Giới thiệu tác giả Nhị Độ Mai
Truyện Nôm khuyết danh, thể lục bát, gồm 2.826 câu (có bản 2.902 câu), xuất hiện khoảng cuối TK XVII đầu TK XIX. Theo một số nhà khảo cứu, tác phẩm này được Lý Văn Phức (1785 – 1849), phỏng soạn từ sách Trung hiếu tiết nghĩa Nhị độ mai truyện của Trung Quốc (Lê Trí Viễn – Hoàng Ngọc Phách). Hiện có các bản Nôm và các bản chữ Quốc ngữ khác nhau, cũng chưa có ai xác định rõ bản Nôm (và bản Quốc ngữ), xuất hiện sớm nhất ở Việt Nam là bản nào và ai là người đầu tiên làm ra.
Chủ đề tư tưởng của Nhị độ mai là thông qua cuộc đấu tranh quyết liệt giữa thế lực chính nghĩa và thế lực phi nghĩa, phi đạo lý để đề cao, bảo vệ quan điểm Trung – Hiếu – Tiết – Nghĩa của Nho giáo trong xã hội phong kiến.
Truyện kể rằng, có viên gián quan tên là Mai Bá Cao, tính trung thực, thanh liêm, thường hay đả kích bọn . gian thần trong triều chuyên trò nịnh hót để được thăng quan, tiến chức, như bọn Lư Kỷ, Hoàng Tung. Vì thế Mai Bá Cao bị bọn này căm ghét và ngấm ngầm tìm mọi cách hãm hại. Khi xảy ra giặc giã ở biên ải, Lư Kỷ, lúc đó là quan Tể tướng, cử hai quan văn là Phùng Lạc Thư và Trân Đông Sơ cầm quân ra trận. Mai Bá Cao liền can vua không nên cử các quan văn đi làm việc của quan võ. Biết chuyện, Lư Kỷ gán cho Mai Bá Cao tội phản nghịch, có ý định trì hoãn việc binh của triều đình. Nhà vua nổi giận và lập tức sai lính chém đầu Mai Bá Cao và cho quân tróc nã cả gia đình họ Mai. Biết tin, vợ Mai Bá Cao vội trốn về nhà em gái ở Sơn Đông lánh nạn. Mai Lương Ngọc, cơn trai Mai Bá Cao cùng người đầy tớ là Hỷ Đồng thì chạy đến nương nhờ ở nhà Hâu Loan là bố vợ chưa cưới để trốn tránh cuộc truy tìm của quân lính triều đình. Không may, Hầu Loan lại trở mặt, định bắt Mai Lương Ngọc nộp cho triều đình. Nhờ Hỷ Đồng đóng giả làm Mai sinh và quyên sinh tại nhà mà Mai Lương Ngọc trốn thoát. Chàng giả dạng là Hỷ Đông hết sức đau khổ, buồn rầu, định tự tử sau được người anh ruột Trần Đông Sơ, lúc này đã bị cách chức, đem về trông coi vườn. Về sau người anh ruột này nhận ra người coi vườn chính là con trai của Mai Bá Cao, bạn thân thiết của em trai mình liền quyết định gả con gái là Hạnh Nguyên cho Mai Lương Ngọc. Dịp ấy lại có giặc giã quấy phá miền biên ải, Lư Kỷ bèn tâu với vua đem Hạnh Nguyên cống cho tướng giặc để tránh cuộc xâm lược của giặc ngoại xâm. Trên đường đưa nàng sang cống giặc, nàng đã nhảy xuống sông tự tử, nhưng được thần cứu sống, rồi vào làm con nuôi nhà họ Châu, kết bạn với con gái nhà này là Vân Anh. Thời điểm này, Trân Đông Sơ lại bị bắt giam. Mai Lương Ngọc và con trai Trần Đông Sơ là Trần Xuân Sinh phải trốn khỏi nhà, không may bị lạc nhau. Mai Lương Ngọc vào giúp việc nhà họ Châu gặp lại Hạnh Nguyên. Còn Trần