Thuật Hoài Cảm Hoài của Đặng Dung

Phân tích hình ánh tráng sĩ trong Thuật Hoài Và Cảm Hoài

Đề: Hình ảnh tráng sĩ trong văn học Lí – Trần qua hai bài thơ Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão) và Cảm hoài (Đặng Dung).

Dàn ý

  1. Giải thích

– Tráng sĩ: con người có chí lớn, sức mạnh hơn người, có hoài bão lớn.

+ Văn học đời Lý chưa khắc hoạ được hình tượng tráng sĩ.

+ Đến văn học đời Trần: đã có những hình tượng tráng sĩ được phản ánh trong thơ. Chủ yếu đấy là hình tượng chủ quan của tác giả.

Vì: Thời đại nhà Trần có những dũng tướng giỏi, ý thức trách nhiệm. Họ thường tạc dựng trong thơ chí khí làm trai của mình-> xuất hiện nhiều hình tượng tráng sĩ.

– Tiêu biểu là hình tượng tráng sĩ trong Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão và Cảm hoài của Đặng Dung.

  1. Hình ảnh người tráng sĩ trong Thuật hoài và Cảm hoài

2.1. Trong “Thuật hoài”

– Tư thế và tầm vóc phi thường: Hai câu đầu. _

– Khát vọng hào hùng: Hai câu sau.

2.2. Trong “Cảm hoài”

– Con người có khát vọng cao đẹp: Chí chủ… thiên hờ.

– Hình ảnh con người kiên nghị, mạnh mẽ mài gươm dưới bóng trăng Quốc thù… nguyệt ma.

  1. So sánh:

– Điểm chung:

+ Đều có lòng yêu nước, có chí lớn, đều là những con người đáng trân trọng.

– Điểm riêng:

+ Trong Thuật hoài: tráng sĩ gặp thời -> anh hùng. .

+ Trong Cảm hoài: tráng sĩ thất thế -> tâm trạng bi phẫn. .

* Chú ý: Có thể kết hợp hai nội dung 9 và 3.

Bài làm

Nhắc đến triều đại nhà Trần là nhắc đến một trong những triều đại anh hùng nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Sở đi ánh hào quang của thời đại ấy còn chói sáng đến ngày hôm nay là bởi văn học đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của một “người thư kí trung thành”, lưu chụp lại những khoảnh khắc trọng đại của lịch sử, khắc hoạ thành công hình tượng người tráng sĩ… Qua hai bài thơ Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão) và Cảm hoài (Đặng Dung), chúng ta có thể hiểu rõ hơn về điều đó.

Nói đến tráng sĩ, chúng ta thường nghĩ đến hình ảnh người anh hùng nơi chiến trận, không chỉ có sức mạnh hơn người mà còn phải có chí lớn, có hoài bão cao cả. Ở một số truyền thuyết dân gian, hình ảnh này cũng đã xuất hiện, tiêu biểu có thể kể đến các tráng sĩ trong truyền thuyết Thánh Troy và Hi Lạp, gần gũi hơn là Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng… Tuy nhiên, ở các câu chuyện này, hình ảnh người tráng sĩ còn đậm chất hư cấu, phóng đại. Trong văn học thời Lí, hình ảnh này cũng chưa được khắc họa đậm nét. Và có lẽ, phải đến văn học đời Trần, hình ảnh tráng sĩ mới được tái hiện một cách chân thực, gần gũi qua cái nhìn chủ quan của tác giả. Có thể xuất phát từ nhiều lí do khác nhau để lí giải hiện tượng này. Nhưng một điều rất dễ nhận thấy là do thời đại nhà Trần có những dũng tướng giỏi, có ý thức trách nhiệm với triều đình, với vận mệnh dân tộc. Những vị tướng đó thường tạc dựng trong thơ chí khí làm trai của mình. Bởi thế nên, trong thơ văn đời Trần xuất hiện khá nhiều hình tưởng tráng sĩ và tiêu biểu hơn cả có lẽ phải kể đến sự xuất hiện của hình tượng trong Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão và Cảm hoài của Đặng Dung.

Đọc thêm  Tài năng xây dựng nhân vật của Nguyễn Du trong trích Trao duyên - Truyện Kiều

Vén vẹn hai mươi tám chữ ngắn gọn và đây súc tích nhưng chỉ cần vậy thôi cũng đủ để Phạm Ngũ Lão tạc dựng trước mắt người đọc một tượng đài tuyệt đẹp về người tráng sĩ của thời đại mình. Ở hai câu thơ đầu, tác giả đã phác tả một cách ấn tượng tư thế, tầm vóc của bức chân dung kì vĩ:

Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu, “

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.

(Cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu,

Ba quân như hổ báo, khí thế hùng đũng nuốt trôi trâu.)

