Kể lại một miền đất, miền quê đáng nhớ

Kể về một miền đất, một miền quê đáng nhớ – Văn mẫu hay lớp 9

Hiểu được khó khăn của các bạn học sinh trong việc tìm kiếm tài liệu phục vụ cho quá trình học của mình. Văn mẫu đã tổng hơp một số bài văn mẫu Kể về một một miền đất một miền quê đặc sắc cho các bạn tham khảo

Kể lại một miền đất, miền quê đáng nhớ

Kể về một một miền đất một miền quê – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Quảng Ninh

Làng chài Cửa Vạn, ngôi làng cổ đẹp nhất thế giới ở Hạ Long

Ngày 2 – 9 năm nay, tôi được đến thăm làng chài Cửa Vạn. Một chuyến đi vô cùng thú vị. Làng chài Cửa Vạn nằm trong vùng Tùng Sâu thuộc vùng lõi của khu vực di sản văn hóa thế giới Hạ Long, chếch về hướng Đông Nam, cách bến tàu khách Bãi Cháy chừng 20km.

Làng chài Cửa Vạn thuộc phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Cho đến thời điểm này, (2008), Cửa Vạn có 176 hộ, gồm 733 nhân khẩu. Tất cả đều sống bằng nghề chài lưới và nuôi trồng hải sản. Bà con sinh sống trên những nhà bè, to nhỏ khác nhau, hoặc lợp ngói, hoặc lợp tôn, toạ lạc trên những chiếc phao nổi có diện tích ba bốn chục mét vuông. Nhà cửa của hộ nào cũng khang trang sạch sẽ. Nước thải, rác thải được bà con xử lí một cách khoa học, văn minh và vệ sinh, thể hiện một nếp sống văn hoá tuyệt đẹp.

Nhiều gia đình có máy phát điện, có tiện nghi như bàn, ghế, tủ, ti vi… sang trọng. Những đêm trăng, làng chài Cửa Vạn hiện lên trên mặt nước Hạ Long xanh biếc tựa như một thị trấn nơi Thuỷ cung.

Đánh bắt thuỷ hải sản thì bà con Cửa Vạn dùng thuyền lớn. Đi lại thì dùng thuyền nan nhỏ. Nghề nuôi cá lồng ngày một phát triển. Người sống ở trên, cá nuôi ở dưới. Mỗi lồng cá có hàng trăm, hàng nghìn con cá song, con nào cũng to, nặng hai, ba kí. Một tấn cá song có thể bán được trên, dưới 200 triệu đồng. Nhiều gia đình trở nên giàu có.

Cho đến nay, bà con làng chài Cửa Vạn vẫn còn một số người chưa biết chữ. Trẻ con chưa đi học đã biết bơi, biết chèo thuyền.

Nét mới ở Cửa Vạn là ngồi trường nổi có 4 phòng học với diện tích 150 m2, được neo đậu dưới chân núi Ngọc. Trường hiện có 7 lớp ghép. Các thầy, các cô giáo đều rất trẻ và nhiệt tình; tất cả đều tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm. Cảnh học trò đến lớp mỗi sáng thật đông vui. Tiếng cười nói xôn vanmau.comếng mái chèo ào ạt cắt nước. Những em bé làng chài 7, 8 tuổi,… da ngăm đen, mát sáng khoẻ mạnh, nhanh nhẹn…. từ những chiếc thuyền nan bé tẹo bước vào lớp học, trông thật đáng yêu. Tiếng chào ríu rít cất lên làm nhộn nhịp cả một vùng biển lặng: “Con chào thầy …“, “Con chào cô ạ…“.

Cụ Hưu đã 86 tuổi, một trong những ngư dân đầu tiên lập làng nổi Cửa Vạn nói: “Từ ngày có trường học cho con cháu làng chài, gia đình nào cũng tình cảm thấy hạnh phúc; người già như trẻ lại và khỏe thêm ra…”.

Ra về, tôi nói với mẹ: “Nghỉ hè tới, hai mẹ con ta lại đi chơi Hạ Long, đi thăm làng chài Cửa Vạn một lần nữa, mẹ nhé!“.

Kể về một một miền đất một miền quê mà em đã từng ghé thăm – Bài làm 2

Bạc Liêu ở cực Nam đất nước, liền kề với Cà Mau. Từ thành phố Hồ Chí Minh, vượt sông Tiền Giang, qua sông Hậu Giang, du khách đi thẳng tới Bạc Liêu, một hành trình 280 km. Đó là một miền đất thoáng đãng, trù mật, với bao cảnh vật đáng vêu, với những con người tuyệt đẹp, chất phác, siêng năng, thẳng thắn và phóng thoáng, cởi mở.

Đọc thêm  Bài viết số 1 lớp 10 đề 1: Cảm nghĩ ngày đầu tiên bước chân vào trường THPT 2 Dàn ý 17 bài văn mẫu hay nhất

Bạc Liêu ở cực Nam đất nước, liền kề với Cà Mau. Từ thành phố Hồ Chí Minh, vượt sông Tiền Giang, qua sông Hậu Giang, du khách đi thẳng tới Bạc Liêu, một hành trình 280 km. Đó là một miền đất thoáng đãng, trù mật, với bao cảnh vật đáng vêu, với những con người tuyệt đẹp, chất phác, siêng năng, thẳng thắn và phóng thoáng, cởi mở.

