệ thống hình ảnh, âm thanh, màu sắc, nhịp điệu thơ ca đã làm nên những đoạn thơ hùng tráng trong tác phẩm. `“Kết hợp giữa hai yếu tố trữ tình và tự sự, gắn chặt với cảm hứng hào hùng của tác giả về lịch sử dân tộc, Thiên Nam ngữ lục mang tính chất của thể loại sử thi” (Bùi Văn Nguyên). Câu thơ lục bát ằ, trong Thiên Nam ngữ lục có khuôn khổ, cấu trúc tương đối vững chắc. Số lượng  câu thơ thất niêm, xuất vần rất thấp. Ngôn ngữ tác phẩm chất phác, bình dị, chịu ảnh hưởng nhiều của khẩu ngữ và văn học dân gian. Tác giả sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ ca dao, từ thông tục và âm, từ cổ. Lời thơ còn thô sơ, chưa tinh luyện, gần với phong cách của truyện Nôm bình dân.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn, nhà thơ Nguyễn Bá Xuyến

Ở thế kỷ XVII, Thiên Nam ngữ lục là một trong những sử ca thành văn bằng thơ Nôm, tổng kết lịch sử mấy ngàn năm của đất nước. Tác phẩm không chỉ diễn ca lịch sử “mà còn thể hiện một tấm lòng yêu nước nồng nàn, một chủ nghĩa yêu nước với nội dung rất phong phú” (Đinh Gia Khánh). Thiên Nam ngữ lục là một thành tựu của văn học Nôm trên con đường đi tới, chiếm ưu thế so với văn học chữ Hán, góp phần khẳng định ưu thế của thể lục bát trong loại hình tự sự. Tác phẩm là thành tựu quan trọng báo hiệu sự phát triển rực rỡ của truyện Nôm ở thế kỷ XVII – thế kỷ  XIX.

Scroll to Top