Nét vẽ đầu tiên Phạm Ngũ Lão dành để tạc dựng tư thế của người tráng sĩ: hoành sóc (cầm ngang ngọn giáo). Đó là tư thế hiên ngang, lẫm liệt, vững chãi, chủ động, sẵn sàng trấn giữ, bảo vệ non sông. Ngọn giáo của tráng sĩ được đặt trong không gian rộng lớn (giang sơn) và được đo bằng thời gian bất tận (kháp kỉ thu), hiển nhiên, chủ nhân của ngọn giáo ấy – người đang thực thi hành động kì vĩ ~- chắc chắn phải là con người có tầm vóc lớn lao. Ngay từ dòng thơ đầu tiên, hình tượng người tráng sĩ đã hiện lên (gián tiếp) với vẻ đẹp lông lộng, át cả vũ trụ bao la.

Đến câu thơ thứ hai, hình ảnh tráng sĩ được tác giả lồng trong hình ảnh của cả một đội quân (tam quân) với khí thế dũng mãnh (tì hổ khí thôn ngưu). Theo đó, sức mạnh phi thường của tráng sĩ như được nhân lên bội phần. Cả quân đội nhà Trần đều là tráng sĩ, đều là anh hùng, quân đội nhà Trần là đội quân tinh nhuệ, thiện chiến, sẵn sàng lăn xả vào bọn giặc giữ khi chúng ồ ạt tràn tới. Sự kết hợp giữa hình ảnh khách quan và cảm nhận chủ quan, giữa hiện thực và lãng mạn đã mang lại cho người đọc một cảm nhận thú vị về hình tượng người anh hùng với vóc dáng hùng dũng.

Tráng sĩ đời Trần không chỉ có sức mạnh phi thường mà còn ôm giữ một khát vọng hào hùng:

Nam nhi vị liễu công danh trái,

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.

(Thân nam nhi mà chưa trả xong nợ công danh,

Thì luống thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.)

Như bao trang nam tử thời phong kiến, tráng sĩ trong Thuật hoài của. Phạm Ngũ Lão cũng mang trong mình một “chí làm trai”. Tâm niệm về món nợ công danh của kẻ trai này đáng quý ở chỗ nó luôn gắn với một ý thức trách nhiệm rõ ràng. Ý thức đó được thể hiện ở tâm trạng day dứt khôn nguôi, lúc nào cũng đau đáu một nỗi niềm còn dang dở: vị  liễu công danh trái. Để rồi kẻ trai ấy lại tự hổ, tự “thẹn” (tu), tự thừa nhận mình còn kém cỏi khi thấy bản thân chưa bằng được Gia Cát Khổng Minh. Dường như người tráng sĩ ấy vẫn chưa thoả với những gì mình đã làm, đang làm cho triều đại, cho dân tộc. Bởi thế nên trong chàng vẫn thường trực nỗi khao khát được hoàn thiện mình, khao khát được cống hiến tận độ cho xã tắc, giang sơn. Nếu như ở hai câu thơ trước, hình tượng người tráng sĩ được khắc tạc bằng tư thế, tầm vóc vũ trụ thì đến hai câu sau này, hình tượng ấy đã được Phạm Ngũ Lão thổi vào một khát vọng tinh thần hào hùng tương xứng. Vẻ đẹp nhân cách hòa quyện với sức mạnh thể chất vô song đã làm nên sự bất tử cho hình tượng tráng sĩ trong Thuật hoài.

Đọc thêm  Nguyễn Trãi

Không khó để nhận ra rằng tướng quân họ Phạm đã tạc dựng chân dung người tráng sĩ của thời đại mình bằng niềm tự hào sâu sắc và hoàn toàn chính xác khi nói rằng trong hình tượng đó có bóng dáng của chính ông. Sinh thời, Phạm Ngũ Lão là một võ tướng tài ba, đóng góp phần không nhỏ cho cuộc kháng chiến chống quân Mông — Nguyên của triều đại nhà Trần. Tư thế, tầm vóc và khát vọng cao đẹp được thể hiện trong Thuật hoài vừa là những hình ảnh của thời đại vừa là cảm hứng sáng tạo của cá nhân Phạm Ngũ Lão và nó đúc kết nên hình tượng tráng sĩ với vẻ đẹp hào mại, tinh anh.

Nếu như đọc Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão), người đọc được ngắm bức tượng đài kì vĩ về người anh hùng chiến thắng thì với Cảm hoài (Đặng Dung), chúng ta lại bắt gặp hình tượng người anh hùng bất đắc chí bởi “sinh bất phùng thời”. Chính bởi “sinh bất thời” nên tráng sĩ mới canh cánh một nỗi niềm uất hận bởi chí nguyện chưa thành:

Thế sự du du nại lão hà?

Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.

Thời lai đồ điếu thành công dị,

Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.

Trí chủ hữu hoài phù địa trục, .

Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.

Quốc thù vị báo đầu tiên bạch.

(Việc đời dằng dặc mà ta đã già, biết làm thế nào?

