Ông già và biển cả - Không chỉ là một câu chuyện ra khơi - Review sách

Nguyên lý tảng băng trôi trong tác phẩm Ông già và biển cả

Nguyên lí tảng băng trôi trong tác phẩm Ông già và biển cả: Thông qua hình ảnh ông già quật cường, bằng kĩ thuật điêu luyện, đã chiến thắng con cá kiếm to lớn và hung dữ, nhà văn muốn gửi đến người đọc thông điệp: Hãy tin vào con người, “con người có thể bị huỷ diệt chứ không thể bị đánh bại”, “con người được sinh ra không phải dành cho thất bại”. Hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc săn đuổi con cá kiếm trong tác phẩm là một biểu tượng về vẻ đẹp của ước mơ, hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực.

* Nguyên lý tảng băng trôi trong một tác phẩm văn học là nguyên lí dựa trên cơ sở hiện tượng vật lí, khi một tảng băng trôi trên đại dương, chỉ có một phần nổi trên bề mặt, bảy phần chìm khuất. Đây là cách nói hình ảnh thể hiện yêu cầu đối với một tác phẩm văn học: nhà văn không nên trực tiếp phát ngôn cho ý tưởng mà phải viết giản dị, xây dựng hình tượng có nhiều sức gợi để người đọc rút ra phần ẩn tùy theo thể nghiệm và cảm hứng trước hình tượng.

Đề bài: Phân tích ý nghĩa nguyên lý tảng băng trôi trong tác phẩm Ông già và biển cả của Hê-minh-uê.

Bạn đang xem: Nguyên lý tảng băng trôi trong tác phẩm Ông già và biển cả

***

Bài phân tích đánh giá chi tiết về nguyên lý Tảng băng trôi trong tác phẩm Ông già và biển cả truyện của Hê-minh-uê

Ông già và biển cả (Tác giả: Hê-minh-uê)

Hê-Minh-Uê đã sử dụng một hình ảnh nổi tiếng để nói về phương pháp viết của ông, đó là phương pháp “tảng băng trôi”: 7/8 chìm dưới nước, chỉ 1 phần nổi lên trên cho mọi người nhìn thấy. Hình ảnh ấy chẳng những minh họa cho phong cách Hê-minh-uây mà nó còn đưa ra một cách tóm tắt yêu cầu đối với một áng văn chương thật sự có giá trị, đặc biệt đối với độc giả của thế kỉ XX.

Truyện đòi hỏi một sự đồng sáng tạo tích cực của người đọc. Mỗi người đọc theo các cấp độ khác nhau sẽ khám phá được những tảng ngầm của “tảng băng trôi” – tác phẩm văn chương. Hình ảnh này của Hê-minh-uây thật ra đã được một thuật ngữ lí luận gợi lên: đó là mạch ngầm văn bản.

Dưới vẻ trần trụi, thô sơ, rõ ràng bên ngoài, tác phẩm của ông ẩn giấu những tầng sâu kín, đa nghĩa và đầy chất thơ. Thoạt nhìn, ngôn từ ở đây thường rất ngắn gọn và đơn giản, điều này đặc biệt thể hiện qua một loại ngôn từ mà người ta coi là sở trường của ông, ngôn ngữ đối thoại. Người ta ví lối văn chương đối thoại của Hê-minh-uây với những băng ghi âm hoặc nói đến lối văn điện tín. Đối thoại rời rạc, khó hiểu ấy không đơn giản chỉ hứng thú của nhà văn, mà thường gắn bó với kiểu nhân vật Hê-minh-uây: họ không trần tình, bộc lộ tâm tư mà thường khi lại giấu kín nó.

Muốn hiểu hết đối thoại của nhân vật Hê-minh-uây, nhiều khi phải đọc cả những im lặng và nhập hẳn vào văn cảnh của họ nữa. Huống chi nhà văn thường ẩn mình, không giải thích, bình luận nhiều về nhân vật, nên có những câu đối thoại gần như hoàn toàn thuộc về phần chìm của “tảng băng trôi”.

Phần nổi của “tảng băng trôi” trong “Ông già và biển cả” đó là những gì nhìn thấy được: Văn bản ngắn gọn, đơn giản. Qua lượng ngôn từ hạn hẹp chuyển tải những lớp nghĩa hết sức sâu xa. Nhà văn Macket nhận xét: “Những gì Hêminhuây viết trong khoảng 100 trang sách đó những nhà văn khác có thể biến thành một cuốn tiểu thuyết dày hàng nghìn trang”.

