Lập trường nhân dân - Nguyễn Đình Chiểu

Lập trường nhân dân của Nguyễn Đình Chiểu

Dàn ý bài văn lập trường nhân dân của Nguyễn Đình Chiểu:

 ( thể hiện qua các sáng tác mà anh/chị đã học, đọc thêm )

 – Lập trường nhân dân:

  • Với Nguyễn Đình Chiểu, nhân dân là cơ sở, điểm tựa để nhà thơ dựa vào đó mà xây dựng và thể hiện các tư tưởng nghệ thuật.
  •  Nguyễn Đình Chiểu sáng tác trên lập trường nhân dân vì ông sống giữa nhân dân, thấu hiểu, đồng cảm và hết lòng thương yêu nhân dân. 

– Biểu hiện trong các sáng tác văn học:

  •  Trong Lẽ ghét thương: Trên lập. trường nhân dân, Nguyễn Đình Chiểu đã bày tỏ cảm xúc và phẩm bình lịch sử.
  •  Trong Chạy giặc: Bày tỏ lòng xót thương nhân dân, tố cáo tội ác tày trời của giặc. .
  •  Trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: Xây dựng bức tượng đài hoành tráng về người nông dân nghĩa sĩ.

 – Nhận xét, đánh giá:

  •  Lập trường nhân dân là lập trường cơ bản, chi phối mọi sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta.
  •  Các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu hàm chứa tính nhân bản, nhân văn sâu sắc. :
  •  Với lập trường nhân dân, Nguyễn Đình Chiểu chính là cầu nối giữa các tác gia văn học Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm trước đó với các tác giả văn học sau này (Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh…)

Đọc thêm các bài phân tích văn mẫu lớp 10

Bài làm văn mẫu

Đọc Nguyễn Đình Chiểu, từ Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ – Hà Mậu đến Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Chạy giặc, Xúc cảnh, Ngư Tiều y thuật vấn  đáp… chúng ta đều thấy xuyên suốt các tác phẩm là tấm lòng yêu nước thương dân vô hạn của người nghệ sĩ mù. Và cũng trải suốt các sáng tác là một lập trường tư tưởng vững chắc, chưa từng bị lay chuyển: lập trường nhân dân.

Mỗi nhà thơ, nhà văn trước khi cầm bút sáng tác bao giờ cũng phải tự đặt cho mình những câu hỏi: viết cho ai, viết để làm gì, viết cái gì và viết như thế nào. Những câu trả lời đó phải thống nhất với nhau, trở thành cơ sở để người nghệ sĩ sáng tạo nên tác phẩm nghệ thuật của mình. Với Nguyễn Đình Chiếu, câu trả lời gói gọn trong hai chữ: nhân dân. Nhân dân chính là cơ sở để nhà thơ dựa vào đó mà xây dựng và thể hiện các tư tưởng nghệ thuật của mình. Nguyễn Đình Chiểu sinh ra giữa nhân dân, trưởng thành cùng với nhân dân. Sự gắn bó đó giúp ông thấu hiểu, đồng cảm và hết lòng yêu  thương nhân dân. Vậy nên, mọi sáng tác của nhà thơ đều có chung một bệ đỡ duy nhất: nhân dân. 

Đọc thêm  Suy nghĩ về triết lý thế sự của Nguyễn Trãi trong Bảo kính cảnh giới

Trong Lẽ ghét thương (trích Truyện Lục Vân Tiên), Nguyễn Đình Chiểu đã đứng trên lập trường nhân dân, đã bày tỏ cảm xúc yêu – ghét và phẩm bình lịch sử. Bày tổ “lẽ ghét”, tác giả viết:

Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm,

Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang.

Ghét đời U, Lệ đa đoan,

Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần.

Ghét đời Ngũ bá phân uyên,

Chuộng bê dối trá làm dân nhọc nhằn.

Ghét đời thúc quý phân băng, 

Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rốt dân.

Phê phán các triều đại suy tàn cũng có thể xuất phát từ những lập. trường khác nhau, hoặc là để bảo vệ trật tự xã hội phong kiến, bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến, hoặc vì trách nhiệm của một tôi trung… Nhưng Nguyễn Đình Chiếu không như vậy. Ở mỗi cặp lục bát, tiếng ở được nhắc đến cho thấy cội nguồn sâu xa của lòng ghé¿ chính là nhân dân. Vì dân là người phải chịu mọi tai ách, khổ sở trăm chiều nên Nguyễn Đình Chiểu mới căm ghét tận tâm lũ vua quan đó.

Tham khảo các bài phân tích về Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Cũng trên lập trường nhân dân, vì cuộc đời, vì sự an bình của nhân dân, nhà thơ bày tỏ lòng yêu mến, cảm thông, thương tiếc tận đáy lòng những người hiển tài từng nuôi chí hành đạo giúp đời, giúp dân:

Thương là thương đức thánh nhân,

Khi nơi Tống, Vệ lúc Trần, lúc Khuông. 