Trời đất mênh mông đắm trong cuộc rượu hát ca. ‹

Khi gặp thời, người làm nghề hàng thịt, kẻ câu cá cũng dễ thành công,

Lúc lỡ vận, bậc anh hùng đành phải nuốt hận nhiều.

Giúp chúa, những muốn xoay trục đất lại,

Rửa vũ khí không có lối kéo tuột sông Ngân xuống.

Thù nước chưa trả được mà mái tóc đã bạc sớm.)

Xuyên suốt bảy câu thơ đầu là một nỗi niềm bi phẫn, day dứt, uất hận, là nỗi đau đến xót xa vì sự bất lực: tuổi tác, tháng ngày chẳng còn bao lâu mà sự nghiệp lớn chưa thành. (Tất nhiên, nguyên nhân của sự thất bại nằm ở ngoài tài năng và sự nỗ lực của con người.) Nhân vật trữ tình nhìn trời đất, thế sự qua lăng kính của một cốc rượu (uô cùng thiên địa nhập hàm ca), đó là cách nhìn đời bi quan, chán nản thể hiện nỗi buồn lớn và tâm trạng xót xa, bi phẫn đến cùng cực. Ba chữ ẩm hận đa thể hiện sâu sắc nỗi nhức nhối trong lòng nhân vật trữ tình. Người anh hùng lỡ vận không chỉ uống rượu mà còn đang uống hận, nuốt hận vào lòng. Nhưng rõ ràng, dẫu triển miên trong nỗi day dứt nhức nhối của người anh hùng thất thế, lời thơ vẫn thể hiện một hùng tâm tráng chí, một khát vọng lớn lao, cao cả — khát vọng phò vua cứu nước: Trí chủ hữu hoài phù địa trục. Lá tưởng cao đẹp ảó đã tôn vinh hình ảnh vị chiến tướng, nâng người anh hùng thoát lên khỏi ám ảnh bi kịch của mình. Để rồi, khép lại bài thơ không phải là một câu tiếp nối tâm trạng chìm đắm trong suy tư nữa mà là hình ảnh một con người hành động, không cam chịu:

Kỷ độ long tuyền đái nguyệt ma.

(Bao phen mang gươm báu mài dưới bóng trăng.)

Con người kiên nghị, mạnh mẽ mài gươm dưới ánh trăng cũng chính là con người đang mài sắc ý chí, mài sắc tinh thần, quyết tâm đánh giặc trong mình. Hình tượng tráng sĩ hiện lên tuy có phần bi tráng nhưng vẫn lồng lộng một hoài bão lớn lao, cao đẹp.

Đọc thêm  Phân tích bài thơ Từ ấy của “Tố Hữu”

Cũng như Phạm Ngũ Lão, viết Cảm hoài, trước hết Đặng Dung cũng muốn giãi bày tâm sự, nỗi lòng của chính bản thân mình. Hình tượng nhân vật trữ tình trước hết là hình tượng của chính bản thân tác giả. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng nỗi lòng của Đặng Dung cũng chính là nỗi lòng của cả một thế hệ trong một thời đại lịch sử (như Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Biểu…). Chính vì thế, vượt lên trên “cảm hoài” vẫn là hình tượng người tráng sĩ lồng lộng, mang trọn vẹn vẻ đẹp của hoài bão lớn lao.

Như vậy, từ hình tượng người anh hùng gặp thời trong Thuật hoài đến người anh hùng thất thế trong Cảm hoài, chúng ta đã được chứng kiến những chân dung tráng sĩ tuyệt đẹp. Mỗi bức chân dung gắn với một cảm hứng khác nhau, hoặc hào hùng, dũng mãnh, hoặc bi tráng, đớn đau. Tuy nhiên, điểm chung nhất trong hình tượng tráng sĩ ở hai bài thơ chính là ý chí, hoài bão lớn lao và lòng yêu nước sâu sắc. Đó cũng là đặc điểm xuyên suốt hình tượng người tráng sĩ văn học thời Trần.

Sau Thuật hoài, Cảm hoài, văn học Việt Nam còn có sự trở lại của hình ảnh người tráng sĩ. Có dáng dấp trượng phu “dứt áo ra đi” như li khách trong Tống biệt hành của Thâm Tâm:

 Lí khách! Li khách! Con đường nhỏ –

Chí nhớn chưa về bàn tay không?

Thì không bao giờ nói trở lại.

Ba năm mẹ già cũng đừng mong.

Lại có người quyết chí ra đi mà lòng đầy tâm trạng, nỗi niềm:

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dài xao xác hơi may

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đây.

(Đất nước – Nguyễn Đình Thi)

Mỗi hình ảnh mang một giá trị riêng về ý nghĩa tư tưởng và giá trị nghệ thuật tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, dấu ấn thời đại đều được in đậm trong mỗi hình ảnh, hình tượng. Và chính điều đó làm nên vẻ độc đáo, không thể nhoà lẫn của người tráng sĩ trong văn học đời Trần.

Scroll to Top