Xuân Sinh sống lưu lạc khổ sở quyết định nhảy xuống sông tự tử, nhờ được một nhà chài cứu và gả con gái là Ngọc Thư cho. Bỗng có một gã quan đến nhà bắt Ngọc Thư vẻ làm tì thiếp. Trần Xuân Sinh đưa đơn kiện. Chàng gặp một ông để đốc thương tình nhận làm con nuôi đồng thời gả con gái cho. Ngày triều đình mở khoa thi, cả Mai Lương Ngọc và Trần Xuân Sinh đều đổi tên họ ra ứng thí. Mai Lương Ngọc đỗ Trạng nguyên. Trần Xuân Sinh đỗ Bảng nhãn. Bây giờ bọn Lư Kỷ, Hoàng Tung tìm i cách thân thiện với hai vị Trạng nguyên và Bảng nhãn hồng nhờ cậy vẻ sau. Hoàng Tung ép Trần Xuân Sinh lấy con gái Lư Kỷ, nhưng chàng không chịu, liền bị tống giam. Thấy chuyện quá bất bình, các sĩ tử tập hợp nhau lại chặn đánh cho Hoàng Tung, Lư Kỷ một trận tơi bời. Hai tên này hết sức tức tối bèn tâu lên vua. Lập tức vua cho gọi đám sĩ tử vào hỏi tội. Sau khi rổ đầu đuôi mọi chuyện, vua lập tức sai chém Lư Kỷ và trị tội đích đáng bọn tay sai, sau đó ban thưởng cho gia đình họ Mai và họ Trần. Trần Đông Sơ được thăng chức. Mai Bá Cao được truy phong. Mai Lương Ngọc cưới Hạnh Nguyên và Vân Anh. Trần Xuân Sinh cưới Ngọc Thư, Vân Tiên.Hai nhà sum họp hiển vinh.
Nhị độ mai miêu tả cuộc đấu tranh quyết liệt giữa các phe phái trong triều đình, một bên là những kẻ nịnh hót nhà vua, bất chấp đạo lý, có thể làm những việc bất nhân bất nghĩa để bảo vệ quyền lực và vị thế xã hội của mình, một bên là những ông quan chính trực, trọng đạo lý, nghĩa tình. Truyện dài, cấu trúc trùng lặp, tạo ra vẻ phức tạp trong tình tiết câu chuyện, nhưng lại đơn điệu về loại hình tình tiết khiến cho chuyện dài dòng, đôi lúc luẩn quẩn. Tình tiết tự tử rồi được cứu sống, gặp gỡ được khai thác ở nhiều nhân vật. Tính cách nhân vật nghèo nàn, chủ yếu qua lời thuật của các tác giả và các hành động tác giả sắp xếp cho nhân vật thực hiện. Hiện thực trong truyện rất nhiều máng : sự đố kỵ, tranh chấp quyền lực giữa bọn quan lại, giặc giã, loạn lạc, đàn áp, bắt bớ, tù tội… nhưng lại là những cảnh gán ghép để thành chuyện nhiều hơn là đóng Vai trò cái “đinh ốc” trong chỉnh thể cỗ máy theo hư cấu nghệ thuật. Những mảng hiện thực này được chấp nhận tái hiện trong Nhị độ mai và được nhân dân nhớ và kể lại một cách say sưa do chúng đã trở thành ước vọng hành động của quần chúng, trong đó luôn hiện diện mơ hồ khát khao vươn tới cuộc sống có đạo lý, người tốt phải được sống hạnh phúc, kẻ xấu phải bị trừng trị, sống ở đời phải lấy trung, hiếu, tiết, nghĩa làm đầu. Chính đây là lý do khiến cho Nhị độ mai có dáng dấp của Lục Vân Tiên và được nhân dân ưa chuộng. Nhị độ mai dễ đọc dễ kế. Câu thơ lục bát giản dị trừ một ít từ Hán và điển cố.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ , tác giả khác