Viết đoạn văn khoảng 200 nghị luận cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn gồm 6 mẫu siêu hay, ấn tượng nhất. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo, trau dồi kiến thức, nắm vững cách làm và hướng giải quyết vấn đề nêu ra trong đề bài. Từ đó nhanh chóng viết thành một một đoạn văn nghị luận.
Nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn là việc mỗi người biết tự rèn luyện, trau dồi bản thân để trở thành một người tốt, có ích cho xã hội. Biểu hiện của người có ý thức nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn chính là không ngừng học hỏi, nỗ lực hoàn thiện bản thân, hướng đến và làm theo những điều tốt đẹp. Vậy sau đây là 6 đoạn văn viết về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn, mời các bạn cùng đón đọc.
Viết đoạn văn về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn – Mẫu 1
Chúng ta từ khi sinh ra và lớn lên trải qua nhiều giai đoạn, quá trình khác nhau để hoàn thiện và trưởng thành. Chính vì thế, việc thay đổi bản thân, nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn có ý nghĩa vô cùng to lớn. Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà giàu đẹp, có thể chống lại mọi kẻ thù. Bên cạnh đó, mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. Chúng ta cũng cần phải yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết với nhau vì nó không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,… Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án. Mỗi chúng ta chỉ có một quê hương cũng như chỉ được sống một lần. Hãy sống thật ý nghĩa, sống và cống hiến, tận hưởng hết mình. Không một ai sinh ra đã ở vạch đích hay hoàn hảo, chỉ cần ta biết sống và biết yêu, ta sẽ cảm thấy cuộc đời này ý nghĩa và tươi đẹp hơn.
Đoạn văn về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn – Mẫu 2
Thế nào là vẻ đẹp tâm hồn? Đó là một suy nghĩ, một tâm hồn luôn chứa đứng nhiều phẩm chất cao đẹp đáng ngợi ca. Người có vẻ đẹp tâm hồn luôn được mọi người yêu quý và kết bạn. Thực tế trong cuộc sống cho thấy, mỗi người có cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn khác nhau, không ai giống ai. Người thì không ngừng tôi luyện bản thân, người thì lại hòa mình với thiên nhiên, với cuộc sống để cảm nhận nó bằng tất cả các giác quan. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người luôn sống hòa hợp với thiên nhiên. Có lẽ bởi vậy mà Bác luôn yêu nó thậm chí coi nó là tri kỉ. Cũng nhờ nó mà tâm hồn Người lúc nào cũng yêu đời, vui tươi. Thật vậy, nếu bạn có tâm hồn đẹp, hẳn bạn sẽ cảm thấy cuộc đời này đáng sống biết bao và ngược lại. Không có tâm hồn tươi đẹp, bạn sẽ chẳng khác nào một con người chỉ biết giam cầm mình trong căn nhà có bốn bức tường. Hơn thế nữa, chính nó sẽ biến bạn thành kẻ có tâm hồn hẹp hòi, ích kỷ. Qua đây, mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng tâm hồn trở nên phong phú bằng nhiều cách khác nhau. Có như vậy, bạn mới yêu cuộc sống và chiêm ngưỡng, tận hưởng nó một cách trọn vẹn nhất.
Xem thêm: Nghị luận xã hội về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn
Đoạn văn về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn – Mẫu 3
Trong cuộc sống, ngoài những giá trị vật chất thì vẻ đẹp tâm hồn chính là giá trị thực sự làm nên nhân cách của mỗi người. Vậy làm sao để nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn? Nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn là hoạt động bồi dưỡng, xây dựng và hoàn thiện các giá trị sống và đạo đức, tình cảm bên trong mỗi con người. Đó là những tình cảm trong sáng, thiêng liêng như tình thân, tình bạn, tình yêu, là những phẩm chất cao đẹp như lòng tự trọng, lòng nhân ái, lòng cảm thông, sẻ chia, là những giá trị sống đích thực như sống cống hiến, sống hội nhập. Với tôi, để nuôi dưỡng những vẻ đẹp đó, chúng ta cần tạo cho mình lối sống văn minh, cởi mở, không ngừng học hỏi những tấm gương sáng về đạo đức như chủ tịch Hồ Chí Minh, các danh nhân văn hóa thế giới hay thậm chí là chính những người xung quanh. Bên cạnh đó, cũng cần tránh xa những suy nghĩ, lối sống ích kỉ, vô cảm, thực dụng, luôn tỉnh táo trong việc phân biệt đúng sai, không để bị dụ dỗ, sa ngã vào tệ nạn xã hội. Có thể thấy, nuôi dưỡng tâm hồn là công việc cần được thực hiện ngay từ nhỏ, lâu dài và nghiêm túc, có như vậy, chúng ta mới trở thành những công dân có ích cho xã hội.