Nhân vật số lượng cũng không nhiều, cũng là tác phẩm đơn giản về hoạt động câu cá cũng là sự giản lược về cốt truyện. Tác phẩm có khoảng 100 trang (khoảng 27000 từ).

Phần chìm của “tảng băng trôi” trong “Ông già và biển cả”. Các tầng ý nghĩa khai thác được. Theo Lê Huy Bắc có 3 cách hiểu về “Ông già và biển cả”:

Đọc thêm  Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa

Đọc tác phẩm theo triết lí về cái bi đát của các nhà văn hiện sinh. Tác giả dường như muốn khẳng định cuộc đời của con người là một cuộc hành trình mệt nhọc và chẳng bao giờ tới đích nên ông lão dù có câu được con cá kiếm, chiến thắng nó cũng chẳng mang được nó vào bờ.

Khi ông lão mang bộ xương vào bờ, người thấy được giá trị của nó là cậu bé cái mà người hướng dẫn viên du lịch không hiểu được. Cái có giá trị với người này lại trở nên vô giá với người khác. “Không phải tôi không muốn bi kịch hóa cuộc đời nhưng mỗi lần ta yên tâm về một việc gì đấy thì đó là dấu hiệu của một dấu hiệu của một sự thảm bại”.

Theo cái nhìn tiến bộ của các nhà phê bình Mácxit: “Đây là cuộc chiến của con người chống lại số phận”. Khi con người nỗ lực phấn đấu thì sẽ không bị khuất phục.

Gs. Phùng Văn Tửu nhận xét “Tác phẩm miêu tả cuộc vật lộn gay gắt của con người với thiên nhiên đầy chân thực từ đó nâng lên thành tầng ý nghĩa thứ 2: nêu bật cái quyết liệt, tàn bạo của đời sống và khả năng chống trả của con người”.

Đặng Anh Đào nhận định “Santiago giống như bức tượng về cuộc đấu tranh của con người hiện đại trên thế giới này”.

Phong Lê lại đánh giá “Ông già và biển cả” ở góc độ tố cáo hiện thực xã hội, xem ông lão như một người lao động cực nhọc, vất vả.

Con cá kiếm là thành quả lao động nhưng lại bị bọn cá mập cướp đi (bọn cá mập đồng nghĩa với bọn tư sản bóc lột người lao động): “Ta có thể thấy đâu đó thấp thoáng bóng dáng một xã hội loài người đầy rẫy những bất công trong loài người với nhau. Trong xã hội ông già đang sống, đất liền kia cũng có bao nhiêu đàn cá mập hung hãn và tham lam không kém. Nó đang ngồi dưng ăn bám, cướp không bao nhiêu của cải, mồ hôi nước mắt của người dân lao động.

Đọc tác phẩm từ góc độ mĩ học

Theo Lê Huy Bắc: Ông lão là nhân vật đẹp (đẹp ở cả ý chí và khát vọng). Bi kịch của cái đẹp: Sự nỗ lực đó không đem lại kết quả gì cả, con cá kiếm rõ ràng là một đối thủ đẹp của ông lão cuối cùng cũng bị chính ông lão tiêu diệt và trở thành chiến tích thảm thương vì không ai hiểu giá trị của nó.

Hành động đuổi theo con cá là hành động thể hiện khát vọng của con người vươn đến cái đẹp, cái lớn lao hơn mặc cho kết quả lại là một bi kịch. “Cái tốt đẹp chẳng bao giờ bền lâu”

So sánh công việc câu cá với nghề viết văn ta cũng thấy được sự tương đồng giữa chúng:

Câu cá cần sức lực, viết văn cần công lao. Mục đích hướng đến một bên là câu được cá, kiếm được tiền còn bên kia là phấn đấu hoàn thành tác phẩm tuyệt vời. Lão đánh cá kì vọng vào một con cá lớn, còn nhà văn chờ đợi một tác phẩm hay, có giá trị. Đôi khi kết quả mang về lại là một bộ xương khô hay một tác phẩm không như ý muốn. Bộ xương cá cũng có người hiểu được (cậu bé Mandoli) cũng có người không (người hướng dẫn du lịch) và công việc viết văn cũng vậy: số người hiểu được đón nhận tác phẩm đôi khi không nhiều bằng số người không hiểu, thờ ơ.

Những yếu tố hỗ trợ cho nguyên lí “tảng băng trôi”

Độc thoại: Tác giả nhường lời cho nhân vật để khắc họa hình tượng nhân vật ngoài biển khơi, thủ pháp nhường lời cho nhân vật. Khi lời độc thoại lấn át lời kể có nghĩa là tác giả để nhân vật tự lên tiếng, tự bộc lộ. “Lão tự nhủ, lão nghĩ, lão cho rằng…” người kể chuyện tỏ ra lạnh lùng, khách quan, không lồng vào đó dòng suy nghĩ nào mà đánh giá, nhận xét chuyển sang phía người đọc.