Bạc Liêu có diện tích tự nhiên 2520,6 km. Dân số khoảng 800.000 người, có 20 dân tộc, đông nhất là người Kinh. Các thế hệ người Kinh, người Hoa, người Khơ me,… đã chung vai sát cánh qua nhiều thế kỉ, lấn biển, đào kênh, khai phá ruộng đồng, đánh giặc giữ làng mới có một Bạc Liêu giàu đẹp như ngày nay.

Ai đã từng thăm thú Bạc Liêu một đôi lần chắc sẽ không bao giờ quên cảnh sắc hương vị nơi đây. Chùa Xiêm Cán ở Vĩnh Trạch Đồng, chùa Cái Giá ở xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi… lộng lẫy, uy nghi, với mái chùa uốn cong, gác chuông cao vút giữa trời xanh, với hàng trăm pho tượng thếp vàng tráng lệ.

Những ruộng muối vùng Kinh Tư bao la, muối trắng lấp lánh trong nắng chiều: những đụn muối trắng chạy dài như muôn ngàn gò đống nhấp nhô. Vườn chim Lập Điền có nhiều loại chim quý, hiếm, được nhắc đến trong sách Đỏ. Khu du lịch Phật Bà Nam Hải nổi tiếng linh thiêng… Nếu như nhãn lồng Hưng Yên là đặc sản của miền Bắc thì ở miền Nam Tổ quốc thân yêu nổi tiếng với vườn nhãn Bạc Liêu, trái tròn to, cùi dày trắng phau, ngọt ngào và thơm ngát. Đến thăm vườn nhãn, du khách còn được thưởng thức bánh xèo A Mật và nghe các tài tủe đổ câu vọng cổ nối tiếng: “ Ê..Ê Từ là từ phu tướng… “của cố nhạc sĩ Văn Cao Lầu. Ta hãy đến Phước Long và Hồng Dân thăm các làng nghề thủ công đan lát, dệt chiếu, làm nón… và đừng quên thường thức món bánh tầm bì hay bún bì ờ Ngạn Dừa, Hồng Dân.

Cảnh sắc và con người Bạc Liêu thật đáng yêu và đáng nhớ. Tiếng hát, tiếng hò của ai đó cất lên trên dòng kênh giữa màu xanh của rừng tràm, rừng đước như giăng mắc hồn du khách, lơ lửng đến mọi chân trời xa:

“Bớ chiếc ghe sau / chèo mau / anh đợi /

Qua khúc sông này / bờ bụi/ tối tăm “…

Kể về một một miền đất một miền quê đã để lại trong em nhiều ấn tượng – Bài làm 3

Quảng Bình cửa ngõ mới của khu vực và thế giới

Tôi tỉnh dậy sau một giấc ngủ mê man, giấc ngủ ngon nhất mà tôi có thể tưởng tượng được khi qua đêm ở một túp lều, giữa bạt ngàn mây rừng.

Những ánh sáng đầu tiên của ngày mới đã xuất hiện. Núi rừng xung quanh tôi tĩnh lặng một cách tuyệt đối, chỉ duy nhất có tiếng nước của dòng sông trước mặt len lỏi trong không gian một cách dễ chịu và thanh bình. Chìm trong sự trong lành và bình yên này, hành trình gian nan đưa tôi và những người đồng hành của mình đến đây như chưa từng tồn tại, nó giống như một giấc mơ mà trong đó – tôi đã vượt qua được những giới hạn của chính bản thân mình. Những giới hạn mà tôi đã nghĩ, nếu biết trước những gì tôi đã trải qua ở đây – tôi phải dành hẳn 1 năm để tập luyện và lên kế hoạch mất.

Đọc thêm  Bài viết số 5 lớp 8 đề 4: Thuyết minh về một loài hoa hoặc một loài cây Dàn ý 42 bài giới thiệu về một loài hoa hoặc loài cây

Trong giấc mơ đó và cả hiện thực này – lần đầu tiên tôi hiểu thấu thế nào là sự choáng ngợp và niềm sung sướng run rẩy khi thấy mình chỉ là một dấu chấm nhỏ trước vẻ đẹp vô tận của đất nước. Chúng tôi đặt chân đến Quảng Bình, đi về những nơi được gọi là “Quê hương của Kong” với tâm thế của những người đi tìm về những điểm quay, những nơi đã xuất hiện trên màn ảnh rộng của Hollywood. Thế nhưng, chuyến đi nhanh chóng trở thành một chuyến đi của những đứa trẻ thành thị những tưởng rằng mình mạnh mẽ và tháo vát nhưng lại rụt rè bước từng bước mò mẫm vào thiên nhiên. Chuyến đi để nhận ra rằng, tuổi trẻ chúng ta cần nhiều hơn những khát khao khám phá, và dũng cảm dấn thân.

