Tây Tiến

Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng ) Phân tích bài thơ Tây Tiến

 “Quang Dũng”

Chiến tranh đã lùi xa nhưng những ký ức về một thời đau thương nhưng cũng đầy vẻ vang của dân tộc vẫn còn lưu lại. Ngày ấy ,trong hàng vạn bộ đội tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Phá ,có một đoàn quân được đặt tên là “Tây Tiến”. Đoàn quân ấy có nhiệm vụ hành quân lên bảo vệ vùng biên giới Việt Lào cũng như hỗ trợ quân đội Lào tham gia chiến đấu.

Trong cuộc chiến đó có những người đã  vĩnh viễn nằm lại nơi núi rừng Tây Bắc ,có những người vẫn còn sống và chuyển tới những đơn vị khác tiếp tục chiến đấu . “Quang Dũng “ là một trong những người lính may mắn còn sống đó. Một ngày ở đơn vị mới,ngồi nhớ lại chiến trường xưa, đồng đội cũ ông đã viết bài thơ “ Tây Tiến” với những tình cảm vô cùng thiêng liêng và chân thành.Trong đó ,hình ảnh người lính hiện lên bi tráng và đẹp nhất qua những câu thơ:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc .

Quân xanh màu lá dữ oai hùm.”

Những năm 1947 ,đoàn quân Tây Tiến được thành lập.Họ hành quân lên vùng rừng núi phía Tây Bắc bảo vệ vùng biên giới nơi đây. Ở nơi hoang vu,lạnh lẽo của vùng rừng núi,những đồng đội của Quang Dũng  trong đơn vị phải đối mặt với rất nhiều khó khăn ,thiếu thốn.

Thời điểm ấy căn bệnh sốt rét đang hoành hành khắp các đơn vị quân đội của chúng ta. Do địa hình đóng quân sâu trong rừng,muỗi rất nhiều lại thiếu trang bị thuốc men nên dịch sốt xuất huyết ngày càng lan rộng. Để rồi hình ảnh đoàn quân trở thành “đoàn binh không mọc tóc”.Không mọc tóc hay nói đúng hơn là tóc đã rụng gần hết.

Đọc thêm  Văn học trung đại Việt Nam đã hấp thụ mạch nguồn văn học dân gian như thế nào?

Những năm tháng kháng chiến, bộ đội chúng ta thiếu thốn rất nặng nề, chiến đấu trong điều kiện vô cùng gian khổ. Thế nhưng ,tinh thần của người lính không bao giờ bi quan ,lo sợ ,nhụt chí. Bởi họ hiểu rằng đó là hoàn cảnh chung của đất nước lúc bấy giờ. Nếu không vượt qua chút khó khăn đó,không vượt qua được những sự đau đớn của bệnh tật thì liệu rằng có thể đi đến thắng lợi cuối cùng hay không ?

Trong những thời khắc gian khó ,tình yêu Tổ Quốc đã tiếp cho họ thêm sức mạnh và niềm tin sắt son vào thắng lợi của cách mạng .Dù cơ thể có xanh xao gầy mòn vì thiếu ăn đến thế nào đi nữa thì họ vẫn hiên ngang cầm súng tiến vào trận đấu với hình ảnh vô cùng bi tráng “ quân xanh màu lá dữ oai hùm”.Vẫn ngạo ngễ và oai hùng như chúa tể rừng xanh .

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới .

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.”

“Mắt trừng gửi mộng “ hình ảnh liên tưởng thật bay bổng và giàu cảm xúc. Trong rừng hoang sâu thẳm,những ánh mắt người lính vẫn sáng rực và trào dâng niềm khát khao. Họ gửi giấc mộng về bên kia biên giới về viễn cảnh  cuộc chiến sẽ thắng lợi. Rồi một ngày họ sẽ được trở về Thủ Đô yêu dấu. Hà Nội hào hoa và thanh lịch ,thủ đô ngàn năm văn hiến với hoa sữa ngào ngạt ,với những “dáng kiều thơm”.

Đọc thêm  Hình tượng người phụ nữ trong các sáng tác của Nguyễn Du

Ngày trở về ấy sẽ không còn xa nữa đâu. Giữa những khắc nghiệt của cuộc chiến đấu, giữa mong manh sự sống và cái chết ,thì giấc mơ đó thật ngọt ngào và lãng mạn. Giấc mơ càng tươi đẹp bao nhiêu thì hiện thực trước mắt lại tàn khốc bấy nhiêu. Khi những người đồng đội cùng chung chiến hào lần lượt ngã xuống .Nhịp thơ bỗng nhiên sâu lắng:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ.

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.”

Hai câu thơ mang sắc thái cổ điển bao trùm khi tác giả liên tục sử dụng những từ Hán Việt : biên cương, viễn xứ .Điều này mang lại cho người đọc cảm xúc sâu lắng và thiêng liêng .Những người lính đã ngã xuống ở nơi biên cương xa xôi và lạnh lẽo .Họ ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ chỉ mới mười tám ,đôi mươi. Chiến tranh khắc nghiệt ,hôm nay còn sống nhưng mai có thể là chết. Khi lên đường ra trận ,đã thề quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh,thì cái chết đối với họ không có chút gì sợ hãi và lo lắng.

Vì Tổ Quốc gọi tên ,lớp lớp thanh niên xung phong ra trận với tâm thế “Chúng tôi ra đi chẳng tiếc đời mình”.Tuổi xuân này đã lựa chọn vì Tổ quốc,thì bất cứ sự hy sinh nào cũng đáng trân trọng và ngợi ca .Chỉ nặng trĩu một điều khi giấc ngủ cuối đời không được nằm trên đất mẹ yêu thương. Không được về an nghỉ nơi chôn rau cắt rốn. Đọc đến câu thơ này chúng ta cảm thấy xót thương và trân trọng vô cùng cho sự hy sinh cao đẹp của người lính.Các anh đã trở thành bất tử trong trái tim mỗi người Việt Nam.

Đọc thêm  Phân tích nỗi “thẹn" của Phạm Ngũ Lão trong bài thơ Thuật hoài

“Áo bào thay chiếu, anh về đất.

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”

Sông Mã ơi còn nỗi đau nào hơn khi phải tự mình chôn cất những đồng đội. Nơi biên giới xa xôi và lạnh lẽo ấy, các anh ra đi cũng chỉ đơn sơ bằng một manh chiếu mỏng,thậm chí nhiều khi thiếu thốn đến mức manh chiếu cũng không có. Nhưng các anh ra đi giữa vòng tay đồng đội yêu thương ,sự hy sinh của các anh là thiêng liêng ,cao cả .

Yên nghỉ nhé đồng đội ,những người ở lại sẽ thay các anh cầm súng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng .Rồi mai đây dòng sông Mã thân yêu sẽ gầm lên dữ dội,cùng dân tộc quét sạch bóng quân thù. Để Hà Nội yên bình và hoa lệ sẽ trở lại không chỉ trong giấc mơ.

Thơ Quang Dũng là vậy ,giữa bom đạn,đau thương nhưng thơ ông hiện lên vẫn vô cùng lạc quan và lãng mạn. Hình ảnh người lính qua ngòi bút của ông hiện lên bi tráng và hao hùng. Nhớ tới ông ,chúng ta nhớ về TâyTiến ,khúc tráng ca bi hùng và lãng mạn về người lính cụ Hồ.

Scroll to Top