Đọc thêm  Dàn ý phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca

“Cái đẹp thì chẳng bao giờ tồn tại được lâu”

Nghĩa đen: con cá quá lớn không thể mang lên thuyền và rồi bọn cá mập cũng xơi mất.

Nghĩa bóng: Khi ôm ấp khát vọng quá lớn thì khó có thể thực hiện được.

Đối thoại: Trong tác phẩm lời đối thoại rất ít.

Hình tượng nhân vật: Hai nhân vật chính trái ngược nhau

Ông lão: vừa là người chiến thắng, vừa là kẻ thua cuộc.

Cậu bé Mandoli: gắn với quá khứ đẹp đẽ của ông lão, gợi nhớ về thời trai trẻ của ông lão mạnh mẽ, sôi nổi => là sự tiếp nối của ông lão .

Tính biểu tượng:

Ông lão Santiago: (Sant – ông thánh -> gợi liên tưởng đến chúa Giesu: tay chân trầy xước, rướm máu, lúc thuyền lên bờ ông lão tháo cột buồm nặng nhọc vác trên vai giống biểu tượng chúa trên thánh giá): Ông lão là biểu tượng của con người phi thường chống lại định mệnh.

Con cá kiếm: tượng trưng cho những khó khăn, thử thách của con người, của tự nhiên; Nó là thành quả lao động của con người, là khát vọng lí tưởng của con người, đồng thời là biểu tượng của cái đẹp.

Đàn cá mập: tượng trưng cho những khó khăn, thử thách ngáng trở con đường vươn đến lí tưởng của con người. Nó là biểu tượng của cái xấu, cái tồi tệ, cái đáng lên án. Bọn tư sản chỉ biết cướp bóc không thành quả lao động của người lao động nghèo.

Biển: Một môi trường đầy khó khăn, thử thách. Biển là mẹ thiên nhiên kì vĩ, chứa đựng những khát vọng lớn lao của con người.

>> Phân tích hình tượng ông lão trong Ông già và biển cả để làm rõ biểu tượng con người phi thường trong tác phẩm.

Top 2 bài văn hay nêu rõ ý nghĩa của nguyên lý tảng băng trôi trong Ông già và biển cả

Nguyên lý tảng băng trôi trong tác phẩm Ông già và biển cả – bài mẫu số 1:

Ông già và biển cả - Không chỉ là một câu chuyện ra khơi - Review sách

Qua hình ảnh ông lão đánh cá Xanchiago trong tác phầm “Ông già và biển cả”, tác giả Hemingway là người đề sướng nguyên lý “Tảng băng trôi” để lên án chiến tranh, ca ngợi lao động, con người thời bấy giờ tại đất nước Mỹ.

Nguyên lý bảng tăng trôi là một phương pháp viết văn dựa trên hình ảnh tảng băng trôi (bảy phần chìm và một phần nổi) tức để miêu tả những tình huống, tư tưởng tác phẩm chỉ đề cập đến một phần hiện thực nổi bật, còn bảy phần ý nghĩa còn lại sẽ để cho độc giả tự tìm hiểu, suy nghĩ và sáng tạo theo sở thích, cá tính của mỗi người thông qua những nội dung nhân vật và câu truyện mà tác giả đã xây dựng lên.

Trong đoạn trích trên, sau khi chiến đấu 3 ngày 2 đêm cùng với lũ cá mập, sóng gió đại dương khiến ông lão đã mệt lử nhưng vẫn không chịu buông tay chú cá kiếm to lớn kia. Thậm chí, tuy tuổi cao sức yếu, lại cộng với thời tiết khắc nghiệt, buốt lạnh đã làm ý chí của ông lão muốn từ bỏ, rơi vào thế tuyệt vọng.

Thế nhưng, đằng sau những câu chuyện ấy, ta lại thấy được hình ảnh của một ông lão đã bao năm xông pha, gắn bó với biển cả. Bằng tất cả những kinh nghiệm quý báu, sức lực ông đã chiến đấu vô cùng dũng mãnh cùng với những khó khăn trước mắt. Sóng to gió lớn, hay sức mạnh của lũ cá mập kia cũng không thể làm át đi được sự tinh anh bởi những thị giác, thính giác của ông lão. Tác giả dùng những từ tượng thanh về tiếng chày gãy, ráng bập, khiến cho người đọc có cảm giác như đang tận mắt chứng kiến khung cảnh chiến đấu ấy.