Xem thêm: 96 đoạn văn nghị luận 200 chữ
Đoạn văn về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn – Mẫu 4
Tâm hồn chính là ý thức tư tưởng nội tại của con người, giống như nhận thức, quan niệm, động cơ lý tưởng… Tâm hồn của một con người tốt đẹp hay xấu xa là điều vô cùng quan trọng. Tấm lòng lương thiện, chính nghĩa mới có thể đồng tình thương cảm, vì việc công không vì tư lợi, coi việc giúp người là niềm vui, lập trường kiên định, lý tưởng cao đẹp, vì nước vì dân, có chí vươn lên trong cuộc sống. Chính từ những biểu hiện tốt đẹp của mỗi con người ta mới có thể nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của họ. Vì vậy không chỉ nói tầm quan trọng của tâm hồn một cách cô lập. Bởi tâm hồn vốn là một từ vô hình, nếu không thông qua các hoạt động cảm tính như ngôn ngữ, hành động, tình cảm, thực tiễn xã hội… sẽ không thể hiểu nó một cách chính xác. Đồng thời, biểu hiện tâm hồn của con người không phải lúc nào cũng đồng nhất với nhau, có kẻ bề ngoài đường hoàng chững chạc nhưng đầu óc đen tối, có người có những ước mơ tốt đẹp, nhưng lại không có đủ nghị lực để thực hiện nó. Nếu nhìn một cách cô lập, trên phương diện nào đó có thể phù hợp với đẹp hoặc thiện nhưng thực tế không phải thế, thậm chí hoàn toàn ngược lại. vẻ đẹp và cái thiện chân chính phải hài hòa giữa biểu hiện bề ngoài với nội tâm, lời nói và việc làm phải nhất trí cao độ, lý luận phải đi đôi với thực tiễn. Một biểu hiện bề ngoài tao nhã tương ứng với bản chất nội tại chân thật không thể tự nhiên mà có được mà là kết quả của sự tu dưỡng của cá nhân cộng với ảnh hưởng của môi trường xã hội, giáo dục. Ví dụ một vận động viên biểu diễn thể dục, hoặc bằng nghệ thuật cao siêu, hoặc bằng những tư thế đẹp, hoặc bằng động tác linh lợi cương cường khiến khán giả nhìn thấy được sức sống vẻ đẹp trí tuệ, cơ bắp, tình cảm của mình và khán giả được hưởng thụ cái đẹp. Vẻ khoẻ đẹp này, nếu không có sự nghiêm túc học hỏi của cá nhân, sự khổ công rèn luyện, sự giúp đỡ của thầy, của bạn thì liệu có đạt được chăng?
Đoạn văn về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn – Mẫu 5
Cũng như cuộc sống, vẻ đẹp cũng rất đa dạng, muôn màu, muôn vẻ. Có những vẻ đẹp chỉ để ngắm, nhưng cũng có những vẻ đẹp khiến người ta yêu mến, nâng niu, trân trọng và ngưỡng mộ, đó là vẻ đẹp toát ra từ tâm hồn con người. Con người ta chỉ hoàn thiện khi có sự hài hòa giữa vẻ đẹp hình thức với vẻ đẹp tâm hồn. Cha ông ta xưa đề cao vẻ đẹp của tính cách, tâm hồn: Cái nết đánh chết cái đẹp. Ngày nay, một số người có quan điểm khác, rằng thời nay mà còn nói đến “vẻ đẹp tâm hồn” là rất lỗi thời, bởi chỉ có cái đẹp hình thức mới là ưu thế để thành công: Cái đẹp đánh bẹp cái nết. Vậy ý kiến nào đủ sức thuyết phục? Tâm hồn con người là tổng hòa của nhiều yếu tố như cảm xúc, nhận thức, lí trí, khát vọng… Người có tâm hồn đẹp là người có tấm lòng nhân ái, bao dung, nhạy cảm trước mọi nỗi niềm của con người. Đó là những con người có ý chí, hoài bão trong sáng; có khả năng thấu hiểu, chia sẻ và nâng đỡ cảm xúc của người khác bằng sự chân thành, hiểu biết và hướng thiện, vẻ đẹp tâm hồn con người được thể hiện qua thái độ, cử chỉ, cách suy nghĩ, cách giao tiếp, cách sử dụng lời ăn tiếng nói, nghệ thuật lắng nghe và biểu lộ cảm xúc…
Đoạn văn về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn – Mẫu 6
Vẻ đẹp tâm hồn là vẻ đẹp của phẩm chất bên trong, là yếu tố tạo nên nét đẹp chân chính của mỗi người. Nuôi dưỡng tâm hồn là điều rất quan trọng và thật cần thiết. Việc làm ấy cần được tiến hành thường xuyên và ngay từ khi còn nhỏ. Mỗi người có thể nuôi dưỡng tâm hồn mình bằng nhiều cách khác nhau: biết lắng nghe sự chỉ bảo của ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo; không ngừng học hỏi để nâng cao vốn sống, vốn hiểu biết; luôn hướng thiện và có tâm hồn đồng cảm với người khác; biết cách sống mình vì mọi người, bản thân không bao giờ vụ lợi và luôn có ý chí vươn lên trong cuộc sống; tránh gây tổn thương cho những người xung quanh; biết chia sẻ niềm vui mà bạn mình vừa nhận được, lời nói đi đôi với việc làm, hành động bên ngoài thống nhất với suy nghĩ bên trong.
để trau dồi thêm vốn từ cho các đoạn văn nghị luận xã hội của mình bạn có thể xem thêm Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về ý chí và nghị lực (12 mẫu) Viết đoạn văn về ý chí nghị lực