Đỗ Pháp Thuận - một tăng sĩ tiêu biểu thời tiền Lê

Giới thiệu ĐỖ PHÁP THUẬN (915 – 990)

Đỗ Pháp Thuận - một tăng sĩ tiêu biểu thời tiền Lê

Tiểu sử ĐỖ PHÁP THUẬN

 Đỗ Pháp Thuận, có tên thật là gì, quê quán ở đâu, hiện giờ vẫn chưa biết. Là một nhà sư thuộc thế hệ thứ 10 dòng thiền Nam phương, Đỗ Pháp Thuận sống và hoạt động dưới thời Lê Đại Hành (980 – 1005). Ông là người học vấn uyên bác, có thanh danh về chính trị và có tài ngoại giao, nên được Lê Đại Hành mời làm cố vấn, tham gia giải quyết nhiều việc quan trọng của triều đình. Năm 987, sứ thần nhà Tống là Lý Giác sang nước ta và Đỗ Pháp Thuận đã được cử ra tiếp đón Lý Giác. Cuộc trò chuyện, đối đáp ngoại giao giữa Đỗ Pháp Thuận và Lý Giác hẳn rất thú vị, nên đời sau đã mượn bài thơ Vịnh ngông của Lạc Tân Vương thời Đường, thay đổi đi chút ít rồi gán cho là của Đỗ Pháp Thuận với Lý Giác, làm thành một giai thoại văn học đẹp, khá phổ biến.  Đỗ Pháp Thuận để lại một bài thơ4câu 5 chữ và chính bài thơ đó đã trở  thành tác phẩm mở đầu lịch sử văn học Việt Nam. 

Tác phẩm của ĐỖ PHÁP THUẬN

“Quốc tộ như đằng lạc

Nam thiên lý thái bình

Vô vi cư điện các

Xứ xứ tức đao binh.”

Bài thơ vốn không có đầu đẻ, chúng tôi lấy 2 chữ đầu ở câu thứ nhất để làm tên gọi. Quốc tộ nghĩa là Phúc nước, nghĩa cả bài thơ được hiểu như sau:

“Phúc nước cây leo quấn quýt,

Trời Nam trong cảnh thái bình,

Sống thuận theo lẽ tự nhiên trên cung điện,

Khắp nơi đều chấm dứt đao binh”.

Đỗ Pháp Thuận làm bài thơ Quốc tộ vào năm 981, có lẽ là để trả lời khi Lê Đại Hành hỏi về vận nước. Lúc này là thời kỳ loạn I2 sứ quân đã kết thúc, đất nước ta là một quốc gia thống nhất đang vươn lên mạnh mẽ. Bằng niềm tin tưởng của một trí thức, một nhà thơ hằng quan tâm tới vận mệnh đất nước,

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Tchya

Đỗ Pháp Thuận nhìn thấy tiền đồ vững chắc, lâu dài của đất nước và ông gửi gắm suy ngẫm của mình vào bài Phúc nước. Tuy chỉ có 20 chữ song bài thơ chứa đựng một tư tưởng sâu sắc, một hướng đi cho cả tiến trình văn học về sau. Đó là tiến trình của một nền văn học luôn gắn chặt với những vấn đề có liên quan tới vận mệnh đất nước. Bởi vậy, chỉ với một bài thơ thôi, Đỗ Pháp Thuận đủ có một vị trí trong lịch sử văn học.

Scroll to Top