Cùng những độc thoại nội tâm, ta đã thấy được vẻ đẹp và ý chí tuyệt vời của lão Xanchiago. Ông là hiện thân cho những con người lao động bình thường nhưng vẫn luôn miệt mài, chăm chỉ, cố gắng đến giây phút cuối cùng. Đó là biểu tượng cho những khát vọng vĩ đại, bảo vệ thành quả lao động.

Đọc thêm  Văn mẫu lớp 12: Phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân (17 Mẫu) Mị trong đêm tình mùa xuân

Nguyên lý tảng băng trôi cũng giúp người đọc thấy được một kết quả của cuộc sống rằng: những con người tuy bé nhỏ nhưng sức mạnh và ý chí lại vô cùng kiên cường, tuy cuộc sống có rất nhiều gian nan, thử thách, thành quả lao động có thể bị cướp hết, thế nhưng ẩn sâu vào tảng băng ấy là khát vọng to lớn, vượt qua mọi rào cản phía trước để đạt được ước mơ của mình.

Nguyên lý tảng băng trôi trong tác phẩm Ông già và biển cả bài mẫu số 2:

Tóm tắt Ông già và biển cả đầy đủ nhất - Ngữ văn 12 - Cunghocvui

Ơ-nít Hê-minh-uê là nhà văn Mĩ để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây góp phần đổi mới lối viết truyện và tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới. Phong cách của ông giản dị, trong sáng và ẩn chứa nhiều triết kí sâu xa về thế giới tự nhiên, con người, chất liệu sống ấm áp kết hợp với thủ pháp độc thoại nội tâm, tình huống biến hóa căng thẳng, đa thanh, đa nghĩa mà ông gọi là nguyên lí tảng băng trôi.

Đoạn trích “Ông già và biển cả” kể chuyện ông già chinh phục con cá kiếm trên biển cả mênh mông. Câu chuyện thật đơn giản nhưng lại gợi mở nhiều tầng ý nghĩa cho người đọc. Người đọc tự suy ngẫm để rút ra hàm ý sâu sắc sau câu chữ và đồng sáng tạo với nhà văn.

Lớp nghĩa thứ nhất là một cuộc tìm kiếm con cá lớn nhất, hẹp nhất trong đời đi câu của ông già và cuộc hành trình nhọc nhằn, dũng cảm của người lao động trong một xã hội vô tình. Đó là một phần nổi của nguyên lí.

Ở lớp nghĩa thứ hai, chuyện ông già và con cá kiếm không đơn thuần là mối quan hệ giữa một ông lão đi câu với một con mồi mà qua lối độc thoại có tính đối thoại giữa ông già và con cá kiếm, người đọc có thể nhận thấy mối quan hệ lớn hơn: Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên luôn là đối thủ xứng đáng, đó là cuộc chiến không cân sức. Nhưng dù thiên nhiên có hung dữ tới đâu thì con người nhỏ bé, giàu ý chí kia vẫn có thể giành để chiến thắng.

Hình tượng ông già chinh phục con cá là biểu tượng của người anh hùng trên biển cả thôi không khát vọng, ngược lại hình tượng con cá kiếm cũng là biểu tượng kì vĩ cho cái đẹp, cho sức mạnh man dại của tự nhiên. Chiếm lĩnh được nó, con người không chỉ có sức mạnh mà còn có trí khôn, lòng quả cảm mới có thể giành chiến thắng.

Ở lớp nghĩa thứ ba, tùy thuộc vào người đọc đồng sáng tạo, có thể suy rộng ra, đó cũng là thể nghiệm về thành công và thất bại của người nghệ sĩ đơn độc theo đuổi ước mơ sáng tạo, rồi trình bày trước mắt người đời, cũng gặp biết bao sóng gió, cam go như hình tượng ông già đối mặt với biển cả, biển đời. Và trên đường đời của bất cứ ai, người ta đều phải trả giá cho sự thành bại của mình. Nhưng cho dù ở bất kì hoàn cảnh nào, con người vẫn không thôi khát vọng.

Với lớp nghĩa thứ hai và thứ ba này chính là bảy phần chìm trong nguyên lí tảng băng trôi mà nhà văn gửi gắm đến tác phẩm. Người phương Đông gọi đó là tính hàm súc, hàm ẩn, ý tại ngôn ngoại trong văn chương.

——————————————————————-

Đừng quên tham khảo nhiều bài văn mẫu hay lớp 12 khác tại thư mục tài liệu Văn mẫu 12 do Vanmau.com sưu tầm và tuyển chọn. Chúc các bạn luôn học tốt !

Scroll to Top