Thương thầy Nhan Tử dở dang,

Ba mươi mốt tuổi, tách đàng công danh.

Thương ông Gia Cát tài lành,

Gặp cơn Hún mọt đã đành phui pha.

Thương thây Đồng Tử cao xa,

Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi.

 Thương người Nguyên Lượng ngùi ngùi,

Lỡ bê giúp nước lại lui về cày.

Thương ông Hàn Dũ chẳng may,

Sớm dâng lời biểu, tối đày đi xa.

Thương thầy Liêm, Lạc đã ra,

Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân.

Từ đoạn trích, có thể thấy nhân dân chính là ngọn nguồn chỉ phối cảm xúc của Nguyễn Đình Chiểu. Yêu hay ghét, vui hay buồn, ngợi ca hay căm  phẫn, tất thảy đều bởi nhân dân mà nên.

Đọc thêm  Phân tích đánh giá đóng góp văn học trung đại Việt Nam

Trong Chạy giặc, miêu tả cảnh nhân dân loạn li khi thực dân Pháp xâm lược, Nguyễn Đình Chiểu đã bày tỏ lòng xót thương nhân dân sâu sắc:

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,

Mất ổ bầy chim dáo dác bay.

Điểm nhìn của tác giả hướng trọn vào  những sinh linh bé nhỏ, yếu ớt, cần được che chở nhất. Nhà thơ không giấu nổi nỗi đau đớn khi chứng kiến sự hốt hoảng, ngơ ngác, mất phương hướng của lũ trẻ trong cảnh tượng nhốn nháo, tan tác, chia hai. Thông qua hình tượng thơ, Nguyễn Đình Chiểu còn muốn vạch trần tội ác tày trời của quân cướp nước.

Lũ chúng chính là nguyên nhân gây nên tình cảnh thê thảm của đất nước, của nhân dân.

Vẫn trên lập trường nhân dân, trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng bức tượng đài hoành tráng về người nông dân nghĩa sĩ. Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được nhà thơ dày công khắc tạc từ khi họ còn là những người nghèo khổ cho đến lúc ra trận lập chiến công và anh dũng hy sinh:

Cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó.

Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung, chỉ biết ruộng trâu  trong làng bộ.

|Việc cuốc, việc cày, việc bừa việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên tệ, súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.

Lời văn cho thấy Nguyễn Đình Chiểu rất thấu hiểu, đông cảm với cuộc đời lam lũ, lắm lụi của người nông dân. Hơn ai hết, nhà thơ biết rằng những con người này hoàn toàn xa lạ với việc binh đao: chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong lùng bộ. Thế nhưng, khi giặc Pháp xâm phạm đất đai, bờ cõi của cha ông, trong người nông dân có sự chuyển biến dữ đội. Những con người tưởng chừng rất hiển lành, chất phác ấy lại có lòng căm thù giặc sâu sắc (ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ, muốn tới ăn gan, cắn cổ), lại ý thức rất rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp cứu nước (Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu), lại sẵn sàng tự nguyện làm quân chiêu mộ không đợi ai đòi, ai bắt. Và khi ra trận, chính những người dân chân đất ấy lại mang trọng trách và chí khí của những anh hùng thời đại:

Vốn chẳng phải quân cơ quân vệ, theo dòng ở lính diễn bình; chẳng qua là dân ấp dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ.

Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn; chín chục trận binh thư, không chờ bày bố.

Ngoài cột có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tắm uông, chỉ nòi sắm dao tu, nón gõ.

Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.

Chỉ nhọc quan quản gióng trống kì trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.

Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ.

Không thể ngờ rằng mới đây thôi, những nghĩa sĩ kia chỉ là những người nông dân hiền lành, chất phác mà giờ họ lại xông trận với tư thế hiên ngang, chủ động, mộc mạc, giản dị mà không kém ‘chất anh hùng. Tiềm ẩn sau manh áo vải, sau cuộc đời lam lũ ở những người nông dân nghĩa sĩ đó là lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc. Và Nguyễn Đình Chiểu, với nhãn quan nhân dân, chính là người đầu tiên đã có công khám phá, thể hiện điều tuyệt vời ấy.

Đọc thêm  Con người, cuộc đời Nguyễn Du và tư tưởng - khuynh hướng sáng tác của nhà thơ

Như vậy, có thể thấy lập trường nhân dân là lập trường cơ bản, chi phối mọi sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta. Được xây dựng trên lập trường ấy, các tác phẩm của nhà thị đều hàm chứa tính nhân bản, nhân văn sâu sắc. Đó chính là vẻ đẹp hấp dẫn, là thứ ánh sáng kì ảo, lung linh tỏa ra từ tác phẩm của cụ Đề Chiểu.

Với lập trường nhân dân, Nguyễn Đình Chiểu chính là cầu nối giữa các tác gia văn học Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm trước đó với các tác giả Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Nguyễn Khoa Điềm.

Scroll to Top