Chuyến tàu đêm đưa chúng tôi đến ga Đồng Hới từ sáng sớm. Từ đây, chúng tôi sẽ di chuyển đến xã Tân Hoá, Quảng Bình. Bỏ lại một Hà Nội ẩm ướt khó chịu, Quảng Bình đón chúng tôi với nắng ấm. Tình cờ, thời gian đẹp nhất để bạn ghé thăm vùng đất vẫn còn nhiều bí ẩn này là từ tháng 3 đến tháng 5, trời không mưa và thời tiết thì không quá nóng.

Chúng tôi dành cả buổi sáng để tham quan và nhìn ngắm cuộc sống thanh bình của người dân địa phương. Xã Tân Hoá là nơi có hồ Yên Phú, nơi xuất hiện khá nhiều trong Kong: Skull Island. Khi đặt chân đến đây, tôi chưa xem bộ phim, thế nhưng bằng sự thán phục và ngây ngất trước vẻ bao la rộng lớn của nơi này, tôi chẳng thể mường tượng ra một nơi nào trên Trái Đất có thể hợp hơn để xuất hiện những đại cảnh phi thường ấy.

Đến đây rồi, chúng tôi mới được nghe một câu chuyện chưa thấy nhắc trên truyền thông. Để có được những thước phim chân thực tuyệt đối về một miền đất hoang sơ ẩn dật, đoàn làm phim đã thuê nơi này từ trước đấy 1 năm, làm việc riêng với từng hộ dân để họ không đưa trâu/ bò vào hồ, cỏ cây sẽ mọc tự nhiên và trở thành một bối cảnh tuyệt đẹp nhưng vẫn giữ nguyên vẻ hoang dã, tĩnh mịch.

Tôi sẽ không nói nhiều về những con số, về những địa danh hay lộ trình, tôi sẽ chia sẻ ngắn gọn chúng ở cuối. Tôi muốn nói nhiều hơn về những trải nghiệm của mình, về những cảm xúc riêng mà tôi tin rằng – bất cứ ai khi đặt chân đến đây, và bắt đầu cuộc hành trình này, dù ở bất cứ cấp độ nào (có tổng cộng 6 cấp độ thử thách và khó khăn cho những chuyến chinh phục hang động ở Quảng Bình) – đều sẽ trải qua, giống như tôi.

Ngay cả lúc này, khi tôi đang kể lại chuyến phiêu lưu của mình, trái tim tôi vẫn đập liên hồi khi tưởng tượng đến những con đường mòn xuyên rừng, những vực thẳm, những dòng sông cuộn chảy, và trên hết là vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên Việt Nam mình cứ trải dài ra trước mắt như một món quà tặng miễn phí, hào phóng và vô tư lự.

Đọc thêm  Văn mẫu lớp 10: Thuyết minh về một vùng quê (6 mẫu) Những bài văn hay lớp 10

Khi ấy đã là khoảng 12h trưa, chúng tôi sau một chập chụp ảnh thoả thích ở hồ Yên Phú, đã bắt đầu hành trình của mình. Một hành trình đã giúp chúng tôi vượt qua cái giới hạn nhỏ bé của những đứa trẻ thị thành.

Kể về một một miền đất một miền quê luôn ở trong trái tim em – Bài làm 4

Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình.

Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê đều có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn. Con người ở miền quê đó cũng vậy, có tính cách và tình cảm riêng.

Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Vào mùa lúa chín màu vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận. Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia.

Quê em còn nghèo nên những con đường bằng bê tong vẫn còn rất ít, phổ biến nhất vẫn là những con đường bằng đất quanh co. Mùi sỏi đá bốc lên hòa vào gió cứ xông thẳng vào sống mũi khiến em cảm thấy quá than thuộc, dù sau này lớn lên nó cũng không thể xa lạ được.

Mọi người ở quê em ai cũng chăm chỉ làm ăn, quanh năm họ bán mặt cho đất bán lung cho trời để nuôi con nên người. Họ là những người nông dân chất phác, hiền lành và hiếu khách. Họ luôn quan tâm đến những người xung quanh. Em từng nghe mẹ bảo rằng người dân quê coi trọng tình hàng xóm, chứ không như trên thành phố nhà nào biết nhà đấy. Mẹ bảo bởi vậy mẹ mới thích cuộc sống bình dị ở nông thôn.

Em vẫn thích ngắm nhìn quê em mỗi khi bình mình và khi mặt trời lặn. Vì đây là hai khoảnh khắc đáng nhớ đánh dấu sự bắt đầu một ngày và sắp kết thúc một ngày. Nó khiến cho mỗi người cảm nhận sự thanh bình, không hối hả, chậm rãi và yên tĩnh đến lạ lùng.

Có rất nhiều người đi xa vẫn bảo rằng dù có đi đến bất cứ nơi nào thì quê hương vẫn là nơi mong muốn tìm về nhất. Vì nơi đó có gia đình có ba mẹ, có tuổi thơ. Và em cũng vậy, em luôn thấy yêu quê hương em rất nhiều.

 

Scroll to Top